Tìm ảnh cho thiết kế chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang cần những hình ảnh không quá phổ biến. Trong đây là 4 tips có thể giúp bạn tìm được một bức ảnh hoàn hảo giúp phần visual của thiết kế trở nên thu hút hơn.
Sai một ly, đi một dặm và nếu chọn sai hình ảnh, thiết kế của bạn dù đẹp đến mấy cũng khó lòng mà tỏa sáng. Vì vậy, việc lựa chọn hình ảnh là điều vô cùng quan trọng và không phải ai cũng biết cách chọn ra một bức ảnh đẹp, đặc biệt là khi bạn sẽ phải chọn một tấm trong hàng ngàn tấm trên các trang web cung cấp stock.
Chúng ta phải thừa nhận rằng đại đa số các hình ảnh trên “chợ” ảnh ngày nay đều không đạt chất lượng tốt. Do đó, các designer thông thường một là họ sẽ chấp nhận nhắm mắt cho qua và sử dụng các hình ảnh kém chất lượng, hai là họ phải sử dụng các hình ảnh đã được sử dụng quá nhiều lần. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để có thể kiếm được cho mình những kho ảnh ấn tượng. Và dưới đây là 4 cách giúp bạn hoặc bất cứ designer nào ngoài kia đang đau đầu có thể đem về cho mình những bức ảnh phù hợp nhất với từng dự án.
1. Tìm kiếm bên ngoài các kho ảnh phổ biến
Sẽ có những kho ảnh quen thuộc cứ nhắc tên là designer sẽ biết hoặc sẽ… “ớn”. Bởi vì khi quá phổ biến, khả năng cao là hình ảnh mà bạn chọn để tải về cũng sẽ được hàng vạn hay thậm chí hàng triệu designer khác cũng sẽ phổ biến. Nhưng nếu để kiếm được một hình ảnh vừa chất lượng, vừa không na ná người khác, bạn có chắc rằng mình đủ kiên nhẫn để ngồi xem hết hàng trăm trang hình ảnh để lựa chọn? Không ít designer sẽ nghĩ rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài các kho stock phổ biến, tuy nhiên, trên Internet vẫn có rất nhiều kho ảnh có “gu” và có thể nâng tầm thiết kế của bạn, chỉ là bạn chưa biết đến những nền tảng này mà thôi. Vì thế, hãy chịu khó nghiên cứu và tìm kiếm, biết đâu bạn sẽ tìm được “chân ái” của cuộc đời mình.
Một số nền tảng mà bạn có thể tham khảo:
Stills là một trong những website cung cấp hình ảnh ấn tượng cho giới thiết kế đồ họa. (Nguồn ảnh: Stills).
Website Stills. (Nguồn ảnh: Stills)
2. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận các nhiếp ảnh gia nổi tiếng
Nếu lượn ở các “chợ” ảnh, có lẽ bạn cũng sẽ nhận thấy rằng họ không có bất cứ quy chuẩn nào cho các bức ảnh được tải lên. Hoặc thậm chí một số trang web chấp nhận tất cả các bức ảnh từ người dùng mà không có điều kiện gì. Điều này đồng nghĩa với việc rằng những gì mà bạn nhận được từ các “chợ ảnh” cũng chỉ là những gì “tàng tàng” hoặc kém hơn.
Thời đại ngày nay khi công nghệ phát triển, một số nền tảng bán ảnh chất lượng cao bắt đầu có tiếng nói hơn. Thay vì chọn đi theo số đông với tôn chỉ về số lượng, các trang web này đặt chất lượng lên hàng đầu. Và khi lựa chọn chất lượng làm tôn chỉ, những hình ảnh của họ thường sẽ được chụp bởi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Đơn cử như trên nền tảng Stills, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm hình ảnh theo tên của nhiếp ảnh gia mà mình muốn cộng tác. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một gói ảnh được chụp theo concept nếu như có nhu cầu. Với những lợi ích tuyệt vời như vậy, các nền tảng như Still dần trở thành sự lựa chọn số một của các designer mỗi khi học cần tìm kiếm một hình ảnh nào đó.
Nguồn ảnh: Stills
3. Ảnh “nghệ” không nằm ở “chợ” ảnh
Chắc hẳn bạn đã không ít lần cảm thấy đau đầu vì không thể lựa chọn một bức ảnh ra hồn cho các dự án của mình. Đặc biệt là đối với các designer đang thực hiện các dự án có phần visual hơi trừu tượng, đậm chất “art” thì phần tìm kiếm hình ảnh phù hợp lại càng khó hơn bao giờ hết. Đó là lúc mà bạn cần mở rộng phạm vi tìm kiếm hình ảnh của mình đi xa hơi khỏi những quy chuẩn thông thường. Và bạn biết đấy, đối với những nhiếp ảnh gia có đầu óc, chắc chắn họ cũng sẽ muốn bán chất xám của mình cho những người biết tôn trọng nghệ thuật, dám bỏ tiền bản quyền để nhận lại được những gì xứng đáng. Vì thế, sẽ rất sai lầm nếu như bạn muốn những bức ảnh thật “nghệ” nhưng suốt ngày chỉ loanh quanh ở các “chợ” ảnh mà ai cũng đến.
Một hình ảnh phù hợp chắc chắn cũng sẽ nâng tầm thiết của bạn, chưa kể nó còn đem đến cho bạn niềm vui trong quá trình thực hiện dự án. Thử nghĩ mà xem, khi thiết kế với một bức ảnh “xoàng xoàng”, bạn có chắc là mình không bị “down mood” không? Đó chính là lý do mà khi thiết kế cần hình ảnh bên ngoài, bạn nên tìm cho mình những kho ảnh “ruột” thật sự chất lượng, để nó không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu mà còn giúp thiết kế của bạn trở nên khác biệt so với những người khác.
Bạn có chắc mình sẽ tìm được những hình ảnh thế này ở những kho ảnh quen thuộc? (Nguồn ảnh: Stills)
4. Đầu tư cho hình ảnh đúng cách
Nhiều người hẳn sẽ nói rằng: “Tại sao tôi phải mua ảnh? Tôi có thể tự chụp hoặc thuê người chụp cho mình cơ mà?”. Điều đó không sai nhưng hãy chỉ làm như vậy khi bạn có thật nhiều tiền cũng như thời gian. Còn nếu không hãy lựa chọn một nền tảng phù hợp với nhu cầu và bắt đầu chọn cho mình những hình ảnh ưng ý. Hãy đầu tư một cách đúng đắn khi ngân sách của bạn không quá lớn. Đó là cách để bạn tiết kiệm cả thời gian và chi phí của mình. Và sau đó, khi làm những dự án có nhiều sự đầu tư hơn, bạn có thể quay lại cách cũ và thực hiện các buổi photoshoot đúng như mong muốn.
Đơn cử, trên nền tảng Still, bạn có thể tìm các hình ảnh được chụp ở cùng một địa điểm và bởi một nhiếp ảnh gia. Đó không phải là điều mà bạn có thể kiếm ở bất kỳ kho ảnh nào khác. Ngoài ra, việc sử dụng một source ảnh cũng sẽ giúp dự án của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, hay thậm chí có thể khiến người khác nghĩ rằng chính bạn là người đã thực hiện các shoot ảnh đó.
Tuy nhiên, không thứ gì có chất lượng mà lại miễn phí cả. Để sở hữu những hình ảnh này, bạn sẽ phải trả một khoản phí. Có thể ban đầu, bạn sẽ cảm thấy hơi tiếc tiền vì phải chi trả cho phần hình ảnh, thay vì cứ download miễn phí như trước kia. Khi đó, hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng mà bạn nhận được sau khi hoàn thành thiết kế. Chắc chắn nó sẽ có sự khác biệt.Vì thế, đừng ngại chi tiền cho các bức ảnh, hãy xem đó là khoản đầu tư bắt buộc trong các dự án của bạn.
Nguồn ảnh: Stills
Kết
Có thể nói, lựa chọn hình ảnh là khâu vô cùng quan trọng và bạn cũng cần đầu tư thời gian, chất xám một cách đúng mức. Bởi vì, bên cạnh các yếu tố về typo, elements thì hình ảnh trong một thiết kế sẽ quyết định phần visual ấn tượng của dự án đó. Và dĩ nhiên, với những lưu ý đã được diễn giải chi tiết ở trên, bạn sẽ khó mà tìm được một hình ảnh ưng mắt ở những kho ảnh quen thuộc. Vì thế, hãy mở rộng tầm nhìn ra xa hơn, bỏ thêm thời gian nghiên cứu hay thậm chí là cả chi phí, chắc chắn bạn sẽ tìm được những kho ảnh chất lượng hơn cả.
Nguồn tham khảo: Dribbble
Win Win
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |