Là gương mặt mới của làng phim hoạt hình thế giới nhưng hãng Pixar đã gặt hái được rất nhiều thành công. Được sáng lập vào năm 1979 như là một nhóm đồ họa và là một phần của Lucasfilm trước khi nhà đồng sáng lập Apple là Steve Jobs giành được vào năm 1986.
Sau đó vào năm 2006, Pixar được Walt Disney mua lại. Hãng đã giành được 24 giải Oscar, 6 Quả cầu vàng, 3 giải Grammys và nhiều giải thưởng khác về thành tựu. Tổng doanh thu của Pixar trên toàn thế giới là 5,5 tỉ đô la và được đánh giá là một trong những hãng phim thành công nhất mọi thời đại.
Bắt đầu bằng Toy Story vào năm 1995, tính đến này Pixar đã cho ra đời 11 bộ phim hoạt hình. Bộ phim thành công nhất của Pixar là Toy Story phần III ra mắt hè năm nay với doanh thu 1 tỉ đô la trên toàn thế giới. Vì sao một xưởng phim chỉ mới được hình thành những đã trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của điện ảnh Hollywood? Chúng ta sẽ đến với 6 bí mật thành công rất đơn giản của những nhà lãnh đạo Pixar.
1. Đổi mới
Pixar được thành lập từ những năm đầu tiên của kỷ nguyên dựng phim hoạt hình trên máy tính, công ty khởi đầu với công việc phát triển phần mềm đồ họa máy tính. Một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Pixar là Ed Catmull, một huyền thoại trong lĩnh vực đồ họa với công trình giải quyết được 3 vấn đề trong lĩnh vực đồ hoa.
Ông đã tìm ra cách tạo nên một cỗ máy có thể kết cấu các vật thể và sắp xếp cách vật thể này một cách hợp lý trong không gian 3D.Ngoài ra, ông còn tìm ra cách chèn các chi tiết vào một vật thể 3D bằng cách phủ một hình ảnh 2D lên trên và tạo một hình khối cong trên một mặt phẳng được chia nhỏ. Tất cả những thành tựu trên được Ed tìm ra vào những năm 80 khi ông còn làm việc với những công cụ máy tình cực kỳ thô sơ.
Catmull được mọi người nhìn nhận với vai trò nhà sáng lập quan trọng nhất của Pixar bởi nếu như không có những thành tựu của ông thì Pixar sẽ không bao giờ có thể biết đến thành công ngày hôm nay mà sẽ chỉ là một công ty phần mềm nhỏ bé.Quyết định chuyển hướng của Catmull và John Lasseter nhằm vào hoạt hình đã mang tới cho khán giả năm châu một hãng phim hoạt hình danh tiếng được khán giả biết đến với tên gọi Pixar.
Phim Toy Story 3
2. Bạn không cần phải là một thiên tài để tham gia Pixar
Cả 3 nhà sáng lập nên Pixar bao gồm Ed Catmull, John Lasseter và Steve Jobs đều là những người rất thông minh, họ hiểu rõ sức mạnh của sự sáng tạo hơn ai hết. Quả là một kỳ tích khi cả 3 con người tài năng này cùng có mặt tại Pixar. Vào năm 2007, đạo diễn Brad Bird bắt tay vào thực hiện bộ phim thứ hai của mình mang tên Rattatouille cho Pixar (bản thân ông đã là một thành viên của xưởng phim hoạt hình này cùng với rất nhiều đạo diễn khác như Andrew Stanton, Pete Docter và Lee Unkrich).
Tất cả đều là những đạo diễn trẻ ngay sau khi tốt nghiệp đại học đã tham gia vào Pixar và không ngừng học tập, làm việc để trở thành những đạo diễn thực thụ.Sự hỗ trợ của Pixar đối với dòng phim ngắn cho phép các đạo diễn trẻ hợp tác và chứng minh thực lực là cách hỗ trợ ít tốn kém, ít mạo hiểm và hợp lý. Một trong những phương châm tuyển chọn của Ed Catmull là “Đừng bao giờ dè chừng những người thông minh hơn bạn”.
Và quả thực cách làm này hoàn toàn đúng đắn. Andrew Stanton đã khẳng định được tên tuổi mình với hàng loạt bộ phim hoạt hình thành công cả về mặt doanh thu lẫn nội dung như Wall-E, loạt phim Toy Story, Finding Nemo, Monster, Inc… Andrew là thành viên thứ 9 ra nhập Pixar. Còn Pete Docter là đạo diễn của bộ phim hoạt hình Up đoạt giải Phim hoạt hình hay nhất tại Oscar lần thứ 82.
Phim Up
3. Cùng nhau học tập và làm việc
John Lasster luôn quan niệm cùng nhau làm mọi việc từ nấu nướng, dọn dẹp, học vẽ là những việc thiết yếu và cơ bản đối với mọi thành viên. Ở Pixar ngoài những lớp học vẽ cơ bản còn có những lớp học “đủ thứ”, từ chạm khắc đá cho tới nấu ăn, tất cả những thể loại nghệ thuật đều có mặt và mở cửa cho tất cả mọi người.
Trụ sở của công ty là tập hợp những khu thể thao với mọi hình thức kể cả một sân bóng chuyền bãi biển cho các thành viên tập luyện và xả hơi. Khi bắt tay vào bất kỳ bộ phim nào, toàn bộ họa sĩ và đội ngũ xây dựng kịch bản sẽ cùng nhau học tập về những bộ môn riêng biệt cho từng phim.Khi làm Finding Nemo, mọi người cùng nhau học lặn trong khi đó đoàn làm phim Ratatouille thì cùng nhau học làm đầu bếp…
Quan niệm của những nhà làm phim tại Pixar là khi bạn càng hiểu rõ về một chủ đề nào đó thì bạn sẽ càng khiến nó thuyết phục hơn đối với khán giả và không bao giờ sợ rằng thế giới mà mình tạo ra trở nên vô lý.
Phim Finding Nemo
4. Mắc lỗi từ sớm
Đạo diễn của bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại Toy Story 3 Lee Unkrich cho biết “Mắc lỗi là một phần tất yếu để làm cái gì đó tốt. Đó là tại sao mục đích của chúng tôi là mắc lỗi càng sớm càng tốt”.
Có thể nói những câu chuyện của Pixar đều bắt đầu từ một loạt các ý tưởng lộn xộn. Ví dụ như bộ phim Wall-E hình thành nên từ một trong những ý tưởng rất đơn giản có từ thời kỳ đầu của lịch sử hãng phim Pixar và sau đó nó cần đến cả một thập kỷ để có thể trở thành một câu chuyện tình yêu của chú rôbốt Wall-E đầy cảm động.
Phim Wall E
Trong một số bộ phim khác như Toy Story 2, những ý tưởng về phim được “nằm” trên mặt bảng gần một năm trước khi trở thành một kế hoạch hoàn chỉnh. Toy Story và A Bug’s Life cũng phải trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa và nổi tiếng nhất là Ratatouille được xây dựng lại từ một trong những dự án bị “bỏ xó”.
Một trong những người đầu tiên bắt tay vào làm bộ phim Ratatouille là Jan Pinkava (ông được biết đến với vai trò đạo diễn bộ phim ngắn Geri’s Game của Pixar) đã từ bỏ dự án này sau đó Brad Bird quyết định làm lại từ khâu kịch bản, thay đổi hầu như toàn bộ nội dung. Ít ai có thể nói trước về những bộ phim trong tương lại của Pixar bởi sự liên tục thay đổi của những dự án này.
5. Quan tâm tới những lời góp ý
Làm thế nào để Pixar biết rằng bộ phim của mình có đang đi đúng đường? Đó là nhờ vào quy trình giám sát ở mọi cấp độ. Từ những bước đầu tiên là xây dựng kịch bản cho tới ghi âm giọng nói, xây dựng hình ảnh thô và đội ngũ làm phim đều được giám sát bởi nhóm Brain Trust (được lãnh đạo bởi Lasster, Stanton, Docter và Bird) để chắc chắn mọi bộ phim vẫn ổn và sẽ được can thiệp không nhân nhượng để đi đúng định hướng đã đề ra.
Những cấp bậc giám sát được chia nhỏ nghĩa là mọi câu chuyện đều được kiểm tra, phông nền và nhân vật đều được tinh chỉnh. Mỗi đội làm phim đều có ít nhất là hàng tuần để họp v1à đưa ra chi tiết công việc của mình. Vì vậy mà bất kỳ một sai sót nào cũng đều được phát hiện từ sớm và ai cũng có thể đưa ra những đóng góp để phát triển, đặc biệt là các đạo diễn và các nhà lãnh đạo.
6. Đừng bao giờ sợ thất bại
Mặc dù được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng thế nhưng không có bất cứ sự đảm bảo nào cho thành công của một bộ phim. Đội ngũ làm phim của Pixar luôn quan niệm đừng quá tự tin vào bất cứ sản phẩm nào của mình cũng như không được nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ được hơn 90% ý kiến ủng hộ hay doanh thu được hơn 500 triệu đô la phòng vé.
Trong hai năm 2008 và 2009, Pixar đã mang đến những ý tưởng bất ngờ cho khán giả cũng như dòng phim hoạt hình vốn dành cho trẻ nhỏ. Trước đó những bộ phim của Pixar đều có nội dung liên quan tới khán giả nhỏ tuổi như đồ chơi, cá, quái vật, xe và côn trùng… Tuy nhiên hai bộ phim gần đây lại nói về chú rô bốt dọn rác ruối cùng trên thế giới và một ông già treo những quả bóng bay vào ngôi nhà của mình để bay tới Nam Mĩ.
Đây hoàn toàn không phải những gì mà trẻ em thường mơ tưởng. Thế nhưng với tinh thần dám nghĩ dám làm, chìa khóa của mọi thành công là luôn sáng tạo và không bao giờ sa lầy vào các “phần tiếp theo” của phim. Hãy tạo nên một bộ phim với thông điệp ý nghĩa là tiêu chí của Pixar.
Khi Pixar được Disney mua vào năm 2006, John Lasseter trở thành Trưởng phòng sáng tạo của Disney và giữ trách nhiệm làm mới đội ngũ sáng tạo của “chú chuột Mickey”. Giờ đây khi thăm xưởng phim hoạt hình của Walt Disney, chúng ta có thể dễ dàng thấy sự thay đổi ở những phòng họp và kế hoạch để thảo luận và học tập cùng nhau với những quầy bar phục vụ ngũ cốc ăn sáng miễn phí.
Bên cạnh đó là sự đổ bộ của hàng loạt đạo diễn sang thể loại phim “người đóng” khi Brad Bird sẽ thực hiện Nhiệm vụ bất khả thi 4 còn Andrew Stanton sẽ đạo diễn bộ phim John Carter Of Mars. Khán giả hoàn toàn có thể hi vọng ngày nào đó Pixar ngoài những bộ phim hoạt hình sẽ mang tới cho khán giả những bộ phim khác với ý nghĩa nhân văn sâu sắc thường thấy trong phim.
(Theo TGĐA)
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!