Cụm từ “3D” đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những bộ phim 3D, công nghệ 3D, TVC 3D, sân khấu 3D… Vậy 3D là gì? 3D kì diệu như thế nào? Muốn học để làm nên những sản phẩm về 3D thì nên học 3D ở đâu?
1. Khái niệm 3D
3D là tên viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều). Kỹ thuật 3-D mà người ta vẫn sử dụng một cách phổ biến hiện nay thường đi liền với khái niệm “đồ họa 3D” – tức là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính. Kỹ thuật này lần đầu tiên được biết đến trên màn ảnh vào năm 1995 với bộ phim hoạt hình nổi tiếng Toy Story (Thế giới đồ chơi) của hãng Walt Disney.
Bộ phim này đã mở ra một thời kì mới cho thể loại phim hoạt hình không chỉ với những hình ảnh đẹp hơn, sinh động hơn, “ăn đứt” khi so sánh với các bộ phim hoạt hình 2D truyền thống, mà còn dần làm xoá nhoà đi khoảng cách giữa những hình ảnh “thật” và “giả” trên phim.
Sau đó, công nghê Real 3D – không gian ba chiều “thật” đã ra đời. Khác với công nghệ phim 3D trước kia, vốn chỉ là những phim hoạt hình có các hình khối được dựng trong không gian ba chiều, nhưng nó vẫn bị giới hạn bởi không gian phẳng (2D) của màn hình, thì công nghệ Real 3-D làm cho người xem có cảm giác như những hình khối đó hoàn toàn thoát ra khỏi màn hình. Điều này khiến cho hình ảnh trên phim trở nên sâu và thật hơn rất nhiều.
Bộ phim được coi là làm theo công nghệ 3-D đầu tiên đã ra đời vào năm 1953 với bộ phim House of Wax, mở ra một thời đại doanh thu mới: Chicken Little (2005) của hãng Walt Disney thu về gần 100 triệu USD chỉ trong tháng công chiếu đầu tiên, Ice Age 2 có doanh thu gần 200 triệu USD chỉ riêng tại Mỹ, Shark Tale thì thu về 363 triệu USD, Madagascar đạt 525 triệu USD ở thị trường Mỹ…
Tuy nhiên, tham vọng của con người là không giới hạn. Đạo diễn lừng danh James Cameron đã quyết định cho thực hiện dự án Avatar – phim 3D do người thật đóng – vốn đã ấp ủ gần 11 năm trời của mình. Khác với những bộ phim hoạt hình 3D trước đó chỉ dựng hoàn toàn bằng máy tính, James Cameron đã sử dụng một loại máy quay phim kĩ thuật số 3D tiên tiến có hai ống kính song song, có thể định vị được những tiêu điểm khác nhau, thích hợp với từng địa hình quay và những hình ảnh này được sẽ được hiện ngay trực tiếp trên máy tính để có thể chỉnh sửa một cách tùy ý.
Có thể nói chính nhờ phương pháp này mà bộ phim Avatar đã trở thành một trong những người đi tiên phong mở ra “một trang sử mới cho lĩnh vực điện ảnh”.
Với sự hỗ trợ của 3D thì không cần huấn luyện một con hổ (trong Life of Pi) mà người ta chỉ cần con rối màu xanh lam, xanh lục là có thể thực hiện được những cảnh quay cần đến hổ. Hay những cảnh cả thành phố bốc cháy hoặc nổ tung thì chỉ cần dùng kỹ thuật 3D trên một phông nền màu xanh và một vài dụng cụ khác là có thể tạo ra những cảnh quay hoành tráng mà lại tiết kiệm được chi phí.
Công nghệ này còn giúp cho các diễn viên thực hiện được những “điệp vụ bất khả thi” như những cảnh bay lượn trên không hay những cảnh quay nguy hiểm. Và đương nhiên là 3D còn giúp chúng tạo ra những sinh vật không có trong thực tế, những con quái vật ghê rợn…
Những sản phẩm 3D không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí như game, hoạt hình, điện ảnh mà còn được sử dụng hiệu quả vào việc sản xuất các TVC, đào tạo, huấn luyện trong những ngành công nghiệp nhạy cảm như quốc phòng, y tế, giáo dục… mở ra một kỷ nguyên với nhu cầu lớn về hoạ sĩ hoạt hình 3D. Họ có thể hoạt động trong các lĩnh vực điện ảnh, video game, quảng cáo…
2. Học 3D ở đâu?
Tập đoàn Aptech Ấn Độ là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ 3D vào Việt Nam thông qua hệ thống giáo dục Arena Multimedia. Cho đến nay, Arena Multimedia đã khẳng định vị thế, trở thành thương hiệu mạnh mẽ, cơ sở đào tạo uy tín, bài bản với những giáo trình và thiết bị dạy học chuyên nghiệp, cập nhật.
Ở Arena Multimedia, tại học kỳ 1, 2 học viên được học những kiến thức nền tảng về tạo hình, màu sắc, chuyển động, làm phim. Đến học kỳ 3, 4 học viên tiếp tục được học chuyên sâu về 3D, các phần mềm 3DsMax, Maya, thực hành Tạo mô hình nhân vật (Modeling), Làm vật liệu và chất liệu cho mô hình 3D (Texturing), Diễn xuất (Rigging, Animation), kết xuất phim (Rendering)…
Hoàn tất Học kỳ 4, học viên trở thành chuyên gia vững vàng về kỹ thuật dựng mô hình, làm vật liệu và diễn hoạt chuyển động… Kết thúc kì học này, học viên có thể đảm đương công việc trong các công ty chuyên làm phim 3D ứng dụng trong quảng cáo, giải trí.
Đặc biệt, không chỉ có những buổi học trên lớp, Arena Multimedia còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hay về 3D, với khách mời là những chuyên gia có tiếng hàng đầu trong lĩnh vực này. giúp học viên không chỉ có kiến thức trên lớp mà còn có thêm những kinh nghiệm thực tế để làm việc. Các buổi hội thảo thường xuyên thu hút không chỉ học viên mà cả các bạn trẻ yêu thích, tìm hiểu về 3D cũng như các bậc phụ huynh đang cùng con tìm ra những ngành nghề phù hợp.
3. Tương lai của 3D tại Việt Nam
Ngành đồ họa thiết kế 3D là ngành Nhiều tiềm năng và cơ hội cho nhân lực trẻ Việt Nam trong tương lai. Trong buổi hội thảo “3D Animation – Hình dáng của tương lai” do Arena Multimedia tổ chức tháng 3/2013, Anh Trần Anh Khoa (chuyên gia 3D, giảng viên Arena Multimedia) cho biết “Ngành quảng cáo bằng công nghệ hoạt hình 3D đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn là một miền đất hứa tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, công nghệ hoạt hình 3D chính là lựa chọn hàng đầu trong cuộc chạy đua quảng cáo sản phẩm và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đó là nền tảng vững chắc của một thị trường nhân lực rộng lớn cho các chuyên gia – hoạ sĩ hoạt hình 3D trong tương lai”.
3D đang là một phần tất yếu trong cuộc sống của chúng ta trong mọi lĩnh vực: giải trí, giáo dục, y tế, xây dựng… Tại Việt Nam, thiết kế 3D vẫn đang thiếu hụt về nhân lực và nhân tài. Chưa có nhiều sản phẩm 3D chất lượng cộp mác “made in Vietnam”, phim hoạt hình 3D lại càng ít. Mảnh đất hứa 3D vẫn đang chờ những bạn trẻ tài năng, tâm huyết đến “khai hoang” và phát triển.