Tiếp nối phần 1, trong phần 2 của bài viết, Arena Multimedia sẽ bật mí cho các Designer những công cụ tiếp theo hứa hẹn sẽ hỗ trợ bạn tối ưu chi phí khi làm việc. Bạn đã sẵn sàng để khám phá cùng chúng mình chưa?
Bài viết trước đã “mở màn” bằng 11 công cụ khác nhau thuộc các nhóm lĩnh vực: thiết kế đồ họa và minh họa hình ảnh; nhiếp ảnh; làm phim và dựng animation. Đó đều là những lĩnh vực thiết kế ngày càng phổ biến và các Designer hoàn toàn có thể tận dụng những công cụ tuyệt vời đó mà không tốn một xu hoặc chỉ mất một khoản chi phí vừa túi tiền.
Để tiếp nối, trong bài viết này, chúng mình sẽ đem tới 9 công cụ thuộc 3 nhóm lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng xem đó là những công cụ nào nhé!
Ứng dụng cho lĩnh vực viết lách và văn học
12. Google Docs
Microsoft Word là không thể thay thế? Điều này không còn đúng nữa rồi bởi sự xuất hiện của Google Docs!
Được sử dụng trực tiếp trên trình duyệt, Google Docs là một trình xử lý văn bản dựa trên điện toán đám mây. Công cụ này cho phép viết, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu tức thì. Điều tuyệt vời nhất là nó hoàn toàn miễn phí và bạn có thể xuất tài liệu dưới nhiều kiểu định dạng khác nhau như Word, PDF, v.v. theo nhu cầu.
Nguồn ảnh: Google
Ngoài ra, Google Docs là một công cụ có giao diện rất dễ sử dụng. Công cụ này còn cung cấp tính năng chia sẻ và nhận đề xuất từ những người khác. Điều này có thể giúp các Designer dễ dàng làm việc cùng những người cộng sự cũng như nhận feedback từ khách hàng.
13. Grammarly
Chúng ta có thể cho rằng mình đã rất thành thạo ngữ pháp rồi, song cũng chính chúng ta – khó thể tránh khỏi việc bỏ sót những lỗi ngữ pháp nhỏ trong sản phẩm của mình. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này, Grammarly chính là công cụ giúp bạn giải quyết nó!
Nguồn ảnh: Grammarly
Công cụ này đóng vai trò như một trợ lý viết lách trực tuyến, cung cấp tính năng kiểm tra ngữ pháp, chính tả và cả gợi ý về phong cách viết. Nó còn có thể chấm điểm bài viết của bạn dựa vào các tiêu chí mà bạn lựa chọn.
Grammarly cung cấp phiên bản miễn phí và cả trả phí với nhiều tính năng chuyên nghiệp hơn, trong đó bao gồm kiểm tra vấn đề đạo văn và vi phạm bản quyền, giúp bạn kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
14. Reedsy
Viết và xuất bản cuốn sách của riêng bạn có thể là một hướng đi lí tưởng đáng cân nhắc để tăng thêm thu nhập một cách từ từ khi bạn làm việc tự do, đặc biệt nếu bạn có kiến thức sâu rộng đủ để chia sẻ. Nếu bạn là người đang muốn tận dụng tri thức của mình và đang tìm kiếm một ứng dụng “giá mềm” để thử sức, Reedsy chính là công cụ dành cho bạn.
Nguồn ảnh: Reedsy
Reedsy là nơi lý tưởng để bạn tạo ra bản thảo của mình từ những bước đầu tiên. Bạn có thể viết, định dạng và xuất bản sách bằng tính năng Reedsy Book Editor. Ngoài ra, Reedsy cũng giúp bạn kết nối với các biên tập viên, nhà tiếp thị, nhà thiết kế và người hiệu đính chuyên nghiệp trên thị trường để hoàn thiện và xuất bản tác phẩm.
Hầu hết các tính năng của Reedsy đều được cung cấp miễn phí. Trong trường hợp bạn muốn thuê các chuyên gia hỗ trợ hoàn thành dự án thì sẽ mất thêm chi phí.
Ứng dụng cho lĩnh vực sản xuất âm nhạc và âm thanh (audio)
15. Audacity
Audacity là phần mềm chỉnh sửa âm thanh có mã nguồn mở cho phép bạn ghi âm, chỉnh sửa và sản xuất các đoạn audio với nhiều hiệu ứng khác nhau. Ngoài ra, có một tin vui cho các Designer với điểm yếu là ngoại ngữ – Audacity có hỗ trợ tiếng Việt!
Nguồn ảnh: PCMag
Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Audacity hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi chỉnh sửa audio và lọc tạp âm. Nó được đánh giá là một công cụ tốt ngoài mong đợi, đến mức sẽ chẳng quá vô lí khi một ngày nó bắt đầu thu phí sử dụng. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra, vì vậy hãy sử dụng thoải mái nhé!
16. Hydrogen
Hydrogen là phần mềm tạo trống phù hợp với nhiều đối tượng, từ các newbie đến “dân lão làng”. Nó có thể sử dụng để tạo nhịp cùng âm thanh phù hợp cho sản xuất âm nhạc, cho phép người dùng nhập mẫu âm thanh ở nhiều định dạng khác nhau. Công cụ này được tạo ra bởi Alessandro Cominu, một nhà lập trình người Ý sử dụng bí danh Comix.
Nguồn ảnh: Wikipedia
17. LMMS
LMMS là viết tắt của “Linux MultiMedia Studio”. Đây là một công cụ miễn phí mang tới trải nghiệm của một trạm âm nhạc kỹ thuật số, cho phép bạn sáng tác, chỉnh sửa và sản xuất các bản nhạc của mình.
Nguồn ảnh: Ustility
LMMS là giải pháp thay thế cho các công cụ trả phí như FL Studio, giúp bạn sản xuất nhạc ngay trên máy tính của mình. Bạn có thể sử dụng LMMS để tạo ra những giai điệu, nhịp điệu, tổng hợp và pha trộn âm thanh cũng như sắp xếp các sample. Giao diện của ứng dụng này cũng rất dễ sử dụng vậy nên nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn hoàn toàn không phải quá lo lắng.
Ứng dụng cho lĩnh vực thiết kế web và thiết kế kỹ thuật số
18. WordPress
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ thiết kế web phù hợp với ví tiền hoặc hoàn toàn miễn phí để xây dựng trang web của riêng mình, WordPress có thể sẽ rất phù hợp với bạn đó!
WordPress là một hệ thống quản lý nội dung miễn phí và phổ biến nhất thế giới trong lĩnh vực xây dựng web. Bạn không cần phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình hay kĩ năng quá cao siêu, chỉ cần một chút tự tìm tòi, học hỏi, bạn đã có thể thông thạo cách sử dụng nó. Khi sử dụng WordPress, bạn sẽ giữ quyền sở hữu toàn bộ nội dung của mình tạo ra và có thể tùy chỉnh trang web theo ý thích bằng cách sử dụng các plugin.
Nguồn ảnh: WordPress
Nhìn chung, với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, có cả gói miễn phí và trả phí, WordPress là công cụ có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
19. Bootstrap
Nếu bạn hiểu biết một chút về lập trình và muốn thử sức với lĩnh vực này, bạn có thể sẽ ưng Bootstrap đó!
Bootstrap là một framework phổ biến, bao gồm các mẫu HTML, CSS, và JavaScript, được tạo ra để giúp bạn xây dựng trang web có giao diện tương thích trên nhiều thiết bị khác nhau (chuẩn Responsive). Bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quy trình, Bootstrap còn sở hữu một bộ sưu tập các mã nguồn mở và tiện ích hoàn toàn miễn phí, những tính năng này hứa hẹn sẽ giúp bạn tạo ra những website hoàn chỉnh với đầy đủ thành phần và chỉ mục.
Nguồn ảnh: Bootstrap Studio
20. Wix
Nếu bạn là một newbie chưa biết gì về lập trình và ngại học cách sử dụng WordPress, bạn hãy thử sức với Wix nhé!
Wix là một nền tảng trả phí, nhưng giá cả khá mềm, rất “thân thiện với ví tiền”. Nó tự động hóa mọi vấn đề khó khăn của việc xây dựng một trang web, cho phép bạn tập trung vào xây dụng nội dung và thông điệp của mình. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng trang web chỉ bằng cách sử dụng các công cụ kéo và thả bởi Wix cung cấp rất nhiều template sẵn với nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu, thẩm mỹ khác nhau.
Nguồn ảnh: Vinahost
Wix có giao diện đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với cả những người mới bắt đầu. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn, Wix cung cấp phiên bản miễn phí với các tính năng cơ bản, bạn có thể thử bắt đầu với phiên bản này.
Xem thêm: 32 công cụ vừa “thân thiện với ví tiền” vừa hỗ trợ đắc lực cho Designer (Phần 1)
Xem thêm: 32 công cụ vừa “thân thiện với ví tiền” vừa hỗ trợ đắc lực cho Designer (Phần 3)
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |