Phần 2 của bài viết #Branding101 (Những điều bạn cần biết để xây dựng thương hiệu) liệt kê những yếu tố tác động trực tiếp đến giác quan, cảm xúc nhất định bạn phải biết để quá trình định vị thương hiệu đạt hiệu quả như trông đợi.
Chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn có thể vượt xa hơn nếu bạn kết hợp 8 yếu tố cơ bản với các khảo sát về trải nghiệm khách hàng. Hãy thử nghiên cứu và phát triển thêm các yếu tố tác động trực tiếp đến giác quan, cảm xúc của người dùng.
1. Mùi vị
Khi đến Taco Bell, người ta không chỉ mong chờ một món ăn Mexico truyền thống mà là người ta trông chờ vào chính mùi vị mà Taco Bell đem lại. Những món ăn của họ có mùi vị đặc trưng mà bạn chẳng thể tìm thấy ở căn bếp nhà mình hay các nơi khác. Nó đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên thương hiệu của Taco Bell.
Nguồn: 99designs
Một cửa hàng thức ăn nhất quán trong công thức tạo ra các mùi vị đặc trưng sẽ tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng. Bởi khi bạn đói bụng, bạn sẽ không muốn mạo hiểm đến một quán ăn mới toanh đâu, bạn sẽ đến chỗ cũ và thưởng thức những món ăn với hương vị quen thuộc. Yếu tố này không chỉ dành cho các quán ăn. Các sản phẩm kẹo cao su, đồ uống, kem đánh răng cũng cần có một chiến lược trong mùi vị để đẩy mạnh thương hiệu.
Nguồn: 99designs
2. Hương thơm
Nếu bạn đã từng bước vào cửa hàng Abercrombie and Fitch , bạn sẽ ngửi thấy mùi hương đặc trưng nổi tiếng nhất của Abercrombie and Fitch và tương tự với các hãng nước hoa khác cũng thế.
Họ sử dụng hương thơm với một mục đích rõ ràng. Họ tận dụng gian hàng của mình, trưng bày mọi sản phẩm mình có và tận dụng mùi hương tuyệt vời nhất, đắt giá nhất để dẫn dụ khách hàng mua chúng. Hương thơm khiến người dùng ghi nhớ một nhãn hiệu, khi họ ngửi thấy mùi hương đó, họ có cảm giác mình đã đến cửa hàng ấy rồi, những cảm xúc thân thuộc sẽ ùa về.
Nguồn: 99designs
Vào năm 2018, Auntie Anne’s đã chưng cất mùi hương của những chiếc bánh quy thơm ngon của họ thành một loại tinh dầu dành cho những khách hàng nghiện chúng. Hay khu nghỉ dưỡng Disney World có mùi thơm đến mức các công ty bên ngoài đã nghiên cứu và tạo ra các loại nến có mùi y hệt để kiếm tiền.
Nguồn: 99designs
3. Tương tác
Yếu tố tương tác trực tiếp với khách hàng cũng sẽ tạo nên giá trị của thương hiệu. Như cách Chick fil A đã hướng dẫn nhân viên của mình đáp lại lời cảm ơn của khách hàng bằng câu “Đó là vinh dự của tôi”. Một thái độ phục vụ tốt luôn được khách hàng đánh giá cao và chắc chắn họ sẽ trở lại.
Nguồn: 99designs
Việc tạo nên một bộ phận nhân sự đặc biệt trong công ty cũng giúp củng cố tính tương tác của thương hiệu. Nếu bạn mang đồ điện tử đến Best Buy để sửa chữa, thì Kỹ thuật viên hay Bộ phận sửa chữa sẽ không làm việc với bạn. Mà sản phẩm của bạn sẽ được sửa chữa bởi một thành viên của Geek Squad, một nhóm chuyên gia lắp đặt và sửa chữa ưu tú mà bạn chỉ có thể gặp tại Best Buy.
Nguồn: 99designs
4. UX/UI
Trải nghiệm người dùng (UX) và thiết kế giao diện người dùng (UI) là hai yếu tố giúp bạn tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc thương hiệu và đem đến giá trị tích cực cho khách hàng.
Nguồn: 99designs
Với các thiết kế UX/UI, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm đơn giản, trực quan cho người dùng. Bạn có thể biến việc thiết kế UX thành một công cụ giúp khách hàng tương tác trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm của mình, như cách mà Vans đã cho khách hàng thiết kế những đôi giày theo ý thích của họ.
5. Âm thanh
Cũng giống như hương vị, bạn có thể biến âm thanh trở thành một phần bản sắc thương hiệu. Âm thanh bao gồm các tiếng động và các bài hát, hay các đoạn băng được ghi âm, bài phát biểu hay câu nhạc ngắn gọn. Ví dụ như chúng ta đều quen thuộc với âm thanh đi kèm với logo Netflix khi xem phim trên ứng dụng này.
Nguồn: 99designs
Đối với các âm thanh và bản nhạc gốc, bạn có thể đăng ký bản quyền để đảm bảo không ai có thể sử dụng trái phép yếu tố đặc trưng này của bạn. Nhưng nếu đó chỉ là các đoạn nhạc ngắn trong video được đăng tải trên youtube, hay các bài hát của người khác, bạn không thể đăng ký bản quyền cho chúng nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để tạo nên một phong cách riêng.
6. Vị trí quãng bá thương hiệu
Cuối cùng là vị trí bạn lựa chọn để khách hàng có thể đến trải nghiệm sản phẩm. Đó là nơi mà tất cả mọi người đều nhìn thấy sản phẩm của bạn và tác động trực tiếp đến cách họ đánh giá, cảm nhận chúng. Tại sao một số nhãn hàng lại lựa chọn đặt gian hàng trong trung tâm mua sắm và số khác thì lại không? Mọi thứ đều có lý do của nó.
Bạn cũng cần lưu ý tìm một vị trí đặc biệt để treo các bảng hiệu quảng cáo sản phẩm để thúc đẩy doanh thu và tăng độ nhận diện cho thương hiệu. UberPOOL đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo mới lạ khi sử dụng máy bay không người lái để treo các bảng hiệu mini giới thiệu dịch vụ của mình với các tài xế đang tham gia giao thông ở thành phố Mexico.
Nguồn: 99designs
Tóm lại, bạn có thể thấy việc xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là thiết kế một logo đẹp. Bộ nhận diện của bạn phải cân bằng được các yếu tố thiết kế hình ảnh bên ngoài, nội dung sáng tạo, và tương tác người dùng để tạo nên trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Nếu bạn mới bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu, hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ để con đường phía trước trở nên dễ dàng hơn!
Nguồn tham khảo: 99designs.com
Dịch và biên soạn tiếng Việt bởi Arena Multimedia
Có thể bạn quan tâm: