Doanh nghiệp lúc nào cũng cần đến một nhà thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện để thuê một Designer toàn thời gian. Lúc này, cơ hội dành cho các Freelance Graphic Designer bắt đầu xuất hiện.
Bên ngoài thị trường tuyển dụng có rất nhiều Designer tiềm năng với đa dạng các kỹ năng, cấp độ và chi phí cũng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, làm thế nào có thể tìm thấy một Freelance Graphic Designer phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Hoặc nơi nào có thể giúp bạn tìm kiếm một Designer chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Dưới đây là 5 bước giúp bạn tìm thấy một Designer phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Bước 1: Xác định nhu cầu của bạn
Đầu tiên, việc quan trọng nhất là phải xác định rõ ràng rằng bạn cần gì từ một Freelance Graphic Designer. Bạn có thể trả lời một vài câu hỏi quan trọng bên dưới để tìm ra đáp án chính xác nhất cho bản thân.
● Đó là dự án ngắn hạn hay dài hạn?
Nếu là dự án ngắn hạn, bạn chỉ cần Designer phụ trách chuyên sâu ở một phân mảng mà bạn cần đến. Ngược lại, nếu bạn đang tìm kiếm một Designer để phục vụ cho những dự án dài hạn trong tương lai thì những Designer sở hữu kỹ năng và kiến thức tổng thể tốt sẽ là người phù hợp với bạn.
● Ngân sách của bạn là bao nhiêu?
Chi phí mà bạn bỏ ra để thuê một Designer tự do là bao nhiêu? Hầu hết những Designer có nhiều kinh nghiệm sẽ yêu cầu mức phí cao hơn những người ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với việc những Designer trẻ hoặc có ít kinh nghiệm sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của dự án. Điều này phụ thuộc phần lớn vào quy mô và mức độ phức tạp của dự án mà bạn đang thực hiện.
● Bạn có cần một người quản lý dự án?
Bạn cần một người có khả năng quản lý dự án hay đơn thuần chỉ là một Freelance Graphic Designer? Trên thực tế, không phải tất cả Designer đều sở hữu đầy đủ kỹ năng để quản lý một dự án lớn và phức tạp. Vấn đề này có một vài cách có thể giải quyết. Thứ nhất, bạn có thể thuê một người chuyên biệt chỉ để quản lý dự án (hoặc tìm đến một người khác trong doanh nghiệp của bạn để đảm nhiệm vai trò quản lý dự án). Thứ hai, bạn phải thuê một Freelance Graphic Designer có kiến thức và kỹ năng nền tảng về quản lý dự án.
Bước 2: Làm bản tóm tắt cho dự án
Bạn hãy chắc chắn rằng đã chuẩn bị một bản tóm tắt dự án thật đầy đủ và chỉn chu trước khi bắt đầu việc tìm kiếm một Freelance Graphic Designer. Bản tóm tắt đó nên gồm có phạm vi dự án, thời gian, tiến độ và dự trù ngân sách cho dự án. Hãy đảm bảo bản tóm tắt đã bao gồm số lượng các ý tưởng chủ đạo dành cho dự án mà bạn muốn được nhìn thấy, hoặc bất kỳ nội dung gì mà bạn chắc chắn không muốn chúng xuất hiện (chẳng hạn như những chi tiết tương đồng với đối thủ cạnh tranh) trên những sản phẩm thiết kế cuối cùng.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm một phong cách thẩm mỹ và phương thức thiết kế riêng biệt cho dự án của mình, hãy thử sử dụng Moodboard trên các nền tảng giúp người dùng có thể lưu giữ các thiết kế đẹp như Dribbles, Behance hay Pinterest. Sau đó, hãy chia sẻ các bảng Moodboard của bạn cho Designer để họ nắm được tinh thần mà bạn đang mong muốn cho các thiết kế.
Xem thêm các bài viết:
- Làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh hoàn hảo khi làm sáng tạo?
- Mở khóa hiệu ứng màu đơn sắc trong thiết kế đồ họa
- Arena Multimedia khai trương cơ sở thứ 8 tại Long Biên – Hà Nội
- Lễ tốt nghiệp niên khóa 2021 – 2024: Một hành trình khép lại, một chân trời mới mở ra
- Nét Huế: Nơi tìm về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống
- “Nhập môn” thiết kế Logo cho người mới bắt đầu
Bước 3: Sử dụng trang tuyển dụng việc làm tự do
Sau khi đã hoàn thành hai bước trên, hẳn bạn đã sẵn sàng bắt đầu cho hành trình tìm kiếm một Designer phù hợp với dự án của bạn. Các chuyên trang tuyển dụng tự do cung cấp khá nhiều những lựa chọn có thể đáp ứng yêu cầu của dự án. Đơn giản nhất, bạn có thể đăng một bài tuyển dụng với những thông tin về tiến trình, ngân sách hoặc kinh nghiệm mà bạn cần ở một Designer (lúc này bạn sẽ thấy bản tóm tắt dự án phát huy tác dụng).
Và đừng thụ động và chờ đợi các nhà thiết kế ứng tuyển vào dự án của bạn. Có thể bạn không biết nhưng rất nhiều trang tuyển dụng tự do cho các phép doanh nghiệp xem qua danh sách các Designer trên trang. Khi đó, nếu thấy bất kì ai phù hợp, bạn nên chủ động liên hệ với người đó để tiến hành phỏng vấn hoặc mời họ tham gia vào dự án.
Bước 4: Xem xét các Portfolio
Portfolio của Designer chính là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp biết được ứng viên có phù hợp với dự án hay không. Thông tin ở Portfolio cho thấy cái nhìn tổng quan về năng lực của một Designer thông qua những dự án, kỹ năng và kinh nghiệm mà họ có có được trong quá trình học tập và làm việc.
Bạn có thể nhận ra tiềm năng của một Designer qua những dự án tương tự với dự án của bạn trong Portfolio. Điều này chứng tỏ họ hoàn toàn có khả năng tạo ra các sản phẩm thiết kế mà bạn đang tìm kiếm. Chẳng hạn, nếu bạn đang thực hiện dự án thiết kế logo cho một thương hiệu thì đương nhiên bạn sẽ không muốn thuê một Designer chỉ có kinh nghiệm thực hiện các ấn phẩm truyền thông xã hội.
Cuối cùng, hãy cẩn trọng với các nhà thiết kế chỉ có các dự án “giả” hoặc các dự án mang tính chất “luyện tập”. Trên thực tế, việc này không có nghĩa là họ không phù hợp với dự án của bạn, nhưng việc thiếu kinh nghiệm thực thi các chiến dịch thực tế cần được cân nhắc để đưa ra mức thù lao phù hợp dành cho họ.
Bước 5: Phỏng vấn các ứng viên tốt nhất
Các cuộc phỏng vấn thường cung cấp cho bạn cái nhìn thực tế và chính xác nhất về một ứng viên. Từ đó, bạn có thể hình dung ra sự hợp tác trong công việc của cả hai ở tương lai. Hãy đặt câu hỏi cụ thể cho các ứng viên về những dự án mà họ đã làm được thể hiện trước đó thông qua Portfolio. Bạn cũng nên hỏi về quy trình thiết kế của họ để đảm bảo rằng ứng viên có thể hòa nhập với đội nhóm hiện tại của bạn và đáp ứng được những thời hạn mà bạn đặt ra trong công việc hay không.
Hơn nữa, hãy quan sát cách mà ứng viên tương tác với mọi người xung quanh trong quá trình phỏng vấn. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn muốn làm việc lâu dài với một nhà thiết kế trong tương lai. Bởi lẽ, bạn cần đảm bảo người đó phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp bạn đang làm việc. Ngay cả trong các dự án ngắn hạn yếu tố này cũng rất đáng để lưu tâm.
Tạm kết
Việc dành thời gian trước đó để tìm kiếm một nhà thiết kế đồ họa tự do phù hợp với dự án sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức và tiền bạc về sau. Một người thích hợp sẽ thấu hiểu dự án và nhu cầu của công ty mà không cần phải nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, đó cũng chính là các Designer sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để dự án của bạn sẽ thành công về mặt thiết kế và hình ảnh.
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. Kỳ I: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) Kỳ II: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) Kỳ III: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game) Kỳ IV: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |
Duy Diệu
Nguồn tham khảo: Dribble
Dịch và biên soạn tiếng Việt bởi Arena Multimedia