Dưới đây là 5 biểu tượng đã trở thành “tượng đài bất diệt” cho cả một thế hệ ứng dụng. Cùng khám phá nhé!
App icons đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp những ứng dụng mới trình làng có thể nổi bật và thu hút người dùng nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp ứng dụng nổi bật trên App Store, mà còn “toả sáng” trên một biển ứng dụng có kích thước bằng nhau trên màn hình điện thoại. Ngoài ra, nó còn phải đồng thời làm cho người dùng nhận biết được công dụng của nó.
1. Biểu tượng phong bì cho Email Apps
Một góc nhỏ từ các ứng dụng dựa trên phong cách Email này trong App Store đã cho thấy sự phổ biến gần đây của biểu tượng phong bì
Đây là một trong những “tượng đài bất hủ” trong cuộc chơi biểu tượng ứng dụng. Cho dù lựa chọn Gmail, Outlook, Hotmail hoặc Yahoo Mail, bạn vẫn sẽ có thể tìm thấy một hình vẽ phong bì nổi bật như là biểu tượng đặc trưng của ứng dụng. Và điều này làm cho nó trở nên nổi bật giữa những ứng dụng khác trên điện thoại của bạn.
Một ví dụ điển hình là ứng dụng Spark đã chọn cho mình biểu tượng là một chiếc máy bay giấy. Điều này đã thật sự làm nó nổi bật trong tất cả các ứng dụng về việc truyền tài liệu giấy trực tiếp từ nơi này đến nơi khác, vì nó mang một chút màu sắc tươi vui và khôi hài hơn.
2. Biểu tượng hình tam giác cho Media Apps
Các hình tam giác có mối liên hệ lâu dài với các ứng dụng đa phương tiện về tất cả các hình dạng và kích cỡ
Về mặt lý thuyết, không có gì liên quan mật thiết với hình dạng mũi tên tam giác hơn là “play” một nội dung nào đó. Đây là một biểu tượng đã được ngành công nghiệp giải trí sử dụng rộng rãi và cũng là một biểu tượng quen thuộc cho các ứng dụng nghe nhạc, xem phim…
Dù nhiều thiết kế mang tính biểu tượng như ván trượt và nhạc cụ cũng thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, các mũi tên tam giác đã bao phủ khắp mọi nơi, từ các tổ chức lớn như YouTube hay iPlayer của BBC, hay một số lượng lớn các ứng dụng truyền thông nói riêng khác.
Một lần nữa, bạn có thể nghĩ các ứng dụng truyền thông với những biểu tượng khác mới lạ sẽ có thể nổi bật với người dùng. Tuy nhiên, ý nghĩa của biểu tượng hình tam giác đơn giản này chắc chắn là có nhiều tác động hơn đối với đa số các biểu tượng cho trình nghe nhạc và phát video.
3. Dấu “Tick” cho ứng dụng về năng suất
Phần lớn những ứng dụng về năng suất đều dùng dấu tick. Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để cách điệu biểu tượng ấy
Sẽ không mấy ngạc nhiên khi hầu hết các ứng dụng về danh sách công việc đều có điểm tương đồng về biểu tượng ứng dụng. Đó chính là sự hoàn thành và sự hài lòng dành cho một nhiệm vụ mà chính bản thân bạn đã hoàn thành nó.
Những hình dấu tick cũng chính là đại diện cho những ứng dụng về năng suất trên App Store. Điển hình với các ứng dụng hàng đầu như là, Clear, Things, To Do và OmniFocus.
Và khi tất cả mọi ứng dụng về năng suất đều lấy biểu tượng là hình dấu tick, bạn sẽ phải biết cách làm cho dấu Tick của mình nổi bật hơn. Có thể là phá bỏ giới hạn về hình dạng, màu sắc và kiểu mẫu để người dùng không nhầm lẫn khi nhiều ứng dụng về năng suất đứng bên cạnh nhau.
Điều này không có nghĩa là một số ứng dụng về năng suất không thể tìm cho mình hướng đi mới. Tuy nhiên, Wunderlist đóng vai trò như là liên kết của một trang đánh dấu để thể hiện cách tiếp cận của nó trong các danh sách việc cần làm. Trong khi đó, Doo có nhiều tính năng hơn, với thiết kế biểu tượng là một lá cờ trên đỉnh núi.
4. Ổ khóa và chìa khóa cho các ứng dụng về bảo mật
Ổ khóa móc, chìa khóa và két sắt là những hình tượng cho các biểu tượng ứng dụng liên quan đến bảo mật, từ đồ họa phẳng đơn giản đến thiết kế màn hình hiển thị đầy đủ
Hãy thử nói xem, những hình ảnh nào sẽ gợi cho bạn nhớ đến khi nghĩ về các ứng dụng bảo mật. Một máy quét vi rút, trình quản lý mật khẩu hoặc công cụ mã hóa. Hay sẽ chỉ là ổ khóa móc, chìa khóa, hoặc mã vạch.
Giống như các ví dụ trên, có một lý do thuyết phục cho sự kết hợp này. Đó là ổ khoá, chìa khoác hay két sắt là những thứ sẽ mang lại cho mọi người cảm giác yên tâm. Đó cũng là một hình ảnh viết tắt trực quan ám chỉ tội phạm mạng, tin tặc, vi rút và các tài liệu bảo mật của bạn sẽ không được người khác truy cập vì bạn đã khóa nó chặt chẽ.
Cũng giống như phong bì email, sự kết nối này cũng chỉ là tương đối. Tất cả các bảo mật được yêu cầu đều là kỹ thuật số, không có ổ khóa vật lý hoặc các chìa khoá thật. Nhưng sự liên kết giữa ứng dụng bảo mật và các hình ảnh ổ khoá, chìa khoá hay két sắt vẫn mạnh mẽ dù có rập khuôn đôi chút.
5. Bút chì hay cọ vẽ cho những ứng dụng sáng tạo
Bút bi, bút chì, hay cây cọ vẽ là những biểu tượng cho ứng dụng sáng tạo đã thống lĩnh trên App Store. Nhưng liệu nó có quá lý thuyết không?
Thật ra, ban không cần quá cao siêu mới có thể nghĩ ra sự kết nối giữa ứng dụng và biểu tượng cho ứng dụng đối với loại này. Chẳng hạn như, ta có thể lấy một ống nghe để đại diện cho một ứng dụng y tế, một cái búa cho một ứng dụng xây dựng, một máy ảnh để tượng trưng cho nhiếp ảnh. Tất cả đều có ý nghĩa thực tiễn.
Chính vì thế, khi nói đến việc phác hoạ, vẽ tranh hay các ứng dụng sáng tạo khác, thì bút chì, cọ vẽ và bảng màu thường được dùng cho các biểu tượng ứng dụng. Tất cả đều là những dụng cụ trực quan quen thuộc cho quá trình sáng tạo.
Tuy nhiên, cũng giống như các ứng dụng bảo mật không nhất thiết phải có ổ khoá cứng cho máy tính xách tay, các công cụ năng suất không cần phải đánh dấu vào ô trống. Hay thậm chí là, các máy nghe nhạc kỹ thuật số không phải là nô lệ cho nút Play, và email thực sự không nhồi nhét trong một phong bì. Bạn có rất nhiều cách để sáng tạo ra những biểu tượng ứng dụng cho riêng mình.
Hãy nhớ rằng khi Photoshop chọn biểu tượng cho ứng dụng của mình là một cọng lông vũ, thì Adobe đã chuyển sang mô tả bộ phần mềm của nó như sự kết nối của các công cụ sáng tạo. Và biểu tượng đó không hề có một chiếc bút chì hoặc cọ vẽ nào cả. Có lẽ, đã đến lúc nhiều nhà thiết kế biểu tượng ứng dụng ngừng rập khuôn mọi thứ và sẵn sàng bùng nổ cá tính của riêng mình.
Theo CreativeBloq
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia