Liệu bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu thiết kế trở thành một trò cười. Hãy xem những bài học dưới đây và đảm bảo rằng mình sẽ không biến tác phẩm của bản thân trở thành một vở hài kịch.Bạn sẽ chẳng muốn mắc phải những sai lầm tương tự như các mẫu thiết kế dưới đây đâu.
Thiết kế là một quá trình giải quyết các vấn đề. Bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng theo đúng thời hạn được giao và nằm trong khoản ngân sách được cấp. Và nếu bạn có khả năng đáp ứng những điều đó thì niềm vui sẽ đến với mọi người.
Tuy vậy, câu chuyện không phải lúc nào cũng hoàn hảo như thế. Thỉnh thoảng, kết quả có thể khác xa với bản tóm tắt công việc, và sau đó bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao và làm thế nào mà tác phẩm bạn làm đã kết thúc ngay từ bước đầu tiên rồi.
May mắn thay, một sáng kiến đầy rủi ro của một nhà thiết kế lại là một bài học miễn phí cho nhà thiết kế khác để họ không tùy tiện đưa các ý tưởng, sáng kiến bất thường vào thiết kế. Trong bài viết này, chúng tôi đã chọn ra 5 thiết kế không tưởng, cùng rút ra các bài học nào các designer.
01. Hộp sữa Tesco
Một sản phẩm được đặt ở giá trên cùng
Đây chắc chắn là trường hợp “một khi bạn đã thấy sản phẩm thì bạn sẽ không thể không nhìn thấy hình ảnh đó”. Nó có thể trông giống như một mẫu thiết kế hoàn hảo cho miếng bao bì có giá trị thương hiệu riêng, nhưng một khi bạn tập trung vào negative space trong hình, bạn sẽ thấy một bộ phận cơ thể nào đó mà bạn không muốn xuất hiện trên một hộp sữa.
Được thiết kế bởi Oisín Hurst, Creative Director tại wondr.io, sự cố này là một trong những sản phẩm thiết kế đầu tiên cho ông. Quan trọng là, Hurst đã thiết kế nó trên một mặt phẳng và đây không phải là mẫu thử nghiệm. Như ông nói, đó chỉ là bơ sữa, “có điều gì sai đâu nhỉ?”
Vâng, thiết kế hộp bìa này có thể là một trong những sai lầm ngớ ngẩn lớn nhất bị bơi móc trên mạng. Cái nếp nhăn “thật không thể tin được” tồn tại trên hình càng chỉ “đổ dầu vào lửa”. Để tránh rơi vào trường hợp như Hurst, hãy thỉnh thoảng lùi bước lại để nhìn rõ mẫu thiết kế của bạn (hoặc có thể nhờ người khác xem nhanh qua nó) và dành thời gian để sửa đổi mẫu thiết kế trước khi gửi nó đi. Ngay cả một công việc hàng ngày khó mà mắc sai lầm cũng có thể ám ảnh bạn…
02. Túi xách BelleChic
Màu yêu thích của tôi là … một con người?
Bất cứ khi nào bạn làm việc với typography thì điều quan trọng nhất đừng để thông điệp bị hiểu sai (tất nhiên, trừ khi bạn chủ đích làm như vậy). Thật không may, túi đựng quần áo cho cửa hàng thời trang trực tuyến BelleChic lại thiết kế vượt ra khỏi chức năng sử dụng của nó.
Ý tưởng thiết kế thì vẫn được giữ đúng, tuy nhiên chúng lại không được đặt đúng chỗ. Chọn kiểu in lấp lánh cho từ ‘glitter’ thì phù hợp một cách hoàn hảo trong bối cảnh này, tuy nhiên, nó được viết liền mạch như thế thì lại khiến thiết kế trở thành thảm họa .
“Cư dân mạng” đã rất nghiêm túc chỉ ra từ “glitter” này khá là giống như từ Hitler nếu bạn nhìn qua. Hãy để chiếc túi đựng quần áo này tồn tại như một bài học cho lịch sử thiết kế: hãy giữ cho typography rõ ràng bằng cách đảm bảo rằng bạn sẽ không kết hợp nó với phông chữ phức tạp cũng như độ tinh tế trong chọn chất liệu in ấn.
03. Tấm áp phích cho phim Ready Player One
Hình như có gì đó sai sai!
