Ai cũng có thể dấn thân vào lĩnh vực hoạt hình 3D nếu bạn thực sự đam mê. Các học viên Arena đã khẳng định điều trên bằng cách tự tay thực hiện phim hoạt hình “Phi vụ khoanh giò ngày Tết” được giới trẻ đón nhận khá tích cực. Vậy đâu là cách nâng cao kỹ năng của mình? Đừng bỏ lỡ điều gì dưới đây nhé!
Khi bắt tay vào làm, những nhà sản xuất phim hoạt hình chuyên nghiệp cần phải cân bằng giữa việc làm hài lòng phía đạo diễn qua chất lượng tác phẩm và nhà sản xuất bởi tốc độ làm việc của họ. Với vai trò là người đứng đầu trong đội ngũ làm phim hoạt hình tại Escape Studios, công việc của ông Alex Williams (tác giả bài viết) chính là đảm bảo tất cả học trò của mình đã sẵn sàng để có thể thành công trong ngành công nghiệp hoạt hình như ngày nay. Chính vì thế, Alex sẽ đưa ra 8 bước đơn giản mà tất cả các nhà làm phim hoạt hình đều có thể thực hiện để đảm bảo tốc độ và chất lượng cho luồng công việc của họ.
1. Chú trọng những biểu cảm gương mặt
Các nhân vật trong Open Season được yêu thích nhờ những tính cách được thể hiện rõ nét
Thực hiện một bản ghi chú về các biểu cảm gương mặt nhân vật một cách rõ ràng ngay từ ban đầu khi bạn bắt đầu tạo ra các kiểu dáng của chúng. Nhân vật vui nhộn? Buồn bã? Giận dữ? Hãy quyết định thể hiện chúng một cách nhanh chóng và thực hiện nó một cách rõ ràng.
Bước tiếp theo là cân bằng sự đối xứng của các tư thế và tạo ra tư thế chủ chốt ấn tượng nhất mà bạn có thể diễn. Biểu cảm gương mặt là điểm mạnh đánh vào tâm lý của các đạo diễn và là điểm nhấn cho câu chuyện của bạn cũng như làm cho thước phim của bạn sáng giá hơn.
2. Quyết định những điều chỉnh then chốt
Nếu nhân vật có quá nhiều chuyển động cơ thể (hầu hết đều như thế), hãy quyết định những thứ mà bạn có thể điều chỉnh bằng những đường cong (curves) để sử dụng và bám vào chúng. Nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với việc quên đi cách đường điều chỉnh then chốt mà bạn đã keyframe và kết quả là bạn sẽ có vô số các đường cong như một dĩa mỳ ý không mấy ngon lành.
Ví dụ như, nếu sử dụng quá nhiều vòng xoay (rotations) để điều khiển cột sống nhân vật, bạn có thể quên đi những cái mình đã sử dụng. Điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhân vật hoạt hình của mình.
3. Duy trì tầm mắt phù hợp
Hướng mắt kém của nhân vật có thể sẽ khiến người xem không hứng thú
Hướng mắt kém (chẳng hạn như, các nhân vật không nhìn nhau) sẽ làm hỏng tính tin cậy của thước phim và làm giảm đi giá trị tác phẩm của bạn. Hãy giành nhiều thời gian để xem xét lại tác phẩm của mình trước khi gửi đi vì bạn sẽ phải điều chỉnh tầm mắt của nhân vật vào một ngày đẹp trời nào đó.
4. Đừng phức tạp hoá mọi thứ
Một lỗi khá phổ biến mà các Junior Animator hay mắc phải đó là lồng ghép quá nhiều biểu cảm hay tư thế trong một thước phim. Khi mới bắt đầu, hãy chọn một tính cách tổng thể cho từng phân cảnh và sử dụng nó như là điểm xuất phát của bạn. Chỉ cần một biểu hiện chính là việc bạn cần phải làm thường xuyên cho các phân cảnh của mình.
5. Trình bày tác phẩm của bạn với độ phân giải cao
Alex có một lịch sử lâu dài về Animation, ông bắt đầu bằng Who Framed Roger Rabbit?
Hãy làm tác phẩm của bạn trở nên thuyết phục và luôn phải trình bày nó với độ phân giải cao nhất có thể. Những thước phim có độ phân giải thấp (thậm chí là các nhân vật có tràn đầy sức sống đi chăng nữa) đều mang lại cảm giác không ấn tượng cho người xem. Hình ảnh với độ phân giải cao sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn. Và tác phẩm của bạn sẽ có khả năng được chấp nhận cao hơn.
6. Hãy đón nhận tác phẩm của mình dưới góc độ của người xem
Hãy xem lại tác phẩm của bạn, trước khi gửi nó đến bất cứ nơi nào quan trọng, bạn nên tự hỏi bản thân rằng, thước phim này có thực sự gây ấn tượng với một người bất kỳ? Đặt mình vào vị trí của khán giả và hỏi rằng, liệu họ có hiểu những gì đang xảy ra? Nếu thước phim của bạn cần lời giải thích để nó có thể được hiểu rõ ràng hơn, bạn cần phải nổ lực nhiều hơn nữa.
7. Phác thảo ngắn gọn trước khi bắt đầu
Bản phác thảo ngắn gọn là một cách đơn giản và nhanh chóng trong việc suy nghĩ, bắt đầu lập kế hoạch cho thước phim của bạn và giúp bạn giải quyết khó khăn ngay từ sớm. Việc phác thảo thật sự rất hữu ích trong việc lấy cảm hứng sáng tạo. Thậm chí là bạn có thể không vẽ đẹp trong bản phác thảo, nó vẫn có thể giúp bạn lập kế hoạch cho việc tạo dáng và phân bổ thời gian. Dành thêm thời gian để lên kế hoạch cho công việc sẽ thật sự đáng giá cho một dự án dài. Chắc chắn rằng, bạn sẽ không xây một ngôi nhà mà không có kế hoạch của kiến trúc sư, phải không?
Theo Creative Bloq
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia