Khái niệm “Concept Art” là một thuật ngữ để chỉ sự chuyển đổi những ý tưởng, suy nghĩ trừu tượng thành những điều cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó thường đại diện cho những hình ảnh nghệ thuật trong quá trình phát triển trò chơi điện tử hay phim ảnh, mà quy trình này sẽ xác định những ý tưởng cho quy trình sản xuất cuối cùng. Concept Art đóng vai trò vô cùng quan trọng, và để hiểu thêm về thuật ngữ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Định nghĩa Concept Art
Concept Art được gọi là giai đoạn tiền sản xuất khi được dùng trong ngành nghệ thuật làm phim ảnh và trò chơi điện tử. Đây là khâu trung gian chuyển tải ý tưởng từ nhà biên kịch, người sáng tác kịch bản thành những bản vẻ cơ bản hoặc hoàn chỉnh. Giai đoạn này, cũng là một phần được đầu tư lúc đầu cho quy trình sản xuất, để đảm bảo được hướng đi và kế hoạch trước khi tiếp tục những bước tiếp theo. Trong trường hợp Concept Art không đạt yêu cầu, hoặc không phù hợp với những quy trình tiếp theo, thì người đạo diễn buộc phải hủy bỏ và làm lại. Đạo diễn cần phải đảm bảo thành quả cuối cùng đồng nhất với ý tưởng ban đầu.
Concept Art là giai đoạn tiền sản xuất
Tuy nhiên, một Concept Art tốt không nhất thiết phải có một hình ảnh minh họa đẹp lộng lẫy. Concept Art bao gồm 2 thành phần chính: “Concept” có các ý tưởng hoặc những câu chuyện về chủ để cụ thể mà có liên quan tới nội dung kịch bản. Và “art” thì diễn tả khái niệm “concept” với với những thiết kế thẩm mỹ và hướng đến mục tiêu đối tượng của quy trình sản xuất. Do đó, Concept Art là tốt nhất khi nó có thể cung cấp giá trị giải trí cao nhất cho quy trình sản xuất cuối cùng.
Những kỹ năng cần có trong Concept Art
Những kỹ năng cần thiết chung sau đây sẽ giúp cho hoàn thành tác phẩm của Concept Art, nhưng thế mạnh của mỗi kỹ năng thì khác nhau giữa những người nghệ sĩ (Concept Artist) khác nhau và sự độc đáo của từng nghệ sĩ làm Concept Art.
Ý tưởng Concept (Concept Idea)
Truyền tải concept (khái niệm, nội dung) có thể được thực hiện theo nghĩa đen, bằng lời nói hoặc bằng sự quan sát. Đôi khi, những ý tưởng thô sẽ được đưa ra và các nghệ sĩ có trách nghiệm cải tiến và phát triển những ý tưởng concept này. Điều này đòi hỏi những sự hiểu biết sâu sắc về những chủ đề cụ thể, và độ hiểu rõ cái nhìn của khán giả. Người nghệ sĩ thông thường cần phải có kiến thức tốt về tất cả mọi thứ, đặc biệt là khoa học và lịch sử. Do đó, cái nhìn phong phú của người nghệ sĩ về cuộc đời thường cho ra những ý tưởng tốt.
Những ý tưởng tốt là điều quan trọng trong Concept Art
Thiết kế
Thiết kế đến từ những vốn kinh nghiệm và hiểu biết của nghệ sĩ, nó cần phải phù hợp với concept. Các nghệ sĩ phải thể hiện những cảm giác và cái nhìn cho phù hợp với khán giả, nhưng đồng thời cũng đúng với những yêu cầu thiết kế ban đầu, thông qua những đường nét, hình dạng, màu sắc và các yếu tố khác.
Thiết kế Concept Art (by feng zhu vehicle)
Phác thảo (Sketch)
Đây là bước đầu tiên sau khi các nghệ sĩ đã nắm bắt được ý tưởng và có những sáng kiến cho riêng mình. Nghệ sĩ có thể sử dụng bất kỳ loại dụng cụ gì cho bút chì, bút vẽ, bản phác thảo, bản vẽ vi tính kỹ thuật số, phương tiện truyền thông hỗn hợp,… miễn là những concept được thể hiện và truyền đạt một cách hiệu quả nhất, với khung thời gian ngắn nhất có thể.
Phác thảo là bước đầu tiên khi đã nắm bắt được ý tưởng trong Concept Art
Trình bày (Presentation)
Không giống như những công việc khác đơn thuần trong văn phòng, nghệ sĩ thể hiện hết những ý tưởng và lời giải thích của mình lên những bản vẽ, bao gồm hình thức, ánh sáng, tính cách, sắc thái,…của đối tượng. Tùy theo thời gian khác nhau mà sự chi tiết trong phần trình bày khác nhau.
Phân nhóm trong Concept Art
Có rất nhiều nhóm nhỏ về những lĩnh vực khác nhau trong Concept Art:
– Thiết kế sinh vật/ loài vật/ nhân vật (Character/Creature Design): cấu tạo cơ thể, thời trang, nguồn gốc, lịch sử văn hóa, tính cách, các vương quốc động vật, thói quen, lối sống… Tất cả đều có ích cho những nhân vật và sinh vật được thiết kế riêng.
Thiết kế nhân vật trong Concept Art (by Cole Eastburn)
– Thiết kế môi trường (Environment Design): là những điều liên qua đến hiệu ứng thời tiết, điều kiện môi trường và ảnh hưởng của nó, khoa học nói chung, sự tiên tiến của ánh sáng,… tất cả được nhìn theo phong cách riêng.
Thiết kế môi trường Concept Art (by James Paick)
– Nghệ thuật chính (Key Art): Sự inh họa những góc quay cụ thể hoặc những khung cảnh cho quy trình sản xuất như sự chiếu sáng, tâm trạng, màu sắc, góc,… Do đó, các nghệ sĩ cần phải có những kỹ năng minh họa tốt cũng như tốc độ nhanh, sự hiểu biết về điện ảnh, nhiếp ảnh, thiết lập ánh sáng, stagging và các loại khác,…
Key Art (Nghệ thuật chính) trong tác phẩm của Maciej Kuciara
– Thiết kế đạo cụ (Props/ Vehicle Design): Đôi khi có những thiết bị như xe, máy, … cần phải có những thiết kế giải thích sự di chuyển và cách thức hoạt động kèm theo. Và cho dù là đối tượng vô tri vô giác, việc thiết kế cũng cần những chất liệu phụ thêm để thể hiện được vẻ đẹp.