Không giống như hai thiết kế trên, rất khó để quyết định xem poster này cho phim Ready Player One thất bại hay không. Vấn đề không liên quan gì đến logo, vì nó cùng với chủ đề của bộ phim làm nổi bật tiêu đề – điều mà BelleChic có thể học tập.
Thay vào đó, có một cái gì đó hơi kỳ quặc về chân phải của nhân vật khi anh ta leo lên cột điện báo. Có lẽ vấn đề là vì góc độ, hoặc có thể là nằm trong động tác leo trèo, theo cách nào đó, cái chân ấy trông có vẻ quá dài.
Nhưng có phải như vậy? Các chuyên gia đồ họa đã “bênh vực” tấm poster và chỉ ra rằng tỷ lệ kích thước chân phải là chính xác. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào bằng mắt là sai, thì mẫu thiết kế có cần phải chính xác theo đời thực? Hãy né tránh phản ứng dữ dội từ phương tiện truyền thông trong tương lai bằng cách tìm kiếm sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và độ chính xác khi thiết kế nhân vật và kết cấu sắp xếp chữ.
04. Quảng cáo Pepsi
Nhiều khả năng bạn đã nghe về điều này khi nó được tung ra lần đầu tiên cho khán giả vào đầu năm 2017. Pepsi đã khai khác bầu không khí chính trị – Black Lives Matter và những cuộc biểu tình phản đối Trump, đây chính là một bước đi dũng cảm cho một thương hiệu, nhưng Pepsi đã làm sai lệch với quảng cáo này.
Đó là công việc của Brand Manager để thể hiện rằng họ tạo ra sản phẩm quan trọng và có ảnh hưởng nhất trên mặt đất. Tuy nhiên, họ đủ tinh khôn để sử dụng các kỹ thuật bán hàng đa dạng đến từ sự tinh tế cũng như khả năng thuyết phục. Với Pepsi thì không phải như vậy. Trong chiến dịch quảng cáo này, chúng ta thấy Kendall Jenner tập hợp mỗi chủng tộc trên thế giới được ẩn dụ qua bằng các bộ tóc giả và một chiếc hộp của Pepsi. Nó đủ thôi thúc bạn ra khỏi cuộc biểu tình để mua nước ngọt.
Như bạn đã thấy, làn sóng phản ứng dữ dội xảy ra sau đó, đã làm cho tấm poster “Ready Player One” trông giống như một sự kiện quá nhỏ bé để đề cập. Tiếp cận các phong trào văn hoá có thể là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, nhưng các nhà quản lý thương hiệu cần phải biết giới hạn ở đâu. Người tiêu dùng ngày càng trở nên quan tâm đến việc liệu tiền của họ có xứng đáng với những gì họ tin tưởng hay không, cũng như việc sẵn sàng chi trả khi dựa trên chất lượng sản phẩm. Một “lỗ hỏng” của quảng cáo Pepsi chắc chắn sẽ khiến các nhà quảng cáo phải trả giá đắt.
05. Tấm poster trên xe buýt “Bỏ thuốc lá”
Không có chuyện khuyến khích bỏ học nhé các em!
Đây là một ví dụ điển hình về việc ngay cả những thiết kế chân thành nhất cũng có thể thất bại. Vị trí của nó ở mặt sau của một xe buýt trường học nằm cạnh các bảng hiệu khác đã làm thay đổi thông điệp của tấm poster có ý nghĩa này.
Không giống như trường hợp của glittler/Hitler phía trên trong danh sách này, điều ngớ ngẩn này là do lỗi bối cảnh hơn là lỗi của thiết kế. Thông điệp “bỏ thuốc lá” thì rõ ràng và súc tích để nó có thể hoạt động hoàn hảo trên bảng riêng của mình, nhưng vị trí mà tên tuyến đường làm cho nó trông giống như một thông điệp khá “thành tâm” khuyên trẻ em rời bỏ học tập.
Khi nói đến bối cảnh, có rất nhiều điều mà nhà thiết kế có thể làm để đảm bảo tác phẩm của họ không trở thành một “trò cười”. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc với một khuôn khổ mà trong đó cho phép thay đổi nội dung từ chỗ này đến chỗ kia, thì bạn nên thử nghiệm thiết kế với mọi tùy chọn có sẵn để đảm bảo rằng bạn không tạo ra tác phẩm của mình cho một vở hài kịch.
Theo Creative Bloq Bài dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia