Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giữ chân người dùng ở lại và sử dụng website. Tuy nhiên, những hình ảnh không được tối ưu hóa cẩn thận có thể làm giảm hiệu suất của trang web. Làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Dưới đây là 6 cách đơn giản mà hiệu quả bạn có thể thực hiện.
Hình ảnh không chỉ là một phần của trải nghiệm người dùng trực tuyến mà còn là công cụ mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người dùng. Với khả năng kích thích thị giác và trí óc, hình ảnh có khả năng kể chuyện và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn so với văn bản đơn thuần. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sau ba ngày, tỷ lệ nhớ lại hình ảnh có thể lên tới 65%, so với 10% – 20% đối với văn bản.
Với việc bộ não tiếp nhận 90% thông tin trực quan và xử lý nó nhanh hơn gấp 60.000 lần, không có gì ngạc nhiên khi hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người dùng trên website. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản là thêm hình ảnh vào trang web, việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng sẽ không được đảm bảo. Hình ảnh nặng có thể tiêu tốn nhiều băng thông và làm chậm tốc độ tải trang, điều này có thể dẫn đến việc trang web mất người dùng và thậm chí bị đánh giá bởi các công cụ tìm kiếm với xếp hạng thấp. Do đó, việc tối ưu hóa hình ảnh trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì một trang web hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 6 cách tối ưu hóa hình ảnh để tăng hiệu suất website, từ đó đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng luôn được đặt lên hàng đầu.
1. Bắt đầu với việc kiểm tra tối ưu hóa hình ảnh
Một đánh giá tối ưu hóa hình ảnh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các điểm cần cải thiện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra tất cả các hình ảnh có trên trang web của mình. Các bài kiểm tra tương ứng sẽ phân tích và chẩn đoán các vấn đề cụ thể mà bạn cần giải quyết.
Ví dụ, việc kiểm tra có thể giúp bạn phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng quá nhiều hình ảnh hoặc định dạng của các hình ảnh cần được điều chỉnh. Kết quả này sẽ giúp bạn xác định các bước tiếp theo cần thực hiện. Bạn có thể lựa chọn giữa loại bỏ hoặc thay đổi định dạng tệp hình ảnh để cải thiện tốc độ tải trang.
Nguồn ảnh: Pinterest
2. Chọn định dạng phù hợp cho hình ảnh
Các tệp hình ảnh có nhiều định dạng khác nhau, mỗi định dạng đều có những đặc điểm riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Dưới đây là ba loại định dạng hình ảnh phổ biến nhất cho ứng dụng web mà bạn cần biết:
.png: Định dạng này có ưu điểm là chất lượng hình ảnh rất cao nhưng nhược điểm là kích thước tệp tin rất lớn. Chúng hoạt động tốt cho các hình ảnh và logo đơn giản và cho phép nén mà không mất dữ liệu (lossless compression).
.jpg: Đây là định dạng phổ biến nhất trên hầu hết các trang web. Chúng rất lý tưởng cho các hình ảnh phức tạp, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi nén hình ảnh dưới định dạng này vì chất lượng hình ảnh có thể giảm đi khi kích thước hình ảnh nhỏ lại. Hiện tượng này thường được gọi là nén mất dữ liệu (lossy compression).
.gif: Thích hợp cho hình động, biểu tượng nhỏ và hình ảnh có độ phân giải thấp. Định dạng này cho phép nén không mất dữ liệu (lossless compression), nhưng bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 256 màu.
Nguồn ảnh: Pinterest
3. Thay đổi kích thước và nén hình ảnh
Nếu bạn nhận thấy rằng hình ảnh trên web đang được tải một cách từ từ thì đây là một dấu hiệu cho thấy hình ảnh bạn sử dụng có thể quá lớn và người dùng sẽ mất một khoảng thời gian trước khi có thể nhìn thấy toàn bộ hình ảnh. Có một điều bạn có thể lưu ý, trước khi tải lên bất kỳ hình ảnh nào, hãy tối ưu hóa chúng. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, dung lượng mục tiêu là tệp sẽ trong khoảng từ 1 đến 2 MB.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thay đổi kích thước hoặc nén hình ảnh.
Bạn có thể sử dụng công cụ cắt và thay đổi kích thước hình ảnh để giảm dung lượng tệp và cải thiện tốc độ tải trang. Hiện nay, có nhiều công cụ hữu ích bạn có thể sử dụng để thực hiện điều này.
