Đối với các Freelancer, việc xây dựng một mạng lưới khách hàng ổn định là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ 5 tips để mọi người có thể tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng khi mới bắt đầu con đường làm freelancer nhé.
Trong những năm gần đây, làm việc tự do (Freelance) đang là sự lựa chọn của không ít bạn trẻ bởi nó mang lại sự linh hoạt về mặt thời gian cũng như cơ hội để phát triển bản thân. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cuộc sống của các freelancer chỉ toàn màu hồng.
Chẳng hạn, mức lương của freelancer sẽ không cố định hàng tháng hoặc có những giai đoạn, bạn không nhận được một job nào từ khách hàng. Nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề này đó chính là freelancer chưa xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn định.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Vậy làm thế nào để bạn có được những khách hàng đầu tiên khi mới bắt đầu trở thành một freelancer? Hãy cùng Arena đi tìm câu trả lời nhé!
1. Làm freelance cho công ty cũ
Nghe có vẻ khó tin, song rất nhiều người đã lựa chọn làm freelance cho chính những công ty mà họ từng làm việc fulltime bởi 2 lợi ích chính sau đây. Thứ nhất, họ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thứ hai, họ nắm được quy trình thanh toán của khách hàng.
Ngay từ những ngày đầu làm freelance, nữ Designer kiêm họa sĩ Illustration Jacqueline Colley đã lựa chọn cách này để xây dựng mạng lưới khách hàng. Cô khẳng định: “Những khách hàng đầu tiên của tôi đều đến từ công ty cũ. Tôi sẽ không thể thành công như ngày hôm nay nếu không có sự giúp đỡ của họ”.
Tương tự câu chuyện của Colley, nhà sáng lập công ty truyền thông Nellie PR – Ellen Carroll cũng chia sẻ: “Sau khi biết tôi có ý định xin nghỉ để làm việc tự do, cấp trên đã đề nghị hợp tác với tôi với tư cách là vị khách hàng đầu tiên. Trải qua 16 năm, chúng tôi hiện vẫn là những đối tác đáng tin cậy của nhau”.
Nguồn ảnh: Bank Rate
“Đôi lúc, bạn cũng nên thử bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân” – Đây là lời khuyên đến từ nữ họa sĩ vẽ tranh minh họa Vicky Hughes. “Khi biết được công ty cũ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm họa sĩ Illustration, tôi đã đề nghị hợp tác với họ mặc cho nỗi lo bản thân chưa đủ năng lực. Thật may mắn là mọi chuyện diễn ra tương đối tốt đẹp. Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các bạn mới bắt đầu bước chân vào con đường làm freelance chính là hãy không ngừng thử thách bản thân”, Vicky giải thích.
2. Tận dụng các mối quan hệ có được từ công việc cũ
Ngay cả khi công ty cũ từ chối lời mời hợp tác, bạn vẫn hoàn toàn có thể tận dụng tối đa những mối quan hệ mà mình có được khi làm việc ở đó. Nhà giáo dục và nghiên cứu chiến lược Darnell Brown cho biết: “Tôi có được những khách hàng đầu tiên bằng cách liên hệ với những doanh nghiệp từng hợp tác với công ty cũ của mình. Tuy nhiên, tôi sẽ làm việc ở nhiều lĩnh vực đa dạng, thử nghiệm nhiều vị trí mới mẻ để tránh xung đột lợi ích với những đồng nghiệp cũ”.
Nguồn ảnh: Every Pixel
Huấn luyện viên freelance Jenny Holliday cũng chia sẻ câu chuyện tương tự: “Khách hàng tiếp cận thường có thể là những người mà bạn đã có cơ hội làm việc cùng khi còn ở công ty cũ. Vài tháng trước, tôi đã gửi email cho tất cả những nhãn hàng mà mình từng hợp tác trước đây. Rất nhiều trong số đó đã nhận lời đồng ý”.
3. Xây dựng networking từ những người xung quanh
Một mạng lưới khách hàng rộng rãi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối đa hóa cơ hội việc làm của một freelancer. Hãy nhớ rằng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ của bạn, đặc biệt là những người thân thiết nhất – Designer Thomas Foley khẳng định.
