Khi nói đến việc trở thành một người sáng tạo, chúng ta thường bị đóng khung với suy nghĩ ý tưởng là hữu hạn. Nhưng nếu thử một lần để suy nghĩ vượt ra khỏi định kiến, chúng ta sẽ thấy một bầu trời rộng lớn và nhận ra rằng sáng tạo là không giới hạn.
Quá trình sáng tạo giống như một cái giếng để lấy nước, là lối sống, thói quen, sự tự tin và các mức độ năng lượng của chúng ta. Khi giếng đầy tức là chúng ta đang có thói quen sống lý tưởng, nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh, thích nghi và tập trung cao độ trong công việc. Nhưng khi giếng cạn thì ngược lại, chúng ta luẩn quẩn, chìm đắm trong sự thất bại làm hạn chế sự tiến bộ, phát triển của chính chúng ta. Việc bắt tay vào dự án mới với một tâm trí trống rỗng sẽ dần dần bào mòn đi sự tự tin trong mỗi người.
Việc tốt nhất cần làm bây giờ là đổ đầy lại cái giếng của chúng ta. Trong phần tin Multimedia, Arena sẽ chia sẻ cùng bạn bốn mẹo cực kỳ hữu ích giúp bạn xây dựng lại sự tự tin trong sáng tạo và duy trì nó ở mức độ cao. Có thể bạn đã từng đọc qua ở đâu đó rồi, hoặc chưa, nhưng dù thế nào Arena hy vọng các mẹo nhỏ này sẽ phần nào giữ cho sự sáng tạo trong bạn tiếp tục duy trì và phát triển.
Tip #1: Hãy gõ, cửa sẽ mở!
Khi đề cập đến môi trường làm việc tốt nhất, chúng ta thường nói về mối quan hệ đồng nghiệp, sự hợp tác và những công nhận về năng lực của bản thân từ cấp trên. Nhưng thay vì tự đề xuất hay tự giác hỏi “Liệu tôi có thể làm được gì để giúp đỡ không?”, chúng ta lại thường chờ đợi một lời mời hoặc yêu cầu từ phía các đồng nghiệp hoặc sếp rồi mới bắt đầu mở lòng.
Nếu bạn có thể tự nhận định các vấn đề của khách hàng và quản lý mà không cần đợi hỏi, bạn sẽ tạo ra cơ hội để phát triển sự tự tin của bản thân bằng cách nỗ lực hết sức với kinh nghiệm và kiến thức của mình. Những người biết điểm mạnh của mình phù hợp với lĩnh vực và kiểu người cụ thể nào sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Chủ động hỏi ai đó là bước đầu tiên mà sự tự tin mở ra cho bạn một cơ hội chứng tỏ khả năng sáng tạo của mình, bởi vì chúng ta có xu hướng liên kết cơ hội với một cánh cửa mà người khác phải mở. Nhưng bước thứ hai để hoàn thành và đóng góp là hiểu rõ bản thân của mỗi người, thế mạnh mà bạn sở hữu và các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn thiết kế của bạn.
Điều này sẽ xác định lại mối quan hệ công việc, bởi vì tiếng nói của bạn được củng cố bằng kiến thức thuyết phục. Khi bạn biết rõ mình là ai, có thể hỗ trợ trong lĩnh vực nào, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất và khiến công việc của đối tác cũng trở nên thuận lợi hơn.
Tip #2: Tập trung vào thế mạnh của bản thân
Đi kèm với việc hiểu rõ thế mạnh của bạn là sự sáng tạo với một tâm trí rộng mở cùng niềm cảm hứng khi tham gia vào bất kỳ dự án nào. Những thứ bóng bẩy bên ngoài cùng sự nhàm chán lặp lại có thể phản bội lại kiến thức chuyên môn của bạn, khiến đồng nghiệp và khách hàng cho rằng bạn đang quá tò mò và không hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình.
Ý tưởng thứ hai ăn mòn khả năng tập trung vào thế mạnh của chúng ta là ham muốn ngấm vào xương tủy được giống như bạn bè, hàng xóm và thiết kế những sản phẩm tương tự như họ. Khi cảm thấy bị đe dọa bởi chất lượng công việc của người khác, bạn phải tự nhắc mình rằng mục tiêu của họ không phù hợp với mục tiêu của bạn, và lựa chọn của họ cũng vậy.
Và điều tồi tệ nhất là chúng ta chọn con đường bắt chước người khác với mong muốn được công nhận và tìm kiếm sự chú ý. Khi bạn nhận ra được rằng, sự khiêm tốn thực chất nằm ở việc nhìn nhận những ý tưởng mới cũng như thử nghiệm và nghiên cứu những vấn đề liên quan để tạo ra chúng.
Khi bạn nắm được đâu là việc cần tập trung, bạn có thể tự tin lựa chọn thế mạnh và lĩnh vực thiết kế của mình mà không cần phải chạy theo xu hướng. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên và bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp cũng như khách hàng của mình một cách chân thành.
Xem thêm các bài viết khác:
- Làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh hoàn hảo khi làm sáng tạo?
- Mở khóa hiệu ứng màu đơn sắc trong thiết kế đồ họa
- Arena Multimedia khai trương cơ sở thứ 8 tại Long Biên – Hà Nội
- Lễ tốt nghiệp niên khóa 2021 – 2024: Một hành trình khép lại, một chân trời mới mở ra
- Nét Huế: Nơi tìm về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống
- “Nhập môn” thiết kế Logo cho người mới bắt đầu
Tip #3: Dấn thân vào trải nghiệm thực tế
Khi bắt tay vào một dự án, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là thử nghiệm và thử nghiệm. Đừng tự tạo áp lực cho mình mà hãy chơi với sự sáng tạo, khi đó bạn sẽ có được sự tự tin mà tiếp tục đào sâu hơn và khám phá sự giàu có của trí tưởng tượng và các ý tưởng tuyệt vời.
Hãy dùng Sketchbook hoặc Adobe để phác thảo những ý tưởng ban đầu cho đến khi hoàn thiện một dự án. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội để kể về hành trình thiết kế một cách chân thực hơn và giúp khách hàng có thể ngay lập tức hiểu được concept của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên mà không cần phải giải thích dông dài.
Và cuối cùng, quan trọng hơn cả chính là sự khiêm tốn của việc hiểu biết sâu rộng, điều này đặt nền tảng cho những thành quả tuyệt hơn mong đợi và giúp bạn sáng tạo ra những sản phẩm mà bạn từng nghĩ rằng mình không thể.
Tip #4: Học cách trình bày ý tưởng (Pitching)
Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng thiết kế, đặc biệt là thiết kế đồ họa, phát triển song song với marketing. Cả hai đều có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành quảng cáo. Nhưng nếu sản phẩm của bạn tốt thì tại sao bạn lại không được ủng hộ?
Việc học cách trình bày câu chuyện về những tác phẩm xuất sắc không có nghĩa là chúng ta tìm kiếm sự công nhận hời hợt, nó chỉ đơn giản là làm tăng giá trị của quá trình thiết kế cùng niềm đam mê đồng điệu với khán giả. Bí quyết ở đây là hãy tập làm chính mình và không sử dụng mánh lới quảng cáo để thu hút mọi người. Bởi vì các mánh lới quảng cáo có thể hiệu quả một lần nhưng sẽ không có lần thứ hai.
Có một sự thật khác về Pitching đó là tất cả chúng ta đều trở nên tốt hơn khi luyện tập và trình bày ngắn gọn hơn theo thời gian. Nhưng có một sự khác biệt rõ rệt giữa việc muốn người khác thích những gì mà bạn đang nói so với việc giải thích lý do tại sao bạn lại say mê dự án cụ thể này. Những tình huống này tạo ra hai luồng suy nghĩ và kết quả hoàn toàn khác nhau. Khi bạn kể về niềm đam mê, trọng tâm sẽ là những gì bạn đang nói thay vì cách bạn trình bày thông qua việc biết được điều gì sẽ gây được tiếng vang với khán giả. Áp lực sẽ tan biến theo thời gian bởi vì bạn tập trung vào việc phục vụ cộng đồng thay vì thể hiện mình là ai.
Tóm lại là:
Việc xây dựng sự tự tin sáng tạo cần nhiều thời gian và nỗ lực chủ động. Hãy ghi nhớ những lời khuyên này vào lần tới khi bạn thấy mình thiếu cảm hứng hoặc nghi ngờ khả năng của mình:
- Hãy gõ, cửa sẽ mở: Hãy chủ động trong cách tiếp cận của bạn. Thay vì chờ đợi để được nhờ vả, cách tuyệt vời để xây dựng sự tự tin là chỉ cần chủ động hỏi làm thế nào bạn có thể sử dụng các kỹ năng của mình để giúp đóng góp vào mục tiêu lớn hơn.
- Tập trung vào thế mạnh của bản thân: Ngừng so sánh khả năng của bạn với những creator khác, hãy hiểu rằng tài năng và mục tiêu độc nhất của bạn tạo nên một bạn khác biệt giữa đám đông.
- Đừng ngại thử nghiệm: Hãy cho tâm trí của bạn không gian để lang thang và thử nghiệm nhiều giải pháp cho một vấn đề sáng tạo. Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn khám phá ra.
- Thực hành trình bày thiết kế của bạn: Bạn càng thực hành giải thích quá trình suy nghĩ đằng sau tác phẩm của mình, sự tự tin và niềm đam mê sẽ càng phát triển trong sự sáng tạo của bạn.
Khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong con người là vô hạn. Có thể bạn chưa tìm ra nó, hoặc đôi khi bạn đánh mất đi sự tự tin trong việc mà bạn từng giỏi nhất, thì cũng đừng cảm thấy chán nản hay bỏ cuộc. Hãy thư giãn bản thân và tham khảo các tips của Arena để tìm lại chính mình nhé!
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. Kỳ I: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) Kỳ II: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) Kỳ III: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game) Kỳ IV: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |
Phước Thùy
Nguồn tham khảo: Dribble
Dịch và biên soạn tiếng Việt bởi Arena Multimedia