Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tránh mắc phải những lỗi sai tương tự.
Nếu bạn đang và sẽ có ý định dấn thân vào con đường sáng tạo, chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết này bởi nó sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai phổ biến, từ đó tạo ra những bước nhảy vọt trên hành trình chinh phục lĩnh vực đầy thú vị nhưng cũng không kém phần thử thách này.
Hãy cùng xem 8 nguyên tắc bạn cần nắm chắc trước khi quyết định gia nhập ngành sáng tạo là gì nhé!
1. Bạn có thể sẽ không nhận được mức lương cao khi mới vào nghề
Khi nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp, một trong những điều khiến các nhà sáng tạo cảm thấy đáng buồn nhất là cảm giác bản thân bị “lợi dụng”. Chẳng hạn, với một freelancer mới vào nghề, nhiều khách hàng sẽ tìm cách trả cho bạn mức lương thấp nhất có thể chỉ vì bạn là người mới.
Nhà tư vấn hướng nghiệp Jenny Holliday bày tỏ sự hối hận vì không “đấu tranh” cho quyền lợi của mình ngay từ những ngày đầu tiên: “Trong thời gian đầu khi còn viết báo, tôi luôn cảm thấy hài lòng với mức lương mà công ty đề xuất cho mình. Thế nhưng, tôi ước rằng ngày ấy bản thân có thể mạnh mẽ đàm phán với họ.”.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản vì trong khoảng thời gian bắt đầu, bạn đi làm với tinh thần tích lũy thêm kinh nghiệm. Vậy nên, đến khi bạn tự tin rằng những sản phẩm mà mình tạo ra đủ tốt, hãy mạnh dạn đàm phán lại mức lương với nhà tuyển dụng. Nếu công ty cương quyết từ chối yêu cầu tăng lương hoặc cố gắng “chạy theo” bạn vì nhận ra chiêu trò của họ đã không còn tác dụng, có lẽ đã đến lúc bạn nên nghỉ việc và tìm kiếm một “bến đỗ” mới và hãy đảm bảo rằng mức lương bạn được trả cao hơn mức lương ở công ty cũ. Nếu bạn đang làm việc với tư cách là một freelancer, thời điểm này là lúc bạn có thể tăng giá của mình với khách hàng.
2. Bạn sẽ phải làm việc không công, nhưng bạn không cần phải làm vậy
Không chỉ bị trả lương thấp, khi mới bắt đầu sự nghiệp, thậm chí một số người sẽ không trả lương cho bạn và kèm theo một lời hứa mơ hồ về việc giúp bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đây là vấn đề đối với hầu hết mọi người khi mới bắt đầu đi làm, vậy nên hãy hết sức thận trọng.
Greg Findley của công ty thiết kế Mantra thừa nhận: “Tôi từng làm quá nhiều việc không công với suy nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho mình về lâu dài.”
Một hình thức “trá hình” khác của làm việc không công đó chính là yêu cầu làm thêm giờ không được trả lương. Tất nhiên, không có gì sai khi tất cả mọi người trong công ty đều phải ở lại để chuẩn bị cho một dự án lớn và cấp trên đảm bảo đầy đủ nhu cầu ăn uống của nhân viên. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình bạn thường xuyên phải làm việc quá giờ, bạn đừng chỉ ngồi đó và chịu đựng thêm nữa.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Nhà làm phim hoạt hình và họa sĩ minh họa Rosie Phillpot cho biết: “Việc làm thêm giờ không được trả lương thường xuyên không xảy ra ở mọi công ty. Bạn không cần phải thăng tiến trong sự nghiệp ở một nơi như vậy. Hãy nói không với bánh pizza miễn phí và về nhà đúng giờ.”.
“Tôi luôn cố gắng về nhà đúng giờ. Nếu bạn được yêu cầu làm thêm giờ, có thể có những vấn đề tiềm ẩn về quy trình và kế hoạch tại nơi làm việc của bạn. Đây không phải lỗi của bạn, vì vậy đừng cảm thấy áp lực khi phải làm thêm”, nhà thiết kế và nghệ sĩ Damian Kidd nói.
3. Tiền bạc không phải là tất cả
Thông thường, những người sáng tạo rất yêu thích công việc của mình bởi nó cho phép họ thể hiện bản thân, tạo ra những sản phẩm thú vị và tận hưởng cảm giác thỏa mãn. Vì vậy, tiền bạc không phải là tất cả, mặc dù bạn vẫn cần đủ tiền để trả tiền thuê nhà và các loại hóa đơn khác.
Đôi lúc, bạn có thể cảm thấy khó xử khi đồng nghiệp của mình bắt so sánh mức lương. Thế nhưng như Sally, giám đốc của Saltoria Marketing nói, “Đối với một số người, họ coi trọng thời gian hơn tiền bạc. Vì thế họ sẵn sàng làm việc 4 ngày một tuần để có nhiều thời gian nghỉ ngơi dù số tiền kiếm được sẽ giảm đi đôi chút”.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Cô tiếp tục: “Cá nhân tôi thích một công việc không thường xuyên khiến tôi căng thẳng, điều đó mang lại cho tôi sự tự do và linh hoạt. Đó chính là ‘thành công’ của tôi và điều đó có lẽ rất khác so với nhiều người.”.
Ngay cả khi công việc của bạn không đủ để bạn chi trả các loại hóa đơn, bạn vẫn còn nhiều cách khác để kiếm thêm thu nhập. Nghệ sĩ kiêm nhà thiết kế Mark Leary cho biết: “Tôi ước mình nhận ra rằng bản thân có thể kiếm tiền từ nhiều nguồn thu sớm hơn một chút. Chỉ vì tôi được giao công việc vẽ bìa không có nghĩa là tôi không thể có một cửa hàng in và bán tranh minh họa. Tôi thậm chí cũng có làm thiết kế và chụp ảnh, và đồng thời tôi đang làm công việc giảng dạy.”.
4. Hãy luôn tốt bụng và giúp đỡ mọi người xung quanh
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, bạn có thể bị ám ảnh bởi thành quả của một người khác và so sánh với thành quả của mình một cách tiêu cực. Điều này là một sai lầm rất lớn. Thứ nhất, mọi người chỉ đăng những tác phẩm tốt nhất của họ lên mạng xã hội và đó thường là sản phẩm của một tập thể chứ không phải của một cá nhân. Và thứ hai, chất lượng công việc của bạn không nhất thiết là thứ sẽ mang lại cho bạn tiền bạc và thành công mà là con người bạn như thế nào.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Nhiếp ảnh gia Alex Micu khẳng định: “Trở nên tử tế sẽ giúp bạn tiến xa hơn.”. Nói cách khác, thành công của việc tự quảng cáo bản thân không chỉ là chia sẻ nội dung trên mạng xã hội và nhận được nhiều lượt thích. Nó thậm chí cũng không phải việc bạn giành được giải thưởng hay hợp đồng lớn. Phần lớn nằm ở những tương tác nhỏ hàng ngày mà bạn có với tất cả những người xung quanh trong ngành sáng tạo.
Họa sĩ minh họa Edele Watters cũng có quan điểm tương tự: “Bạn nên nhớ rằng việc kết nối với những người khác và học hỏi những điều mới sẽ dẫn đến một kết quả đáng kinh ngạc về lâu dài trong sự nghiệp của bạn.”
5. Những kiến thức hàn lâm sẽ không giúp bạn đi xa
Các nhà sáng tạo khuyến khích mọi người đi học đại học nếu có thể bởi nó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời mà bạn sẽ không bao giờ quên. Bạn sẽ học được rất nhiều điều về cả kiến thức chuyên ngành lẫn các kỹ năng sống nói chung. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá áp lực nếu như không học đại học đâu.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Nhà thiết kế tự do Sophie O’Connor giải thích: “Bạn không cần phải học đại học để trở thành một nhà sáng tạo. Kinh nghiệm thực hành cũng có giá trị tương đương, nếu không muốn nói là vượt xa những kiến thức hàn lâm mà bạn học từ trường.”.
6. Thành thật về lỗi lầm sẽ không bao giờ cản trở công việc của bạn
Khi mới gia nhập ngành sáng tạo, chắc chắn sẽ rất nhiều người nói với bạn rằng: “Fake it till you make it”. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thế giới xung quanh dường như sụp đổ khi phạm phải sai lầm, nhưng sẽ không sao cả nếu bạn thành thật chia sẻ thay vì giấu diếm. Nhưng nhiếp ảnh gia kiêm nhà thiết kế đồ họa Mike Hindle đưa ra lời khuyên: “Hãy giữ thái cởi mở và trung thực với khách hàng. Trên thực tế, một số khách hàng tốt nhất của tôi là minh chứng của việc này. Họ tôn trọng sự trung thực và lời giải thích cũng như cách bạn khắc phục lỗi sai.”.
Nguồn ảnh: Every Pixel
7. Hãy kết nối với những người làm trong ngành sáng tạo khác
Trên thực tế, một số ngành nghề có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu bạn để lộ điểm yếu của mình, người khác sẽ lợi dụng điều này để giành lợi thế và cướp đi cơ hội thăng tiến của bạn. Tuy nhiên, may mắn là điều này hiếm khi xảy ra ở ngành công nghiệp sáng tạo. Về cơ bản, mọi người đều khá tử tế và luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Thay vì phải vật lộn một mình, hãy làm mọi thứ có thể để kết nối với những nhà sáng tạo khác và bạn sẽ thấy rằng câu nói “thuyền lên nước lên” thật sự đúng với trường hợp này. Nghệ sĩ Jamie Holman nói: “Thật khó khăn khi làm một mình. Vì vậy, hãy tìm những người đồng đội có thể hợp tác và hỗ trợ cho công việc của bạn.”.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Tom Rouse, giám đốc sáng tạo tại Pitch London, cũng bày tỏ sự đồng ý: “Bạn không cần phải làm việc một mình, ngay cả khi bạn là nhà sáng tạo duy nhất trong một doanh nghiệp hoặc là một freelancer. Hãy thông qua các buổi gặp gỡ để kết nối với đồng nghiệp từ các doanh nghiệp khác hoặc tuyển dụng thêm nhân viên để chia sẻ công việc sáng tạo.”.
8. Công việc sáng tạo có tác động rất lớn tới cuộc sống xung quanh
Cuối cùng, có một điều mà chúng ta thường không nhận ra ngay từ đầu trong sự nghiệp của mình, đó là công việc sáng tạo có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống. Thiết kế và sáng tạo truyền cảm hứng cho con người, giúp con người cảm thấy thư giãn, thoải mái ngay cả trong những ngày mưa phùn tồi tệ nhất.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Như nhà thiết kế đồ họa Quang Nguyễn cho biết: “Hãy cố gắng để sáng tạo những tác phẩm có thể truyền cảm hứng cho khán giả và giúp bạn có được tiếng vang.”
Giám đốc sáng tạo Tom Berry cho biết thêm: “Hãy theo đuổi cảm giác phấn khích và năng lượng tích cực của công việc sáng tạo. Sẽ luôn có những nhà sáng tạo muốn giúp đỡ những người mới vào nghề, vậy nên đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp.”.
Nguồn: Creative Boom
Kem Kem
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |