Lựa chọn font chữ thiết kế cho dự án vừa như niềm vui, vừa như nỗi ám ảnh lớn của mỗi Designer. Làm sao để cân bằng yếu tố thương mại và font cách cá nhân luôn là dấu hỏi khó tìm lời giải. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Arena Multimedia khám phá 14 gợi ý kiểu chữ giúp Designer giải tỏa nỗi lo này nhé!
Tương tự tình yêu, cảm xúc của nhà thiết kế dành cho các font chữ đôi lúc thoáng qua, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy mãnh liệt và đam mê. Mặt khác, mỗi Designer đều mong muốn trải qua năm tháng ổn định cùng một kiểu chữ chắc chắn, đáng tin cậy, có thể hỗ trợ và đồng hành xuyên suốt các dự án trong khoảng thời gian theo đuổi thiết kế.
Ảnh: The Studios
Dưới đây là danh sách 14 font chữ thiết kế giúp Designer tạo nên sự kết hợp hoàn hảo cho đời sống thiết kế của riêng mình, đáp ứng mọi cung bậc cảm xúc và mục đích cụ thể của nhà thiết kế. Tất nhiên, giữa vô vàn kiểu chữ sẽ không tránh khỏi lựa chọn chủ quan, nhưng dù bạn không thật sự yêu thích thì đây vẫn là những kiểu chữ được phát triển bởi đội ngũ studio và Designer xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới, rất đáng để bạn cân nhắc.
1. Irregardless của Ohno Type
Irregardless là kiểu chữ sans-serif do James Edmondson của công ty Ohno Type thiết kế, sở hữu giao diện tươi mới, dễ nhìn và vô cùng độc đáo. Về quá trình ra đời của kiểu chữ này, chính James cũng cảm thấy mơ hồ: “Một vài dự án có con đường phát triển rõ ràng nhưng Irregardless thì hoàn toàn trái ngược. Tôi không biết ý tưởng về kiểu chữ bắt nguồn từ đâu, và trong phần lớn thời gian nghiên cứu về Irregardless, tôi vẫn không chắc chắn dự án sẽ tiến triển đến đâu. Đây giống như một sự rèn luyện để tôi chống lại sự bốc đồng của bản thân, xây dựng thói quen để có thể sáng tạo những điều mới mẻ và không thoải mái.”
Ảnh: creativeboom.com
Được phát hành vào tháng 5/2021, font chữ thiết kế này là một trong số nhiều kiểu chữ vui nhộn và mang tính nguyên bản của Ohno Type mà James đã ra mắt vào năm 2018. Cùng với việc sáng tạo font chữ, công ty cam kết đưa Ohno trở thành một cái tên ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng Graphic Design và Typography Design. Để thực hiện hóa mục tiêu này, họ sẽ tiến hành những buổi đối thoại, chia sẻ cùng sinh viên, hoặc đưa ra lời nhận xét, góp ý và các nội dung giáo dục miễn phí.
2. NaN Tragedy của NaN
NaN Tragedy là một font chữ gốc được tạo ra bởi JB Morizot từ NaN theo định dạng văn bản, chữ nghiêng và kiểu chữ hiển thị. Cấu trúc và nguồn năng lượng NaN Tragedy của hướng đến sự đối lập cùng tồn tại bên trong một thực thể: “Cổ điển nhưng vẫn mang tính đương đại. Độc đáo nhưng vẫn có tính tiện dụng. Năng động, font khoáng nhưng vẫn chắc chắn. Lộng lẫy nhưng rõ ràng và đơn giản.”
NaN Tragedy Text kết hợp các chức năng của kiểu chữ văn bản với hình dáng độc đáo, sử dụng hiệu chỉnh quang học để hiện thị tính năng. Chẳng hạn như font cách hướng nghiêng của ký tự và độ tương phản dày mỏng từ kiểu chữ thư pháp. Trong khi đó, thiết kế của font chữ NaN Tragedy Display mang tính nhỏ gọn và chặt chẽ hơn, góp phần nhấn mạnh sự đặc sắc cho những dòng thiết kế tiêu đề.
Ảnh: creativeboom.com
Phát hành lần đầu tiên vào năm 2019, đây là một trong nhiều kiểu chữ tuyệt vời được thiết kế bởi NaN, studio chuyên về Graphic Design và Typeface Design tại Berlin và Sydney. Đội ngũ studio cho biết: “Cùng hệ thống cộng tác viên, đội nhóm và khách hàng tuyệt vời của chúng tôi, chúng tôi khám phá tất cả mối liên quan giữa code và công nghệ nhằm phục vụ cho các mục đích cụ thể của từng dự án.”
3. Everett của TYPE.WELTKERN
Everett là một kiểu chữ sans-serif sở hữu thiết kế tối giản. Cấu trúc đối xứng của Everett được tạo nên bởi sự kết hợp giữa nét vẽ truyền thống và các yếu tố kỹ thuật. Những chi tiết mạnh mẽ trong kiểu chữ tạo nên tính tập trung cao độ nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái cho việc đọc, cân bằng hài hòa bởi tính đồ họa và mục tiêu gây sự chú ý, thu hút đối với người xem.
Sự phối hợp giữa ascenders (phần chữ nằm trên đường cơ sở) và descender (đoạn kéo dài bên dưới đường cơ sở) cho phép người thiết kế sắp đặt văn bản với khoảng cách dòng chặt chẽ, tiết kiệm không gian. Các font chữ được trang bị những phong cách khác nhau, bao gồm cả chữ ghép, phân biệt chữ hoa và chữ thường cùng nhiều tính năng hơn nữa. Sự thay đổi độ dày mỏng từ Hairline đến Super với chữ in nghiêng tương ứng, tạo thành tính nhất quán và linh hoạt, phù hợp là font chữ thiết kế dành cho thiết kế sách, poster, bộ nhận diện thương hiệu, hệ thống biển báo, v.v…
Ảnh: creativeboom.com
Ban đầu, kiểu chữ Everett xuất hiện từ năm 2015, khi Nolan Paparelli vẫn còn trong quá trình học tập tại ECAL (Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Lausanne, Thụy Sĩ). Theo đó, Nolan được truyền cảm hứng từ tác phẩm của nhiép ảnh gia người Mỹ – Daniel Everett. Khi Nolan phát triển kiểu chữ này, nó nhanh chóng in đậm dấu ấn cá nhân và trở thành phong cách riêng của nhà thiết kế với thể loại nghệ thuật bí ẩn, kỳ lạ (Grotesque).
Everett chính thức xuất xưởng vào tháng 3/2021, là một trong những kiểu chữ cao cấp do TYPE.WELTKERN, công ty thiết kế kiểu chữ của Thụy Sĩ thành lập vào năm 2021 bởi Nizar Kazan. Mục tiêu chính của TYPE.WELTKERN hướng đến việc tôn vinh đội ngũ nhà sáng tạo làm ra các kiểu chữ, chia sẻ doanh thu từ đối tượng, sách hoặc font chữ thiết kế mà họ sản xuất và xuất bản. Công ty tự hào rằng nhà thiết kế của họ đạt được phần trăm doanh số tốt hơn so với mức trung bình thị trường.
4. Font chữ thiết kế Rainer của Vectro Type
Rainer thuộc kiểu chữ sans-serif hình học, sở hữu kiểu dáng thời thượng và hiện đại, phù hợp cho những tiêu đề chặt chẽ hoặc bất cứ đối tượng nào cần đến định dạng big type để tạo điểm nhấn và gợi tâm trạng cho người xem. Rainer được nén với khẩu độ đón, chiều cao font chữ khá lớn, phần ascenders (chữ nằm trên đường cơ sở) ngắn và descender (đoạn kéo dài bên dưới đường cơ sở) còn ngắn hơn. Rainer bao gồm 12 font cách cùng 6 mức độ đậm nhạt khác nhau (từ Hairline đến Bold) ở dạng thẳng, nghiêng và đi kèm một số hỗ trợ ngôn ngữ mở rộng, cũng như tất cả thể loại hình dạng mũi tên và ký tự được chọn lựa một cách cẩn thận.
Ảnh: creativeboom.com
Font chữ thiết kế Rainer do Philipp Neumeyer thiết kế và được phát hành bởi Vectro Type – studio lĩnh vực Typeface Design có trụ sở tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, chuyên thiết kế kiểu chữ theo yêu cầu, các dịch vụ sản xuất font chữ, v.v… Thành lập vào năm 2015 bởi bộ đôi Travis Kochel và Lizy Gershenzon, studio nổi tiếng với việc khám phá điểm giao thoa giữa công nghệ, sự hữu ích và nét vui tươi trong thiết kế kiểu chữ.
5. Iskry của Laic
Iskry là kiểu chữ serif với những ký tự độc đáo và kỳ quặc, chứa đựng sự tương phản mạnh mẽ, sắc nét và rực rỡ, vô cùng thích hợp cho mục đích hiển thị trên màn hình hoặc sử dụng trong các ấn phẩm in ấn. Trục chữ cái của kiểu chữ vô cùng đa dạng kết hợp cùng chiều lớn, phù hợp để ứng dụng cho thiết kế tiêu đề.
Ảnh: creativeboom.com
Font chữ thiết kế Iskry ra đời vào tháng 1/2020 bởi Laic – một studio thiết kế đồ họa có trụ sở tại Warsaw, Ba Lan chuyên về thiết kế kiểu chữ và các tác phẩm nghệ thuật bằng con chữ. “Iskry” trong tiếng Ba Lan có nghĩa là “tia lửa”, studio giải thích: “Tia lửa là thứ gì đó rất nhỏ, có thể đột ngột phát ra một sự ấm áp hoặc ánh sáng nhưng cũng có thể là những mảnh nhỏ của chất liệu phát sáng.”
6. Queen của Kilotype
Queen được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2019, là một kiểu chữ hiển thị với lối thiết kế cổ điển và thanh lịch, lấy cảm hứng từ thiết kế của Bodonis & Didots. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Queen nằm ở việc lược bỏ những cấu trúc có phần cứng nhắc và tập trung hướng đến sự tươi vui trong thiết kế. Font chữ thiết kế Queen nhận được nhiều điểm cộng nhờ việc tích hợp một loạt tính năng và sự phức tạp của kiểu chữ.
Ảnh: creativeboom.com
Queen sở hữu 3 độ rộng (Compressed, Condensed và Standard), được thiết kế với ý tưởng chủ đạo về sự đa dạng và kỳ quặc, đồng thời những tiêu chuẩn liên quan đến nhịp điệu trong thiết kế cần phá vỡ để có thể phát triển hơn nữa. Kiểu chữ thống nhất chữ “a” sẽ nghiêng về phía sau với các hướng nhấn nét xen kẽ của chữ “e” và “o”. Trong khi đó, chữ “t” nằm trên đường cơ sở, hoán đổi phần đuôi truyền thống bằng một kiểu chữ có chân. Đồng thời, các phần loe ra bên ngoài cũng được gọt giũa, tạo thành chữ “f” in nghiêng tương phản với phần cuối tương tự hình giọt nước.
Queen được sáng tạo bởi Kilotype – một xưởng đúc chữ của Đức thành lập vào năm 2017, hứa hẹn hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cũng như sở hữu tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao đối với mọi kiểu chữ. Bên cạnh hệ thống danh mục kiểu chữ của riêng họ, Kilotype còn phát triển giải pháp tùy chỉnh dành cho khách hàng thương mại và các tổ chức.
7. Font chữ thiết kế Dazzed của Displaay
Dazzed là một kiểu chữ sans-serif tỷ lệ hẹp và được sử dụng đầu tiên cho mục đích điện ảnh, dung hợp một số phong cách trong một font chữ. Phát hành lần đầu vào tháng 7/2019, kiểu chữ gợi lên sự hài hước, kỳ quặc và kịch tích, thể hiện qua các chữ “a”, “e”, “c” và “g”. Đồng thời, Dazzed còn mang đến cảm giác hành động, khoa học viễn tưởng trong thiết kế của chữ “t”, “f”, “r”. Đặc biệt, phần đầu cuối bị cắt bỏ một phần, tương phản với những dạng chữ cổ điển khác. Các dấu chấm được thiết kế theo dạng hình tròn, giúp người đọc dễ dàng nhận dạng hơn, cũng như hệ thống chữ in nghiêng 18° với các mức độ thấp hơn vẫn có sẵn theo yêu cầu.
Ảnh: creativeboom.com
Dazzed do studio Displaay phát triển, đây là địa chỉ chuyên về thiết kế đồ họa và thiết kế kiểu chữ, được thành lập vào năm 2016 và có trụ sở tại Praha, Cộng Hòa Séc. Lấy cảm hứng từ những khoảnh khắc không hoàn hảo, Displaay tập trung vào bán lẻ và các font chữ thiết kế tùy chỉnh, đồng thời phát triển những kiểu chữ đặc biệt, hiếm thấy trên thị trường.
Xem thêm: 26 công cụ làm việc tốt nhất dành cho dân thiết kế (Phần 2)
Nguồn tham khảo: creativeboom.com
Diệu Ngô
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |