Bắt đầu từ một vị trí trong tổ chức, đặc biệt nếu bạn còn bỡ ngỡ khi bước vào nền công nghiệp thiết kế, bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ mệt mỏi hơn bạn nghĩ ban đầu. Những bí quyết của tiền bối sẽ giúp bạn giảm bớt những thất bại. Bài viết này là một trong những chia sẻ rất bổ ích cho các bạn học chuyên ngành thiết kế nhất là về mảng thiết kế website.
Một trong những trách nhiệm của những người kỳ cựu trong công việc này là hướng dẫn các thành viên mới đồng thời chia sẻ với họ nhưng kiến thức để giúp họ thành công. “Chuyên nghiệp hoá tất cả mọi thứ ngay từ khi bắt đầu”
Đó là lời tổng thống Rutherford B. Heyes đã nói tới. Tôi gần đây đã viết một bài trên Smashing với tiêu đề “Những điều học được trong việc trở thành một nhà thiết kế web chuyên nghiệp“.
Theo cách nhìn đó, chúng ta sẽ khám phá những bài học mà tôi thấy rằng nó luôn đi cùng với nhưng nhân viên nổi trội và thăng tiến trong nghề.
1. Nhà thiết kế website hoà nhập với văn hoá công ty
Mỗi công ty đều khác nhau – khác về chính sách, thủ tục và một văn hoá công ty tương ứng. Các công ty tập chung để đảm bảo rằng các nhân viên mới hiểu chính sách và quy trình, hoà nhập vào văn hoá công ty để tạp thành một sự kết hợp thành công lâu dài – cả trong lẫn ngoài công việc.
Nếu công ty của bạn đang chuẩn bị một sự kiện hay một hoạt động cho nhân viên, hãy nghĩ rằng nó đáng được mong chờ để tham dự. Nó có thể là một bữa tiệc đầy bóng hay một buổi nhậu nhẹt nho nhỏ với vài người làm chung.
Dù bởi cách nào, nó cũng cung cấp một cơ hội để hoà nhập với đồng nghiệp mới và bắt đầu xây dựng những mối quan hệ với người bạn sẽ làm việc lâu dài.
Tại nơi làm việc, quan sát những dự án mà bạn thấy thú vị và cảm thấy rằng bạn có thể đóng góp cho nó. Nó có thể là dự án nhỏ hay một phần của một dự án. Khi bạn tham gia những dự án này, bạn sẽ cảm thấy hứng thú làm việc và chung tay với đồng nghiệp nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho nhóm.
Lúc này, thử thách cho mỗi cá nhân ở những hoạt động này là họ cảm thấy là người ngoài, và miễn cưỡng tham gia vào những sự kiện, kế hoạch của công ty. Cho dù hoàn cảnh nào, bạn cần nhớ rằng việc tham gia các hoạt động chung của công ty là cách tốt nhất để bạn là người của nhóm.
2. Nhà thiết kế website tôn trọng khách hàng
Than phiền về khách hàng thường xuyên được nhắc tới, nhưng điều này không thể tồn tại trong ngành công nghiệp thiết kế web, cho dù bạn là người mới hay chiến binh dày dặn.
Khách hàng có thể là những thử thách, nhưng nhớ rằng khi họ chấm dứt việc đặt câu hỏi, thắc mắc, yêu cầu tức là bạn đang sớm chấm dứt công việc của mình. Chúng ta đang ở đây vì các khách hàng của mình.
Điều này có nghĩa rằng khách hàng luôn ĐÚNG và bạn nên làm bất cứ điều gì để họ mỉm cười và gật đầu. Tất nhiên chẳng ai phục vụ một khách hàng thiếu tôn trọng mình, nhưng bạn cần biết rằng khách hàng sẽ biết họ đang làm việc với ai, và ai là người họ sẽ chỉ nên đặt câu hỏi chứ không bắt bạn làm theo ý mình.
Đúng là khách hàng vẫn đưa ra những quyết định sai, đôi khi câu hỏi của họ có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lúc này là lúc những câu trả lời của bạn chứng tỏ sự chuyên nghiệp và khẳng định rằng họ đã chọn đúng người.
Tôn trọng khách hàng – họ tiếp tục tin tưởng bạn – mọi việc sẽ suôn sẻ. Nếu bạn có lỗi, chân thành nhận lỗi và tìm mọi cách để khắc phục nó. Mọi việc đều tốt đẹp nếu chúng ta tin tưởng lẫn nhau.
3. Nhà thiết kế website đặt câu hỏi
Là một nhân viên mới, bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc. Điều đó khá dễ hiểu, và thực tế nó được mong đợi. Bạn sẽ cảm thấy bạn đang làm phiền người khác, nhưng đặt câu hỏi là cách bạn học và là cách truyền đạt “lệ làng” từ những ma cũ tới ma mới.
Khi bạn nhận việc, các công ty thường tổ chức cho bạn một buổi giống như định hướng và chỉ cho bạn những mục tiêu của công ty, nhưng chỉ vài thông tin bạn có thể hiểu được trong những buổi như vậy.
Thực tế làm việc sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về văn hoá công ty. Với bất cứ vấn đề gì, đừng ngần ngại hỏi đồng nghiệp, họ dễ dàng chỉ cho bạn những vấn đề nổi trội, cách giải quyết. Kiến thức có được từ việc đặt câu hỏi sẽ là cách bạn đi lên trong một tập thể.
Để cân bằng dễ hơn việc này, mỗi khi gặp vấn đề hãy tự giải quyết, nhưng đừng quá lâu. Sau đó hỏi đồng nghiệp của bạn, đồng thời cũng nói ra bạn đã thử giải quyết nó bằng cách nào.
4. Nhà thiết kế website dạy tôi điều gì đó
Tôi là người thường xuyên đọc các chủ đề về những thủ thuật, kỹ thuật và cách thực hiện mới về ngành công nghiệp của mình, tôi dành nhiều đêm và các ngày cuối tuần bên ngoài văn phòng để chuyên nghiệp hoá những kỹ thuật đó.
Khi tôi khám phá một chủ đề hoặc một ý tưởng mà tôi thấy thú vị, tôi thường xuyên chia sẻ nó với những người đồng nghiệp của mình. Và tôi thấy rất vui khi họ cũng làm như vậy.
Khi một đồng nghiệp mới chia sẻ những chủ đề có giá trị hoặc một cách tiếp cận mà tôi không để ý, họ chứng minh niềm đam mê và quyết tâm để trưởng thành trong nghề nghiệp. Điều đó chỉ ra rằng, họ không chỉ học, họ còn dạy người khác.
5. Nhà thiết kế website kiểm tra sản phẩm của bạn
Tôi trân trọng một thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ của họ nhanh chóng, nhưng tốc độ thiết kế không phải là điều quan trọng nhất. Quá thường xuyên sẽ xảy ra việc các thành viên chạy đua chứng tỏ khả năng hữu dụng của họ. Họ gửi những sản phẩm mà không kiểm tra thiết kế và chắc chắn rằng nó hoàn hảo và chính xác.
Kiểm tra sản phẩm thiết kế của bạn trước khi gửi nó tới người quản lý là một việc bình thường, nhưng nó là một trong những vấn đề lớn nhất mà tôi thường nghe thấy từ những người trưởng nhóm và quản lý khác.
Làm việc kiểu bỏ qua một vài yếu tố nhỏ hay một chút lỗi nhỏ nào đó (mà bạn cảm thấy sẽ sửa sau) hay một chức năng chưa được kiểm tra đầy đủ là nguyên nhân khiến những người trưởng nhóm đau đầu. Thà bạn làm chậm thiết kế hơn một chút và xem kỹ lại để các lỗi có thể được khắc phục, lúc này người quản lý của bạn sẽ rất hài lòng.
6. Sử dụng thời gian thông minh trong thiết kế
Thiết kế web không phải là công việc 9h tới 5h chiều. Đôi khi, những cảm hứng hoặc một suy nghĩ bất chợt tới vào lúc cuối ngày. Nếu bạn kết thúc vào chính xác 5h chiều, bạn sẽ mất đi những khoảng khắc loé sáng mà bạn mới có. Cho dù deadline của nhiệm vụ là cố định, thì một ngày làm việc không phải lúc nào cũng kết thúc lúc 5h chiều.
Suy nghĩ về thời gian có nghĩa là cân bằng công việc chung và việc cá nhân của bạn. Đừng đốt cháy bản thân bằng việc nỗ lực để trở thành một siêu nhân thiết kế có thể giải quyết hết mọi thứ.
Người đồng nghiệp thành công nhất mà tôi đã làm việc chung trong nhiều năm đã luôn tìm ra cách để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
7. Làm việc dựa trên kỹ năng giao tiếp
Đáp lại những câu hỏi và trả lời yêu cầu từ khách hàng có thể khiến bạn hết thời gian làm việc. Thực tế, một số ngày tôi cảm thấy mình chỉ dành thời gian để trả lời email. Người quản lý muốn những người khác trong nhóm cùng chia sẻ trách nhiệm giao tiếp – nhưng họ cần chắc rằng sự giao tiếp không gặp vấn đề vì kỹ năng kém.
Bất cứ lúc nào bạn đang trả lời các câu hỏi từ khách hàng, trình bày ý tưởng thiết kế trong một cuộc họp hay một buổi brainstorming với đồng nghiệp, truyền tải thông điệp thiết kế của bạn theo cách mà công ty mong muốn cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này sẽ nâng cáo giá trị bản thân của bạn và giúp bạn có thêm những trách nhiệm mới trong việc thiết kế.
8. Tham gia cộng đồng thiết kế web
Cộng đồng thiết kế web hiện tại phát triển một cách đáng kinh ngạc, bạn có thể thành một thành viên thiết kế trong số đó. Dựa trên nơi bạn sống, bạn có thể tham gia những buổi gặp mặt, sự kiện liên kết, hội thảo và những sự kiện khác. Chúng ta đang có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và niềm đam mê với ngành công nghiệp thiết kế web này.
Tham dự những sự kiện thiết kế trên sẽ khiến bạn cảm thấy là một phần của công đồng web, giúp bạn tạo liên kết với những người trong nghề thiết kế và ảnh hưởng tốt với công ty của bạn.
Với việc tham gia những sự kiện như vậy, người quản lý nhận ra bạn đang truyền đi những tín hiệu tích cực từ công ty.
9. Giữ thái độ tích cực
Điều này có vẻ dễ dàng để làm theo, nhưng giữ một thái độ tích cực là một thách thức lớn.
Là một thành viên mới, không nghi ngờ gì, bạn sẽ có lúc không chắc về những gì sẽ làm sắp tới hay bạn sẽ thể hiện ra sao. Điều này có thể gây stress, còn stress thì gây ra những phản ứng tiêu cực. Hãy chiến đấu với những suy nghĩ tiêu cực – Luôn tích cực.
Nhìn mọi thứ đơn giản với thái độ tích cực xem ra không hề đơn giản. Nhưng một thái đó tích cực sẽ đối mặt với thử thách tốt hơn, và nó khuyến khích người khác trợ giúp bạn, chẳng ai muốn làm việc với một người hay bi quan.
Luôn tích cực và vui vẻ với công việc của mình là những yếu tố rất quan trọng của thành công.
10. Đam mê
Nhiều năm trước đây, tôi có một người sếp, bất cứ khi nào công việc đầy căng thẳng hoặc có thử thách, anh ta lại nói “Tốt thôi, đó là lý do tôi trả công cho anh ở đây. Nếu nó nhẹ nhàng thì đã không phải công việc.”
Tôi không đồng ý với quan điểm này. Vâng, hầu hết chúng ta làm việc cả ngày vì một khoản tiền được nhận hàng tháng. Những không có nghĩa bạn không thể yêu thích công việc của mình
Những người thành công nhất mà tôi có hân hạnh làm việc cùng trong nhiều năm qua luôn luôn đam mê công việc của mình dù họ ở đâu. Cuộc sống thì ngắn ngủi. Vì vậy hãy có niềm vui trong công việc – và nếu bạn không cảm thấy thế, hãy cân nhắc nhảy việc.
Nguồn: eureka
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!