Trong phần cuối cùng, 12 “công cụ đắc lực” giúp Designer tối ưu quy trình và chi phí làm việc sẽ được hé lộ!
Tiếp nối những công cụ tuyệt vời ở hai phần trước, trong phần cuối cùng, bạn sẽ đến với 12 công cụ phù hợp với 4 nhu cầu khác nhau. Khác với những lĩnh vực cụ thể trước đó, các công cụ này sẽ được chia theo các nhiệm vụ, công việc mà các Designer sẽ cần phải tự mình đảm nhiệm trong quá trình làm việc.
Công cụ cho việc quản lý dự án và tổ chức
21. Trello
Trello là một nền tảng quản lý dự án trực tuyến và công cụ làm việc nhóm sử dụng thẻ và bảng. Công cụ cung cấp một giao diện linh hoạt và dễ sử dụng, giúp các nhóm tổ chức công việc, theo dõi tiến độ, và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Với giao diện kéo và thả, Trello giúp người dùng dễ dàng di chuyển và tổ chức công việc của họ. Nó cũng tích hợp nhiều tính năng khác như ý kiến phản hồi, thông báo, và tích hợp với nhiều ứng dụng và dịch vụ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và quản lý dự án hiệu quả.
Nguồn ảnh: Trello
Trello cung cấp phiên bản miễn phí với những tính năng cơ bản và giới hạn số lượng dự án có thể tạo. Bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên gói cao cấp hơn khi công việc đã ổn định và có nhiều dự án cần quản lý hơn, chi phí dành cho các gói này cũng tương đối phải chăng.
22. Asana
Nếu bạn đang vừa làm việc như một Designer tự do, vừa là một thành viên của một nhóm lớn, bạn có thể sẽ thích Asana. Asana là một trong những nền tảng quản lý công việc phổ biến nhất hiện nay. Công cụ trực quan này làm cho việc hợp tác nhóm, quản lý nhiệm vụ và theo dõi dự án trở nên dễ dàng hơn với tính năng lập kế hoạch và quản lý quy trình làm việc trực tuyến.
Một điểm nổi bật của Asana chính là công cụ này có thể đồng bộ với ứng dụng Calendar, từ đó có thể giúp người dùng xác định các mốc thời gian dễ dàng hơn. Theo đó, nhiều ứng dụng bên ngoài cũng được tích hợp hoạt động với Asana, trong đó có thể kể tới Github, Dropbox và Slack. Ngoài ra, trong Asana, các Designer có thể tự do điều chỉnh quyền riêng tư với mỗi dự án hoặc nhiệm vụ theo nhu cầu, đảm bảo tính bảo mật cho dự án.
Nguồn ảnh: Martool
Cũng như Trello, Asana cung cấp gói miễn phí có giới hạn thành viên nhưng vẫn có đủ các chức năng cơ bản, điều này sẽ rất phù hợp với các Designer và các đội nhóm có quy mô nhỏ.
23. Notion
Notion là một ứng dụng đa năng được thiết kế để giúp người dùng tổ chức thông tin, quản lý công việc và dự án, và tạo ra không gian làm việc sáng tạo với giao diện đẹp mắt và linh hoạt.
Ở Notion, người dùng có thể tạo trang làm việc (workspace) cá nhân hoặc chia sẻ với đồng đội để cùng làm việc. Các trang này có thể chứa các bảng, danh sách công việc, ghi chú, tệp đính kèm, và nhiều loại nội dung khác. Công cụ kéo và thả giúp tổ chức thông tin một cách dễ dàng và linh hoạt. Notion còn tích hợp các tính năng như lịch, ghi chú, trình xem bảng, v.v. Điều này tạo ra một nền tảng toàn diện, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng.
Nguồn ảnh: Notion
Ngoài ra, khả năng tương tác và hợp tác là điểm mạnh của Notion, nó cho phép nhiều người cùng làm việc trên một trang, theo dõi sự thay đổi, và chia sẻ ý kiến.
Notion là “ứng cử viên sáng giá” khi bạn cần một công cụ lên kế hoạch và quản lí công việc một cách hệ thống. Notion hoàn toàn miễn phí và cũng rất dễ sử dụng, nó rất lí tưởng cho nhiều công việc khác nhau.
Công cụ dành cho việc học tập và phát triển kỹ năng
24. Coursera
Được thành lập vào năm 2012 bởi Andrew Ng và Daphne Koller từ Stanford University, Coursera là một nền tảng giáo dục trực tuyến quốc tế nổi tiếng, cung cấp hàng nghìn khóa học và chương trình học từ các trường đại học và tổ chức nổi tiếng trên khắp thế giới. Nền tảng này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn cơ hội tuyệt vời để mở mang kiến thức trong các lĩnh vực bạn muốn theo đuổi.
Coursera cung cấp nhiều loại khóa học, trải từ khóa cơ bản miễn phí, các chương trình chứng chỉ, đến các chương trình học thuật chất lượng cao.
Nguồn ảnh: GitHub
Bằng cách tham gia các khóa học và tích lũy các chứng chỉ, bạn cùng lúc tích lũy thêm giá trị của bản thân và học cách làm việc một cách khoa học, có nền tảng. Trên cơ sở đó, bạn hoàn toàn có thể tăng giá trị các sản phẩm của mình cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
25. edX
edX là một nền tảng giáo dục trực tuyến cung cấp các khóa học và chương trình học trực tuyến từ nhiều trường đại học và tổ chức nổi tiếng trên thế giới. Được thành lập vào năm 2012 bởi Harvard University và Massachusetts Institute of Technology (MIT), edX đã nhanh chóng trở thành một trong những nguồn tài nguyên giáo dục trực tuyến hàng đầu. Hiện nay, nền tàng này sở hữu hơn 4,000 khóa học để bạn thỏa sức lựa chọn.
Nguồn ảnh: TechNoven
Nền tảng edX có giao diện tối giản, hiện đại và khá thân thiện với người dùng. Điều này khiến cho edX phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, edX có rất nhiều khóa học miễn phí hoặc với mức phí không quá đắt đỏ.
26. YouTube
Cái tên này đã quá là quen thuộc với bạn rồi phải không? Cái tên YouTube xuất hiện ở đây để nhắc bạn rằng nền tảng này không chỉ có những video hài hước về chó mèo hay video âm nhạc. Dành một chút thời gian tinh chỉnh từ khóa tìm kiếm, và bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nội dung giáo dục về gần như mọi chủ đề bạn có thể nghĩ đến. Việc tận dụng Youtube có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng sáng tạo của mình mà không tốn một xu đó!
Nguồn ảnh: hellowork
Youtube là một ứng dụng tối ưu cho cả điện thoại, máy tính, hay cả TV. Điều này cho phép bạn học tập ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào.
Công cụ cho lĩnh vực Marketing và xây dựng thương hiệu
27. Mailchimp
Hiện nay, tận dụng email marketing có thể là một cách tuyệt vời để kết nối, giữ liên lạc với khách hàng và thu hút các công việc mới. Mailchimp là nền tảng tiếp thị qua email được rất nhiều người yêu thích, hứa hẹn sẽ giúp bạn không bỏ lỡ xu hướng này. Công cụ này cung cấp các tính năng xuất sắc giúp bạn dễ dàng thiết kế, gửi đi và phân tích chiến dịch Email Marketing của mình.
Mailchimp cung cấp gói miễn phí bao gồm các tính năng cơ bản và có giới hạn đối tượng, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu với phiên bản này!
Nguồn ảnh: Crazy Egg
28. Buffer
Buffer là một công cụ quản lý truyền thông mạng xã hội cho phép lên lịch, xuất bản và phân tích nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác nhau. Công cụ này có thể giúp bạn xây dựng tệp khách hàng của mình một cách tự nhiên. Buffer cũng thành công với tính năng độc đáo – Pablo – cho phép bạn tạo đồ họa trực quan tuyệt đẹp để dễ dàng chia sẻ trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Buffer là có giao diện gọn gàng, tối giản, được xếp hạng cao trong số các công cụ cùng lĩnh vực nhờ tính dễ sử dụng. Dù sở hữu một loạt các tính năng tiếp thị, Buffer có mức giá khá phải chăng, rất phù hợp với “túi tiền” của các bạn đó.
