Tiếp nối phần 1, danh sách sau đây sẽ đưa bạn đến với vùng đất đa dạng của Typeface Design, nơi tập hợp các kiểu font chữ thiết kếthuộc mọi phong cách, từ đơn giản, phóng khoáng đến hình học, phức tạp hay thậm chí ẩn chứa những giá trị về lịch sử và nhân sinh.
Xem thêm: 14 font chữ thiết kế đáp ứng mọi “jobs” của Designer (phần 1)
Với 7 cái tên đầu tiên, chúng ta được chứng kiến sự ra đời của những kiểu chữ mới mẻ, độc đáo, tập trung thể hiện các yếu tố cơ bản của Typeface Design như độ dày mỏng, cao thấp, tương phản, hình khối, v.v… Ở phần 2 cùng 7 font chữ thiết kế còn lại, bài viết giúp bạn khám phá thế giới phức tạp của nghệ thuật thiết kế con chữ, không chỉ là quy tắc hay cấu trúc mà còn chứa đựng thế giới quan về con người, cuộc sống hay câu chuyện và phong cách riêng biệt mà nhà thiết kế luôn theo đuổi xuyên suốt hành trình sáng tạo.
Ảnh: I love Typography (ILT)
8. Font chữ thiết kế Urbanist của Corey Hu
Font chữ thiết kế Urbanist thuộc kiểu chữ sans-serif hình học, sở hữu độ tương phản thấp và được lấy cảm hứng từ những thiết kế hiện đại. Kiểu chữ này ra đời vào năm 2020 và là thành quả sáng tạo của Cory Hu – nhà thiết kế kiểu chữ tại Hoa Kỳ. Được xây dựng từ các hình dạng cơ bản, trạng thái trung lập của Urbanist giúp kiểu chữ trở thành lựa chọn hiển thị hàng đầu cho các sản phẩm in ấn hoặc thiết kế ở định dạng kỹ thuật số. Urbanist hiện có sẵn dưới dạng một phông chữ biến đổi, với các trục điều chỉnh độ đậm (từ 100 – 900) và độ nghiêng (từ 0 – 1).
Ảnh: GitHub
9. Font chữ thiết kế Humane của Rajesh Rajput
Humane là font chữ thiết kế miễn phí rất xứng đáng để bạn tải xuống. Thuộc kiểu chữ sans-serif với font-style vô cùng hẹp, Humane hỗ trợ đa ngôn ngữ cùng hệ thống màu sắc ấm áp, thân thiện. Kiểu chữ được tạo ra bởi Rajesh Rajput, nhà thiết kế chuyên về Typeface đến từ Ấn Độ. Humane hiện sở hữu 7 cấp độ dày, từ mỏng đến đến đậm (thin – bold), phù hợp ứng dụng trong việc hiển thị các dòng headline, tiêu đề, logo, v.v… “Kiểu chữ này dành cho tất cả mọi người.” – Rajesh bổ sung thêm: “Cuộc sống không công bằng với bất kỳ ai, và mọi người đều phải đối diện với những câu chuyện của riêng mình. Tuy nhiên, tình yêu và lòng trắc ẩn vẫn luôn tồn tại. Hãy kiên trì và tận hưởng bất cứ điều gì mà bạn sở hữu.”
=> Xem thêm: 18 thư viện nhạc mà dân làm video không thể bỏ qua
10. Roboto của Christian Robertson
Roboto là kiểu chữ sans-serif do Christian Robertson thiết kế dành cho hệ điều hành Android vào năm 2011. Cùng năm, Google Fonts đã tích hợp font chữ thiết kế này nhằm giúp cho giao diện web và thiết bị di động trở nên hiện đại, rõ ràng hơn. Christian hiện đang làm việc tại Google và studio thiết kế kiểu chữ của riêng mình – Betatype.
Ảnh: Dribbble
Nổi bật với thiết kế hình học mang cảm giác nhân văn, được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, từ trang web đến ứng dụng di động. Ngày nay, font chữ thiết kế Roboto đã trở thành một trong những font chữ phổ biến nhất trên Google Fonts. “Roboto mang bản chất kép”, Christian giải thích “Nó sở hữu phần lớn cấu trúc ở dạng hình học. Đồng thời, vẫn chứa đựng những đường cong thân thiện và cởi mở. Trong khi một số người cố gắng tạo ra nhịp điệu cứng nhắc cho thiết kế kiểu chữ của họ, Roboto không thỏa hiệp với điều này, chúng tôi cho phép các chữ cái được sắp xếp với chiều rộng tự nhiên của riêng nó.”
11. Pastiche Grotesque của Order
Pastiche Grotesque là kiểu chữ sans-serif, được thiết kế bởi Order – studio có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Phát hành vào tháng 12/2021, Pastiche Grotesque sở hữu thiết kế độc đáo, tươi vui với những đường cong phóng khoáng và kỳ quặc. Yếu tố này vô cùng phù hợp cho các định dạng tiêu đề hoặc văn bản hiển thị, đồng thời cũng là một trong những lựa chọn rất tốt cho các dự án đòi hỏi một chút hài hước và phá cách. Đội ngũ tạo ra Pastiche Grotesque đã mô tả font chữ thiết kế là “kiểu font thiết kế ‘fanfiction’ mà bạn tìm thấy ở phong cách Gothics vào cuối thế kỷ 19 thông qua lăng kính của Neo-grotesques giữa thế kỷ 20. Với font này, bạn cũng có thể hình dung Neo-grotesque sẽ trông như thế nào nếu như các font (tổ tiên) có độ tương phản thấp như Akzidenz hay Venus của chúng chưa được phát minh.”
Ảnh: creativeboom.com
=> Xem thêm: 26 công cụ làm việc tốt nhất dành cho dân thiết kế
12. Frame của Commercial
Ban đầu, Frame do Paul Barnes thiết kế dành cho hãng xe đạp Rapha, dưới sự hỗ trợ của Dan Milne và Thomas Bouillet. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà thiết kế William Caslon, đặc biệt là font chữ Great Primer của ông. Frame hiện bao gồm 4 cấp độ đậm nhạt khác nhau dành cho văn bản và tiêu đề, cũng như có sẵn dưới dạng font chữ biến đổi.
Kiểu chữ này có chiều cao khá lớn và giảm dần đối với phần descender (đoạn kéo dài bên dưới đường cơ sở). Serifs của kiểu chữ có cấu trúc đơn giản, sự thuôn dài và sắc nét được phản ánh trong đường nét của các đầu bóng. Chữ nghiêng chứa cả độ dốc và sự đều đặn thường thấy trong các tác phẩm của Caslon, khiến người xem cảm nhận nét đặc sắc nhưng vẫn không gây cảm giác mất tập trung.
Ảnh: creativeboom.com
Font chữ thiết kế Frame được phát hành bởi Commercial – một sự kết hợp giữa Paul Barnes và Christian Schwartz có trụ sở tại London và New York. Bộ đôi đã hợp tác từ năm 2004 trong nhiều dự án, nổi bật nhất là dự án Guardian Egyptian từng chiến thắng tại các giải thưởng. Công ty xuất bản các font chữ được phát triển bởi cả hai, nhân viên và cộng tác viên bên ngoài.
13. GT Pressura của Grilli Type
GT Pressura thuộc một kiểu chữ sans-serif do Grilli Type – công ty thiết kế chữ đến từ Thụy Sĩ sáng tạo nên. Sở hữu phong cách hiện đại với nguồn cảm hứng từ nghệ thuật thiết kế chữ của đất nước được mệnh danh là “thiên đường dưới trần gian” – Thụy Sĩ, GT Pressura rất phù hợp để ứng dụng trong các dự án thiết kế với nhiều mục đích như hiển thị web, branding, v.v…
Font chữ phát hành lần đầu tiên vào năm 2012, đến năm 2017 thì những ký tự cyrillic được bổ sung thêm. Phiên bản mới nhất năm 2022 hiện bao gồm 3 cấp độ đậm nhạt cùng chiều rộng hoàn toàn mới cho kiểu chữ. Tất cả tạo nên một GT Pressura vừa linh hoạt, mang tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn chứa đựng chức năng vô cùng lớn, là một lựa chọn tuyệt vời dành cho nhà thiết kế đang tìm kiếm kiểu sans-serif tối giản và hiện đại.
Ảnh: creativeboom.com
Grilli Type, nơi ra đời của font chữ thiết kế GT Pressura, do bộ đôi Noel Leu và Thierry Blancpain thành lập tại Thụy Sĩ vào cuối năm 2009. Công ty hiện sở hữu đội ngũ nhân sự ở khắp nơi trên thế giới, họ nhấn mạnh: “Chỉ vì chúng tôi là người Thụy Sĩ, điều này không đồng nghĩa rằng chúng tôi cũng trung lập. Chúng tôi tạo ra kiểu chữ có quan điểm của riêng mình, truyền đạt ý nghĩa vượt xa những gì mà ngôn từ có thể diễn đạt. Điều mà công ty quan tâm là: Kiểu chữ đó đang kể câu chuyện gì? Và nó sở hữu tính cách như thế nào?”
=> Xem thêm: Designer và câu chuyện bán thiết kế: Nền tảng nào xứng tầm công sức bạn?
14. Epicene của Klim
Epicene ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2021, Epicene Text và Epicene Display là những kiểu chữ Baroque lấy cảm hứng từ tác phẩm của hai bậc thầy thế kỷ 18, từng được xem như đối thủ truyền kiếp của nhau – JF.Rosart và JM Fleischmann. Đỉnh cao của một nghiên cứu kéo dài 10 năm về font chữ Baroque, đó là đã loại bỏ việc phân định giới tính khỏi ngôn ngữ hình ảnh. Về cơ bản, Epicene đã dung hòa tác phẩm từ hai người đàn ông này với nhau.
Ảnh: creativeboom.com
Cơ sở lịch sử của Epicene không thể ngăn cản kiểu chữ này trở thành một cái tên phổ biến ở thế kỷ 21: “Mặc dù chú ý đến tính lịch sử nhưng Epicene không phải là một kiểu chữ phục hưng lại những thứ đã có. Đây là một thử nghiệm trong việc hiện đại hóa các mẫu chữ Baroque mà không rơi vào cái bẫy của việc mã hóa giới tính.” – Chia sẻ từ nhà thiết kế Kris Sowersby.
Vì vậy, nhìn chung Epicene là một cách tiếp cận sáng tạo và chu đáo mà Klim – studio thiết kế kiểu chữ tại Newzealand đã dày công thực hiện. Đây vốn dĩ không phải một tai nạn mà là ý tưởng mang tính chủ đích, công ty giải thích: “Font chữ thiết kế của chúng tôi kết hợp nền tảng lịch sử, cùng sự chuẩn mực của nghệ thuật thủ công đương đại.”
Nguồn tham khảo: creativeboom.com
Diệu Ngô
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |