Cụm từ “3D” đã rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Xem phim 3D cũng là sở thích của rất nhiều bạn trẻ. Thực chất phim 3D là gì? Nó đã được làm ra như thế nào? Nó khác gì với phim 2-D truyền thống? Phim “giả” 3-D khác với phim 3D “xịn” ở điểm nào? Hãy cùng Arena Multimedia tìm hiểu kĩ hơn về trào lưu này nhé.
1. Khái niệm về phim 3D
-
3D là gì?
Như nhiều người đã biết, 3D thực ra là tên viết tắt của từ 3 Dimension (3 chiều). Kỹ thuật 3D mà người ta vẫn sử dụng một cách phổ biến hiện nay thường đi liền với khái niệm “đồ họa 3D”.
Kỹ thuật này lần đầu tiên được biết đến trên màn ảnh vào năm 1995 với bộ phim hoạt hình nổi tiếng Toy Story (Thế giới đồ chơi) của hãng Walt Disney. Bộ phim này đã mở ra một thời kì mới cho thể loại phim hoạt hình không chỉ với những hình ảnh đẹp hơn, sinh động hơn, “ăn đứt” khi so sánh với các bộ phim hoạt hình 2D truyền thống, mà còn dần làm xoá nhoà đi khoảng cách giữa những hình ảnh “thật” và “giả” trên phim. Có thể kể đến một số bộ phim nổi bật cho thể loại 3D này như Shrek, Finding Nemo, The Incredibles, Happy Feet, Surf’s Up… hay gần đây nhất là Wall-E và Up.
Toy Story 3D
Tuy nhiên, dường như chưa cảm thấy thoả mãn với những gì đã có, các nhà làm phim vẫn quyết tâm mang đến cảm giác thật hơn cho người xem, muốn khán giả có thể tương tác được với bộ phim, tạo cảm giác giống như là được sống trong phim vậy. Vì lẽ đó mà công nghê Real 3D – không gian ba chiều “thật” đã ra đời.
-
Sự khác biệt giữa phim 2D và 3D
Khác với công nghệ phim 3D trước kia, vốn chỉ là những phim hoạt hình có các hình khối được dựng trong không gian ba chiều, nhưng nó vẫn bị giới hạn bởi không gian phẳng (2D) của màn hình, thì công nghệ Real 3D làm cho người xem có cảm giác như những hình khối đó hoàn toàn thoát ra khỏi màn hình. Điều này khiến cho hình ảnh trên phim trở nên sâu và thật hơn rất nhiều.
Phim 3D House of Wax ra đời từ năm 1953.
Bộ phim được coi là làm theo công nghệ 3D đầu tiên đã ra đời vào năm 1953. Đó là bộ phim House of Wax của đạo diễn người Mỹ gốc Hungari, André de Toth. Nhưng chỉ đến cho tới khi bộ phim hoạt hìnhChicken Little (2005) của hãng Walt Disney đạt được những thành công rực rỡ (thu về gần 100 triệu USD chỉ trong tháng công chiếu đầu tiên) thì công nghệ Real 3D mới được các nhà làm phim chú ý đến.
Nhận thấy tiềm năng lợi nhuận khổng lồ, Hollywood đầu tư mạnh vào phim 3D. Các phim hoạt hình 3D như Ice Age 2, Shark Tale, Madagascar đạt doanh thu cao. Liệu phim 3D người đóng có thành công?
Phim Avatar của James Cameron: Đột phá trong kỹ thuật 3D
James Cameron, đạo diễn lừng danh, đã ấp ủ dự án Avatar trong 11 năm và sử dụng kỹ thuật quay phim 3D tiên tiến để tạo nên một trang sử mới cho điện ảnh.
Ống kính hoành tráng giúp quay phim Avatar
Kỹ thuật 3D dựa trên nguyên lý tạo ảnh ba chiều từ hai mắt, giúp người xem cảm nhận được sự sống động của hình ảnh. Tuy nhiên, những người có tật về mắt sẽ khó có thể thưởng thức được phim 3D do kỹ thuật này dựa vào sự tổng hợp ảnh từ hai mắt.
2. Kỹ thuật quay phim 3D
Cách thức quay phim 3D
Vậy một bộ phim 3D sẽ được quay như thế nào? Đầu tiên, như đã biết, người ta sẽ sử dụng một camera khổng lồ trang bị hai ống kính lệch pha (một dành cho mắt trái và một cho mắt phải) để ghi hình cùng lúc từ hai góc nhìn, trên hai cuốn phim khác nhau.
Trong phòng chiếu, hai máy chiếu sẽ hiển thị hai hình ảnh khác nhau dành cho mắt trái và mắt phải. Khán giả cần đeo kính đặc biệt để nhận diện hình ảnh 3D. Kính này sử dụng tín hiệu hồng ngoại để luân phiên che một bên mắt, tạo hiệu ứng 3 chiều sống động.
-
Công nghệ 3D phổ biến hiện nay
Đạo diễn James Cameron sử dụng ba màn ảnh rộng và sáu máy chiếu để tạo ảo giác 3D hoàn hảo trong Avatar. Kỹ thuật này đắt đỏ nên phim “giả 3D” được phát triển để tiết kiệm chi phí.
3. Phim 2D convert 3D như thế nào?
Để chuyển một bộ phim 2D thành 3D trước tiên người ta phải xác định độ sâu của ảnh và đối tượng mình định làm, xem cái nào sẽ đặt trước, cái nào đặt sau, chỗ nào cần nổi lên và chỗ nào sẽ phải chìm xuống.
Sau đó người ta sẽ cắt ảnh và kéo dãn bóng về bên phải cảnh nền nhằm để tạo ra hình ảnh dành cho mắt trái, rồi tương tự lại sao chép hình ảnh đó nhưng kéo lệch về bên trái để tạo ra hình ảnh cho mắt phải. Khoảng giữa hai hình ảnh này, người ta sẽ chèn vào đó các hình ảnh tổng hợp dạng hình khối và phải làm như thế liên tục 24 lần/giây mới tạo được hình ảnh nổi.
-
So sánh các công nghệ 3D: Dolby, RealD, Imax 3D, Anaglyph
Chuyển đổi phim 2D sang 3D tốn kém và đòi hỏi nhiều chuyên gia vi tính. Phim “giả 3D” tuy rẻ hơn nhưng không thể so sánh với 3D thực sự.
Công nghệ 3D phổ biến:
- Real D: Hai máy chiếu đồng bộ, phân cực, tạo hiệu ứng nổi 3D. Giảm độ sáng phim.
- Dolby: Dễ lắp đặt, chiếu trên màn hình trắng, kính tái sử dụng.
- Imax 3D: Dành cho rạp Imax, màn hình vòm khổng lồ.
- Anaglyph: Dùng cho rạp chiếu phim tại gia, kính phổ biến.
Nguồn: Kenh 14