Nguồn ảnh: GetApp
29. Hootsuite
Bạn đang cần lên lịch cho các bài đăng trên mạng xã hội? Điều đó có thể mất nhiều thời gian trong khi bạn muốn dành thời gian đó cho việc kiếm tiền từ công việc sáng tạo hơn. Hootsuite sẽ là giải pháp của bạn.
Hootsuit là một nền tảng quản lý truyền thông xã hội toàn diện giúp bạn làm mọi thứ nhanh, hiệu quả hơn hơn. Với Hootsuite, bạn có thể đăng bài viết, theo dõi tương tác, và quản lý nhiều tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau cùng một lúc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các chiến lược truyền thông quy mô lớn.
Nguồn ảnh: Qpien
Đây là một nền tảng trả phí, tuy nhiên mức giá cho các gói không quá đắt đỏ. Nếu bạn cảm thấy chưa chắc chắn liệu có nên bỏ tiền cho nền tảng này hay không, bạn có thể sử dụng gói thử nghiệm miễn phí trong 30 ngày do nền tảng cung cấp!
Công cụ cho việc hợp tác và giao tiếp
30. Slack
Slack là công cụ hỗ trợ hợp tác trong sáng tạo rất phổ biến hiện nay. Tất nhiên, chắc chắn có lý do để nó trở nên phổ biến!
Với Slack, người dùng có thể tạo các kênh (channels) để trò chuyện, chia sẻ tệp tin, tích hợp các ứng dụng, và theo dõi thông báo từ nhiều thiết bị khác nhau. Slack được tạo ra để giúp tăng cường hiệu suất và sự liên kết trong các nhóm làm việc.
Nguồn ảnh: Slack
Như nhiều ứng dụng khác, Slack có gói miễn phí, phù hợp với người mới bắt đầu với nhu cầu sử dụng chưa nhiều. Khi quy mô các dự án, công việc mở rộng hơn và bạn vẫn ưng ý Slack, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên các gói cao hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
31. Zoom
Zoom không chỉ dành cho thời kì đại dịch. Nền tảng họp trực tuyến này vẫn rất lý tưởng cho các cuộc họp trực tuyến, webinar và các dự án hợp tác nhờ vào khả năng dẫn truyền video, âm thanh và chia sẻ màn hình xuất sắc.
Nguồn ảnh: Zoom
Zoom cung cấp Gói Basic miễn phí với đầy đủ các tính năng cơ bản. Tuy nhiên, phiên bản này có giới hạn về thời gian diễn ra mỗi cuộc họp và số lượng người tham gia. Tùy theo quy mô và nhu cầu đội nhóm làm việc, bạn có thể cân nhắc chi trả cho gói cao hơn.
32. Miro
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ để bạn và những người cộng sự có thể cùng nhau triển khai ý tưởng trực tuyến, hãy thử Miro.
Đây là một nền tảng bảng trắng trực tuyến cho phép bạn minh họa, phát triển ý tưởng, lập moodboard và lên kế hoạch triển khai dự án cùng các thành viên trong đội nhóm. Miro có đầy đủ các tính năng như gọi video và âm thanh, tính năng chia sẻ màn hình, ứng dụng này sẽ tạo điều kiện cho bạn và những người cộng sự cùng nhau bàn bạc, góp ý chỉnh sửa và phát triển những ý tưởng của mình dễ dàng hơn.
Nguồn ảnh: Miro
Quan trọng nhất, Miro cung cấp tài khoản miễn phí với hầu hết các tính năng quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với phiên bản miễn phí trước và nâng cấp lên những gói cao hơn khi cảm thấy cần thiết.
Kết lại
Vậy là 32 “công cụ đắc lực” giúp các Designer tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như giảm bớt gánh nặng tài chính đã được bật mí. Hy vọng những công cụ này có thể đồng hành cùng bạn, giúp bạn tự tin hơn trên hành trình hướng tới những thách thức và mục tiêu sáng tạo mới.
Xem thêm: 32 công cụ vừa “thân thiện với ví tiền” vừa hỗ trợ đắc lực cho Designer (Phần 1)
Xem thêm: 32 công cụ vừa “thân thiện với ví tiền” vừa hỗ trợ đắc lực cho Designer (Phần 2)
Nguồn: Creativeboom
Anh Thư
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |