Đã qua rồi cái thời chỉ cần phấn đấu vào đại học là có thể yên tâm về một tương lai nghề nghiệp sáng sủa.
Giờ là lúc bạn có thể không có, hoặc cất tấm bằng ở nhà để đi làm nếu bạn biết lựa chọn trường học, ngành học thông minh và khởi động công việc từ sớm.
Mấy bằng đại học: Vẫn thất nghiệp!
Ngày nay, không mấy sinh viên cảm thấy an tâm với “chỉ” một tấm bằng đại học khi ra trường. Nguyễn Văn Tài – Cử nhân Y khoa chuyên ngành Đông y là một ví dụ như vậy. Tốt nghiệp cùng lúc cả Đại học Y và ĐH Ngoại ngữ, có chứng chỉ tin học, nhưng 3 năm nay Tài vẫn chưa ổn định được nghề nghiệp.
Khi còn học, lịch học quá dày đặc và nặng nề khiến cậu không có thời gian nghĩ đến việc đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm như một số bạn bè. Ra trường, mất một thời gian dài cậu mới xin vào được một bệnh viện tỉnh, nhưng chỉ được phân công làm những công việc đơn giản chứ chưa được bắt tay làm nghề ngay, do đặc thù công việc ngành y còn nặng tính định kiến “thầy già, con hát trẻ”. Thêm vào đó, lương Nhà nước ba cọc ba đồng nên một thời gian sau, cậu bỏ ra ngoài định mở phòng mạch riêng. Tuy nhiên, điều đó có vẻ là không khá thi với một bác sĩ trẻ thiếu kinh nghiệm và tài chính như Tài.
Trường hợp bạn Trần Thanh Hương – Cử nhân báo chí lại hơi khác một chút. Yêu nghề, học giỏi, nhưng đến khi cầm tấm bằng đi xin việc, Hương mới thấm thía cái nghịch lý giữa lý tưởng và hiện thực. Ra trường vào thời điểm môi trường báo chí nở rộ với hàng trăm ấn phẩm, nhưng kiếm được việc lại hoàn toàn không dễ dàng. Những tờ báo lớn, nghiêm túc thì hoặc là đòi hỏi kinh nghiệm làm nghề, hoặc là phải có yếu tố con ông cháu cha. Nhiều tờ báo nhỏ đăng tin tuyển phóng viên nhưng khi cô đến dự tuyển lại đặt vấn đề luôn là phải biết… bán quảng cáo. Hương thấy mình hoang mang không biết bắt đầu từ đâu.
Nhìn lại thực tế đào tạo hiện nay mới thấy còn nhiều hạn chế, bất cập. Hàng năm, cứ mỗi mùa tốt nghiệp, hàng trăm nghìn tân cử nhân hồ hởi ra trường với tấm bằng tốt nghiệp trong tay. Tuy nhiên, có một con số không nhỏ trong số họ khá chật vật khi xin việc làm hoặc là phải tiếp tục trau dồi kỹ năng làm nghề, những thứ họ bị thiếu hụt hoặc lạc hậu so với đòi hỏi thực tế của công việc.
Mặt khác, do có sự bất hợp lý giữa đầu vào đào tạo và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, một số ngành nghề đào tạo tràn lan trong khi ngành nghề khác lại thiếu hụt, nhiều sinh viên ra trường đã nhanh chóng gia nhập đội quân thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề để “lấy ngắn nuôi dài”. Điểm sáng trên bức tranh tối màu Xu hướng chọn nghề đúng sở thích và thế mạnh đang dần lật ngược thế cờ trước trào lưu theo đuổi bằng cấp, không cần biết những thứ “được học” và “học được” có phù hợp với mình hay không. Chưa có nhiều bạn trẻ can đảm, nhưng ít nhất những bạn này đã bắt đầu hưởng “trái ngọt”.
Cung Loan Trang (Học viên Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia) là một ví dụ như vậy. Yêu nghề thiết kế đồ họa, muốn tìm một nơi hợp lý để theo học là tất cả những gì Trang nghĩ khi bắt đầu. Chưa cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp nhưng hiện tại Trang đang làm nhân viên thiết kế chính thức của website mua bán trực tuyến Vatgia.com.
Môi trường học tập của Arena Multimedia giúp Trang va chạm nhiều công việc khác nhau trước khi đi làm chính thức
Thích sự trải nghiệm và muốn có thu nhập là lý do khiến Trang liều mình xin việc làm khi bản thân chưa hề có bằng cấp hay kinh nghiệm. “Theo mình, hiện nay các công ty thực sự cần kỹ năng làm việc tốt hơn là một tấm bằng. Một tấm bằng sẽ có giá trị khi người sở hữu nó làm được việc, còn thì 90% năng lực sẽ quyết định vị trí của bạn trong công việc” – bạn Trang cho biết thêm.
Một số sản phẩm mà Trang tham gia thưc hiện cùng team của mình khi học Arena Multimedia
Có cùng suy nghĩ như: Cung Loan Trang, bạn Đặng Thùy Dung đã từng vừa làm làm cộng tác viên hưởng lương cho vài ba công ty ngay trong thời gian đang theo học thiết kế đồ họa tại Arena Multimedia.
Dung đã có sự kết hợp khá khôn ngoan khi đang là sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp và theo học song song tại Arena Multimedia để cập nhật công nghệ và định hướng công việc nhanh nhạy hơn. “Tính chất công việc của tôi cần sự cọ xát thực tế, nên tôi đi làm ngay khi có thể, chứ không chờ phải nhận bằng tốt nghiệp. Những công ty tôi từng làm việc đều biết tôi còn đang học nhưng họ không thấy có vấn đề gì, miễn là tôi đáp ứng được công việc” – bạn Dung chia sẻ.
Tích cực tham gia và giật giải trong các cuộc thi thiết kế là một trong những bí quyết để Dung có nhiều kinh nghiệm làm việc. Hiện tại Dung đang làm thiết kế tại tập đoàn FPT
Một số nghề nghiệp khác cũng có thể đem đến bất ngờ cho bạn như vậy, như: đầu bếp, tạo mẫu thời trang… Lý giải điều này, thầy Vũ Anh Đức – Giám đốc trường Đào tạo Arena Multimedia cho biết: “Học đại học, cao đẳng hay học Arena Multimedia thực chất đều là học để có một nghề nghiệp, mục đích học xong là dùng kiến thức đó đi làm. Vậy nên, ở đâu, ngành nào chú trọng đào tạo khả năng làm việc thực tế, dạy bám sát các yêu cầu tuyển dụng, ở đó sinh viên khả năng việc làm cao, đi làm sớm và ngược lại”.
Ngày 22/06/2013 Arena Multimedia đã trao bằng tốt nghiệp cho 256 bạn học viên TP.Hồ Chí Minh, trong đó có gần 70% học viên đã có việc làm.
Bởi vậy, sáng suốt lựa chọn ngành nghề phù hợp để theo học, dựa trên khả năng, sự đam mê cũng như nhu cầu của thị trường chính là bài toán quan trọng đặt ra cho mỗi bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp của mình.
Theo Kênh14, Vnexpress