Bên cạnh đó, nén hình ảnh cũng là một cách để khắc phục vấn đề file ảnh quá lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nén quá mức có thể làm mất đi chất lượng hình ảnh. Nén ở mức thấp thường là lựa chọn tốt nếu bạn muốn giữ lại chất lượng, tuy nhiên, việc này dẫn tới việc dung lượng được giảm đi có thể không quá đáng kể.
Nguồn ảnh: Pinterest
Có hai loại nén: nén không mất dữ liệu và nén mất dữ liệu. Nén không mất dữ liệu duy trì chất lượng hình ảnh trong khi loại bỏ các siêu dữ liệu không cần thiết. Ngược lại, nén mất dữ liệu giảm dung lượng bằng cách loại bỏ một số thành phần, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nhưng có thể không đáng kể. Các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh sẽ giúp bạn xác định loại nén phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
4. Tối ưu hóa hình ảnh cho thiết bị di động
Kể từ khi Google chuyển sang xếp hạng mobile-first (trước tiên là di động), bất kỳ bước nào bạn thực hiện cũng phải tuân theo chiến lược SEO mobile-first. Hình ảnh phải trông đồng nhất trên mọi thiết bị di động giống như trên máy tính để bàn. Chính sách mới này được thực hiện do một lượng lớn lưu lượng truy cập internet đến từ các thiết bị di dộng như vậy.
Nếu trải nghiệm người dùng (UX) trên thiết bị di động không đủ hấp dẫn và giữ chân người dùng, có thể bạn sẽ mất đi họ. Hãy cân nhắc đến việc tối ưu hóa hình ảnh cho thiết bị di động đầu tiên. Nếu nó trông đẹp trên màn hình nhỏ, nó cũng sẽ trông tuyệt vời trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
Nguồn ảnh: Pinterest
5. Tên tệp và tác động của chúng đến SEO
Tối ưu hóa hình ảnh cũng yêu cầu bạn chú ý đến cách đặt tên cho các tệp. Tất cả các thao tác bạn thực hiện đều phải có mục tiêu cải thiện khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Khi bạn tải ảnh lên hoặc chụp ảnh, thiết bị sẽ tự động đặt tên cho nó. Tên này thường bao gồm mã hoặc số ngẫu nhiên. Nó có thể trông giống như 2224444.jpg. Tải lên hình ảnh và giữ nguyên tên như vậy sẽ không giúp gì cho công cụ tìm kiếm.
Để giúp công cụ tìm kiếm web dễ dàng tìm thấy hơn, bạn hãy phân bổ mô tả cho từng hình ảnh và kết hợp các từ khóa thích hợp cung cấp thông tin về doanh nghiệp hoặc trang web của bạn.
Nguồn ảnh: Dribble
6. Cân nhắc sử dụng lazy loading
Lazy loading, hay tải chậm, là một phương pháp chính xác như tên gọi của nó. Thay vì tải toàn bộ hình ảnh cùng một lúc, nó sẽ tải chúng dần dần. Khi người dùng cuộn xuống trang web, hình ảnh sẽ tiếp tục được tải xuống theo chiều dọc.
Lazy loading chỉ hiển thị những gì cần thiết vào thời điểm đó. Điều này giúp bạn tiết kiệm băng thông vì bạn sẽ không sử dụng bất kỳ tài nguyên không cần thiết nào.
Nguồn ảnh: Pinterest
Lời kết
Hiệu suất của trang web là một yếu tố quan trọng được các công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá xếp hạng. Google có thể phạt trang web của bạn nếu tốc độ tải trang quá chậm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, và việc sử dụng hình ảnh đóng một vai trò quan trọng. Nếu không tối ưu hóa hình ảnh, hiệu suất của trang web sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tốc độ tải trang chậm và trải nghiệm người dùng không tốt.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chọn đúng định dạng hình ảnh và sử dụng các kỹ thuật như thay đổi kích thước và nén để giảm dung lượng tệp. Đừng quên lên lịch kiểm tra trang web thường xuyên và sử dụng các công cụ kiểm tra hiệu suất để đảm bảo trang web của bạn hoạt động ổn định và tốc độ tải trang nhanh chóng.
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |
Nguồn: Linearity
Anh Thư