Sự sáng tạo xảy ra trong giai đoạn nhận thức của tư duy. Khi mà tri giác và các khái niệm đang được hình thành từ những yếu tố tạo nên chúng và cũng là giai đoạn chúng thay đổi. Sự kết hợp ngẫu nhiên những yếu tố này sẽ tạo ra những khái niệm mới.
Cùng Arena Multimedia khám phá bí mật của sự sáng tạo nào!
Thiên tài đơn giản chỉ tạo ra nhiều ý tưởng hơn chúng ta. Cách thức tư duy sáng tạo của thiên tài thường dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Và từ những nguyên tắc đó, họ có những chiến lược độc đáo để tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho vấn đề của mình.
Một trong những chiến lược đó là :
Sáng tạo: kết hợp mới từ những yếu tố ngẫu nhiên và rời rạc
Các thiên tài sáng tạo thường tìm cách chia nhỏ vấn đề thành các nhân tố riêng lẽ và với mỗi nhân tố như vậy sẽ bao gồm những đặc điểm cụ thể. Và tìm cách kết hợp chúng một cách ngẫu nhiên giống như trò chơi tổ hợp. Họ luôn ấp ủ những kết hợp sáng tạo mới mẻ, họ có thể bỏ đi các ý tưởng sáng tạo đã được chấp nhận là có thể xảy ra và tưởng tượng ra những điều hoàn toàn có thể xảy ra khác.
Những cái đầu kỳ quái và những bức tranh biếm họa nổi tiếng của Leonardo da Vinci được tạo ra bằng cách kết hợp ngẫu nhiên từ các đặc điểm tương ứng với các bộ phận. Ông chia khuôn mặt thành 5 yếu tố: Đầu, Mắt, Mũi, Miệng, Cằm. Liệt kê những đặc điểm tương ứng với mổi yếu tố. Ví dụ như Mắt: Lồi, Trũng, Ốc, Lác, Tròn, Xếch.. Sau đó, ông kết hợp 5 đặc điểm tương ứng bất kỳ vào tạo ra một khuôn mặt mới hoàn toàn.
Sáng kiến trong việc giải quyết vấn đề bao gồm việc xây dựng một lượng lớn những kết hợp khác nhau và khả năng lựa chọn từ đó những kết hợp có ích nhất.
Để áp dụng kỹ năng sáng tạo của Leonardo da Vinci, bạn có thể theo 5 bước sau:
1. Lựa chọn các đặc điểm hoặc chiều hướng. Bạn có thể chọn nhiều bao nhiêu tùy thích. Nhưng ít nhất nên là ba hoặc bốn
2. Liệt kê nhiều hết mức có thể những biến đổi có thể cho mổi đặc điểm
3. Nối ngẫu nhiên một hay nhiều biến đổi ở mổi cột với một hay nhiều biến đổi ở các cột khác
4. Đưa những kết hợp ngẫu nhiên này thành những ý tưởng mới
5. Tiếp tục thử những kết hợp khác nhau
Ví dụ bạn đang chuẩn bị cho một dự định kinh doanh về sách và bạn liệt kê các đặc điểm như sau:
Nối Sách dạng tờ rời, Ebook với chức năng giải trí và giáo dục trên Mobile, Internet và Lap sẽ cho ra một ý tưởng về việc tạo ra một Club sách chuyên cắt ghép, chỉnh sửa những cuốn truyện, sách hay thành những nội dung sáng tạo nhỏ rồi ghép lại thành những câu truyện, quyển sách hoàn toàn lạ những vẫn có ý nghĩa. Để đem lại một kho tài liệu mang tính giáo dục và giải trí cho sinh viên,hoc sinh trên các thiết bị đọc sách của Mobile và Lap. Đồng thời khuyến khích các sinh viên, học sinh tham gia vào việc ghép sách để gia tăng hiểu biết cũng như khả năng sáng tạo thông qua hoạt động của Club sách này.
Nối Ebook với chức năng thông tin, tài liệu để cung cấp dịch vụ thông tin cho sinh viên và kinh doanh sẽ cho ra một ý tưởng về ngân hàng dữ liệu điện tử trên Internet.
Đó chỉ là khâu phát thảo một vài ý tưởng xuất hiện trong quá trình bạn liệt kê và kết nối những nhân tố lại với nhau. Và liệu ý tưởng có hiệu quả hay không thì còn phải qua một khâu nhận xét, thử nghiệm và đánh giá.
Sáng tạo: kết hợp những từ khóa
Nhà toán học xuất sắc người Pháp Jacques Hadamard – người tìm ra định nghĩa cơ bản về số học – đã lập luận rằng những phát minh, bao gồm cả những phát minh toán học, đòi hỏi có sự khám phá những sự kết hợp ý tưởng không bình thường nhưng hiệu quả. Và để tìm ra sự mới lạ như vậy, cần phải được vô số những kết hợp ngẫu nhiên. Từ đó tạo ra những ý tưởng khác biệt và nổi bật hoàn toàn.
Và để tạo ra được những kết hợp ngẫu nhiên thì bạn cũng phải dùng những thứ ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình giải quyết vấn đề của bạn.
Một trong những phương pháp hổ trợ cho quá trình này là bạn nên chuẩn sẵn một danh sách gồm những tấm thẻ. Mổi tấm thẻ ghi một từ khóa bất kỳ. Bỏ tất cả vào trong một chiếc hộp hoặc ghi vào một xấp giấy mà bạn có thể rút chúng một cách Random.
Ví dụ như ta có các từ khóa trong bảng sau:
Bất cứ khi nào bạn cần suy nghĩ về một vấn đề nào đó, rút ngẫu nhiên một vài tấm thể bất kỳ. Với mổi tấm thẻ, liệt kê tất cả những yếu tố liên quan mà tấm thẻ đó gợi lên trong suy nghĩ của bạn. Nhớ ghi hết tất cả mọi ý nghĩ của bạn dù đôi lúc nó chẳng liên quan gì tới chủ đề của tấm thẻ đó.
Đọc qua một lượt và tận dụng khả năng liên tưởng của bạn để nối những yếu tố ban đầu mà bạn đã liệt kê một cách ngẫu nhiên thành những ý tưởng mới. Tiếp tục cho đến khi bạn đạt được ý tưởng mong muốn.
Thậm chí, bạn có thể sử dụng chính nội dung những bài hát, những tiêu đề của một bài báo bất kỳ hoặc bất cứ thứ gì trong tầm nhìn của bạn, để đưa vào trong quy trình này như là tên của những từ khóa. Việc làm này sẽ tạo ra được những yếu tố bất ngờ trong quá trình tư duy và có thể sẽ đem lại những ý tưởng đột phá.
Sáng tạo: áp dụng vào Teamwork
Và tất nhiên là bạn không thể lúc nào cũng hoạt động một mình nên mình sẽ trình bày một cách sử dụng phương thức này cho nhóm của bạn.
Sáng tạo: SIL
SIL là một trong số những kỹ năng tư duy do học viện Batellle tại Frankfurt – Đức – phát triển. Đây là một công cụ hổ trợ cho hoạt động của nhóm trong việc tìm ra ý tưởng để giải quyết vấn đề. Để áp dụng kỹ năng này cho nhóm, bạn sẽ làm như sau:
Mỗi cá nhân trong nhóm lặng lẽ viết ra ý tưởng của mình (Quy trình cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc tạo ý tưởng và quy tắc kết hợp ngẫu nhiên các yếu tố)
Hai thành viên trong nhóm đọc to một trong số những ý tưởng của họ
Những người còn lại cố gắng hòa nhập hai ý trên thành một
Thành viên thứ ba đọc to ý tưởng của mình và nhóm tiếp tục kết hợp nó với ý tưởng ở bước thứ 3
Tiếp tục lặp lại quy trình cho đến khi đưa ra được giải pháp cuối cùng. Nếu không thể hòa hợp tất cả các ý tưởng thì cũng có thể dừng lại ở ý tưởng kết hợp được nhiều nhất và sáng tạo nhất. Quy trình này đòi hỏi khả năng hiểu, nắm bắt và tư duy cực nhanh của người trưởng nhóm. Và sự đồng thuận của tất cả các thành viên còn lại.
Thử xem sao nào, các bạn học viên của Arena!!
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!