Nhà thiết kế đồ họa Dave Wright hồi tưởng lại: “Công việc freelance đầu tiên của tôi đến từ một người bạn cũng làm trong lĩnh vực thiết kế. Vì vậy, khi mới bắt đầu làm freelance hãy xây dựng networking từ những người xung quanh, những người có cùng sở thích hay cùng quan điểm làm việc với bạn. Việc này sẽ giúp cho quá trình làm việc của các mọi người trở nên đơn giản hơn rất nhiều”.
Nguồn ảnh: Great People Inside
“Đừng ngần ngại chia sẻ kế hoạch của bạn với những người thân thiết xung quanh bởi biết đâu, họ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!”, nữ Designer Sarah Fisher đưa ra lời khuyên.
Tuy nhiên, khi xây dựng networking từ người thân, bạn bè, bạn cũng có thể sẽ phải đối mặt với một số rắc rối đó. Họa sĩ minh họa Ben O’Brien lưu ý: “Trong nhiều trường hợp, bạn bè và người thân giúp đỡ bạn chỉ vì họ muốn sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc nhận được ưu đãi, giảm giá”.
4. Hãy giúp đỡ mọi người
Nhà phát triển WordPress Paul Trương nhận định rằng: “Tất cả mọi người đều thích những người tốt. Tôi có được khách hàng đầu tiên nhờ sự giới thiệu của một người bạn. Thế nhưng, vị khách thứ hai của tôi lại đến từ nền tảng Slack. Tôi chỉ đơn thuần giúp đỡ, giải đáp một số vấn đề của họ và cuối cùng, đã có người liên hệ lại và trở thành khách hàng thân thiết của tôi”.
“Tôi từng có thời gian tham gia các hoạt động tình nguyện cùng nhiều bạn trẻ. Nhiều người trong số họ sau này đã trở thành những khách hàng đầu tiên của tôi”, nhà thiết kế Katie Price chia sẻ câu chuyện của bản thân.
Nguồn ảnh: Wework.com
5. Tạo ra những thứ hay ho và chia sẻ nhiều nhất có thể
Liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng không phải là cách duy nhất để các freelancer tìm được việc làm. Nhiều nhà sáng tạo cho biết họ đã tìm được những khách hàng đầu tiên bằng cách thực hiện dự án cá nhân. Ben O’Brien là một ví dụ điển hình.
“Khi mới bắt đầu làm freelancer trong lĩnh vực phim hoạt hình, tôi đã chủ động đi khắp London và trình chiếu một vài đoạn phim VHS tại các hãng thu âm với hy vọng có thể thu hút sự chú ý của mọi người. 5 năm sau, tôi cũng làm điều tương tự với một bức tranh minh hoạ của mình. Cả hai lần đều cho tôi những kết quả ngoài mong đợi. Bây giờ, khi muốn chia sẻ những dự án mới, tôi chỉ cần đăng chúng lên các nền tảng trực tuyến và đợi các khách hàng tiềm năng tiếp cận”, O’Brien chia sẻ.
Giám đốc nghệ thuật kiêm họa sĩ vẽ minh hoạ Tim Easley bày tỏ sự đồng ý: “Khách hàng đầu tiên của tôi là Nike. Họ đã liên lạc với tôi sau khi nhìn thấy một vài tác phẩm của tôi trên Tumblr. Vì vậy lời khuyên của tôi là hãy luôn tạo ra những thứ thú vị và chia sẻ với mọi người”.
Nguồn ảnh: Dribble
Nữ hoạ sĩ Sarah J. Coleman chia sẻ câu chuyện tương tự: “Tôi đã cho Marks & Spencer xem một số tờ rơi quảng cáo mà tôi đã thiết cho đài phát thanh Birmingham và họ yêu cầu tôi thiết kế thêm đủ loại thiệp chúc mừng trẻ em”.
Nhà thiết kế – họa sĩ Illustration Hylton Warburton cũng kể lại: “Tôi có được khách hàng đầu tiên bằng cách thiết kế một vài tác phẩm cá nhân và đăng chúng lên Flickr’ sau đó là Insta, Dribbble và Twitter. Và rồi một công ty đã nhìn thấy những tác phẩm đó và ủy quyền cho tôi thực hiện chiến dịch Halloween của Nike”.
Nhìn chung, công việc cá nhân có thể coi là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng. Nhà thiết kế tự do Sophie O’Connor đưa ra lời khuyên: “Hãy chia sẻ những dự án mà bạn cảm thấy tự hào và muốn thực hiện nhiều hơn nữa trong tương lai”.
Nguồn: Creative Boom
Kem Kem
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |