Đâu là cơ hội mà thế hệ trẻ nên nắm bắt để vững vàng bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số? Đứng trước nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn, Multimedia Design có phải con đường phát triển tối ưu?
Với kinh nghiệm đồng hành và dẫn dắt cho rất nhiều bạn trẻ thành công bước chân vào ngành công nghiệp sáng tạo, Thạc sĩ Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia sẽ mang đến nhiều chia sẻ đặc biệt về nghề thiết kế trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Trở về nước sau khi nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Mỹ thuật Đa phương tiện (Master of Multimedia Design) tại Monash University (Australia), anh có rất nhiều trăn trở và nỗ lực khi cùng với Arena Multimedia Head Office ở Mumbai góp phần hoàn thiện xây dựng và luôn cập nhật chương đào tạo Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện phù hợp cho học sinh, sinh viên Việt Nam và làm cách nào để họ vững vàng tiến vào ngành công nghiệp Sáng tạo.
Thưa anh, gần đây chúng ta thường được nghe nhiều về khái niệm “chuyển đổi số”. Vậy “chuyển đổi số” là gì và nó có ảnh hưởng ra sao đối với ngành Multimedia Design trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng?
Thật khó mà có được một định nghĩa chính xác về chuyển đổi số, bởi quá trình này sẽ khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, hiểu một cách khái quát thì nó là sự chuyển dịch những thói quen truyền thống của người dùng sang các nền tảng kỹ thuật số từ truyền thông, quảng cáo, cho tới giải trí, giáo dục.
Ví dụ, trước đó hoạt động quảng cáo để thúc đẩy bán hàng của các doanh nghiệp hay cá nhân thường diễn ra dưới hình thức treo băng rôn, dán áp phích, phát tờ rơi, thì giờ đây, cùng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, chúng ta có hàng tá lựa chọn tối ưu khác như: Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter….và các nền tảng điện tử khác như Website, App, Game. Doanh nghiệp, tổ chức, cá thể muốn thành công thì phải nắm bắt được thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra những phương pháp tiếp cận khách hàng hợp lý và hiệu quả hơn. Do vậy chuyển đổi số là quá trình không thể tách rời khỏi sự phát triển của nhân loại.
Cùng nhìn qua vai trò mà “Multimedia Design” ảnh hưởng trong ba lĩnh vực dưới đây để có thể hiểu thêm về việc chuyển đổi số trong ngành thiết kế ứng dụng:
– Giáo dục: Hỗ trợ làm hình ảnh minh họa để bài giảng trở nên trực quan, sinh động hơn (Nhân vật lịch sử 3D, Motion Graphic,…). Xây dựng các bài giảng bằng video, dùng công nghệ VR để có thể trải nghiệm, học tập thú vị hơn. Các mobile app hỗ trợ việc học như: tiếng Anh, thể dục, tìm hiểu thế giới.
– Thiết kế: thiết kế các ấn phẩm tĩnh trên các nền tảng kỹ thuật số, banner trên facebook, youtube, website,… như banner , poster, logo, catalog,… và có thể tương thích nhiều thiết bị điện tử khác nhau (PC, Mobile, Tablet).
– Giải trí: Phim ảnh, 3D Game, 3D Animation, VFX…xây dựng các nội dung cho các nền tảng chiếu phim, video, tải app trực tuyến như Netflix, Apple TV, Amazon Prime, Disney Plus, Iflix, Danet, Youtube, Tik Tok, iTunes, Google Play…
Về mảng thiết kế đồ họa, theo tôi đánh giá, một trong số những nghề sẽ phát triển mạnh trong kỷ nguyên chuyển đổi số đó là UI/UX (Giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng). Lý do bởi vì, tất cả những hoạt động số hóa hay chuyển đổi số đều thông qua mobile app. Trên mobile app, phần giao diện và trải nghiệm rất quan trọng. Khảo sát những sàn tuyển dụng mới thấy, nhu cầu tìm nhân sự giỏi về UI/UX cho các doanh nghiệp rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng kịp. Làm sao có đủ tiềm lực để trình làng những app vừa đẹp vừa dễ sử dụng trở thành thách thức lớn chưa có giải pháp ổn định.
Chưa dừng lại ở đó, sự nở rộ của các nền tảng xem phim trực tuyến đã tạo ra rất nhiều đất diễn để những người làm phim kỹ thuật số, phim ngắn, web drama, sitcom có cơ hội để thể hiện khả năng và sống với đam mê, cũng như thuận lợi để phát triển nghề nghiệp hơn. Nếu như trước đây, những sản phẩm phải qua nhiều vòng kiểm duyệt mới có may mắn được trình chiếu trên các kênh truyền hình như VTV, VTC, HTV, HanoiTV.. thì giờ nhờ sự phát triển của mạng xã hội ai cũng có thể mở một kênh truyền hình cho riêng mình và dễ dàng tiếp cận số đông khán giả.
Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Game – một ngành dường như không bị ảnh hưởng gì kể cả khi thế giới đang lao đao vì Covid-19. Game mobile xuất hiện ở mọi nơi, thống trị thị trường giải trí và là lựa chọn hàng đầu của con người trong chuỗi ngày lockdown nhàm chán. Chưa kể sự xuất hiện của những nền tảng mới như Blockchain hay NFT sẽ giúp ngành Game bay cao và thu hút nhiều người chơi hơn trong tương lai.
Anh đánh giá như thế nào về nhu cầu việc làm các ngành liên quan đến Multimedia trong thời kỳ chuyển đổi số?
Ngày nay, đã có một sự dịch chuyển lớn trong việc số hóa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như giáo dục, truyền thông, giải trí. Điều này xuất phát từ xu hướng của xã hội: Lượng người dùng những sản phẩm kỹ thuật số tăng vọt, các thiết bị, công nghệ phát triển nhanh để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp, cty, tổ chức lớn, nhỏ, hộ kinh doanh giờ đây không thể ngó lơ tầm quan trọng của nền tảng kỹ thuật số, họ cần đến sự hỗ trợ của chúng nếu muốn tiếp cận nhanh nhất với khách hàng mục tiêu. Việc đó đòi hỏi một số lượng nhân lực lớn, đồng thời yêu cầu sự thích nghi, sáng tạo cao ở các công việc liên quan trên nền tảng số.
Theo anh, những nghề nào thuộc về ngành Multimedia Design sẽ trở thành xu hướng sắp tới?
Theo tôi, những nghề nghề sau đây thuộc ngành Multimedia Design sẽ trở thành xu hướng sắp tới.
Phát triển và thiết kế web, mobile app (Web/App Designer)
Website, Mobile app là các cổng thông tin không thể thiếu để liên kết với nhiều kênh truyền thông kỹ thuật số khác. Khi phát triển một trang web hay app, ngoài những chức năng tốt, nó còn cần một giao diện được thiết kế đẹp lẫn một trải nghiệm mượt mà, qua đó khiến khách hàng thích thú mà gia tăng sự gắn bó.
Nhà thiết kế đồ họa và minh hoạ kỹ thuật số (Graphic Designer/Digital Illustrator)
Thiết kế đồ hoạ là nghề “hot” và luôn có nhu cầu tuyển dụng cao. Nghề này đòi hỏi người tham gia phải trang bị những kiến thức mỹ thuật nền tảng (màu sắc, bố cục, hình ảnh, chữ,…) và kỹ năng sử dụng các phần mềm kỹ thuật số. Với khả năng ứng dụng linh hoạt cùng sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác mà cơ hội tìm việc lẫn chuyển đổi công việc đối với ngành này vô cùng thuận lợi với người học.
Thiết kế UX và UI (User Experience – User Interface)
UX là tất cả về người dùng và trải nghiệm mà họ có với sản phẩm của bạn (website, mobile app…), vì vậy nó luôn cần môi trường kỹ thuật số để phát triển. Các nhà thiết kế UX phải kết hợp nghiên cứu và phân tích hành vi, tâm lý người dùng vào các quyết định thiết kế của họ, sau đó kết hợp dữ liệu để tạo ra trải nghiệm phù hợp cho khách hàng.
UI còn gọi là giao diện người dùng. Các nhà thiết kế giao diện người dùng tập trung vào những yếu tố thiết kế trực quan như bố cục, màu sắc, chữ, hình ảnh, biểu tượng. Ngoài ra phải đảm bảo một hệ thống thiết kế nhất quán giữa các thành phần và khu vực trên trang web, nhằm đạt được mục đích đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, không những đẹp, mà còn phải thân thiện và dễ tương tác.
Đồ họa chuyển động và các lĩnh vực sản xuất video, phim (Motion Graphic, Film, Video)
Những kênh truyền hình và điện ảnh phát triển dựa trên các nền tảng kỹ thuật số tăng trưởng khá nhanh thời gian gần đây (Netflix, Apple TV, Amazon Prime, Disney Plus, Iflix, Danet, Youtube, Tik Tok, iTunes, Google Play, Film+,…), kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh để đáp ứng kịp thời việc sản xuất nội dung. Lĩnh vực này đem đến nhiều vị trí mà chúng ta có thể thử sức như: chuyên gia đồ hoạ động, quay phim; các công việc kỹ thuật sản xuất và hậu kỳ cho phim như biên tập âm thanh, dựng phim, chỉnh sửa màu sắc (color grading), kỹ xảo hình ảnh (VFX).
Số liệu người đăng ký các kênh TV & film trực tuyến thống kê 1/2021
Thiết kế Game (Game Design) và làm phim hoạt hình 3D (3D Animation)
Ngành công nghiệp Game đang có những bước phát triển vượt trội trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng. Trong đó, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường tiềm năng khi xuất hiện này càng nhiều các đơn vị phát hành và phát triển game nổi tiếng. Vậy, bạn có những cơ hội nào khi trở thành Game Artist? Đó là thiết kế giao diện, tạo hình nhân vật, bối cảnh, đạo cụ, v.v… Bên cạnh đó, việc tận dụng sự phổ biến của smartphone cũng dẫn đến xu hướng các nhà sản xuất tập trung vào sản xuất game trên nền tảng mobile.
Năm 2020, Mobile Games chiếm 57% thị phần, tương đương 77.2 tỷ USD (*Nguồn: Newzoo)
Công việc sản xuất phim hoạt hình có nhiều công đoạn khác nhau như dựng hình, làm vật liêu, gắn xương làm chuyển động, kỹ xảo và kết xuất phim. Người học không cần phải biết tất cả các công đoạn để có thể ứng tuyển, chỉ cần giỏi một công đoạn là các bạn đã có thể nhận được thu nhập tốt. Học làm phim hoạt hình hiện nay khá thuận lợi do tính ứng dụng rộng rãi. Ngoài sản xuất phim hoạt hình, các bạn có thể dùng để làm phim quảng cáo, truyền hình và dùng cho mục đích giáo dục.
Số liệu về các lĩnh vực công việc trong ngành giải trí- truyền thông ở Ấn Độ từ 2018-2021 (Nguồn: FICCI)
Như bạn đã thấy, có rất nhiều lợi ích khi tham gia vào ngành thiết kế mỹ thuật đa phương tiện. Ngoài nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm mở rộng do xu hướng số hoá toàn cầu thì các công việc thuộc Multimedia Design còn đem đến nhiều sự lựa chọn chuyển đổi, cho phép bạn mở rộng các kỹ năng của mình để tạo ra một con đường sự nghiệp thú vị. Song hành đó, những công việc liên quan đến AR/VR sẽ phát triển vào thời gian tới, khi các sản phẩm công nghệ được phổ biến đến người dùng hơn.
Gần đây, mọi người thường nhắc nhiều về Metaverse, NFT… Vậy đó có phải “mảnh đất vàng” mà Multimedia Designer nên vươn đến trong quá trình chuyển đổi số hay không?
Đúng là gần đây chúng ta thường xuyên đề cập nhiều về Metaverse hay NFT. Trong khuôn khổ cuộc trò chuyện này, tôi chỉ xin đề cập đến một phần nhỏ của thiết kế đồ họa, thiết kế game trước những làn sóng ấy để giúp các bạn có hình dung cụ thể hơn về tác động tích cực mà chúng mang lại với ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và Multimedia Design nói riêng.
NFT (viết tắt của Non-fungible token) là một đơn vị dữ liệu trên “sổ cái” kỹ thuật số gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị. Vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, vật phẩm trò chơi điện tử, v.v… Chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó.
Nghề thiết kế là một nghề rất dễ bị sao chép ý tưởng, ăn cắp bản quyền. Vì vậy, chúng ta có thể đưa các tác phẩm tốt lên nền tảng Blockchain, NFT để nâng cao tính bảo mật và kinh doanh, mua bán, trao đổi trực tiếp các sản phẩm chính chủ trên đây. Đó chính là tiền đề để thúc đẩy cho ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.
Tương tự với mảng Game, NFT cũng giúp các nhà phát triển trò chơi trực tuyến sinh lời. Thông thường, mỗi tựa game sẽ có một loại tiền ảo dùng để mua vật phẩm. Tuy nhiên, khi NFT có khả năng kết nối, chuyển đổi các mệnh giá tiền ảo ra giá trị thực thì sẽ thúc đẩy nhiều người tham gia trò chơi hơn, vì không những chơi game mà còn kiếm được tiền từ game.
Ngoài NFT, Metaverse cũng là thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm. Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử. Cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác. Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse có thể đắm mình vào trong không gian ảo đó.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang rục rịch xây dựng cho riêng mình một Metaverse. Nike cuối năm 2021 đã ra mắt một thế giới ảo được mô phỏng theo trụ sở chính của công ty trên nền tảng trò chơi điện tử Roblox Corp, trở thành một trong những thương hiệu lớn đầu tiên tham gia vào “Metaverse”. Điều này đặt ra câu hỏi: Thế giới ảo đó sẽ được thiết kế, xây dựng, tạo lập như thế nào? Xin trả lời, đó chính là phần việc của ngành công nghiệp sáng tạo, là cơ hội của lĩnh vực Multimedia Design. Thời thế biến thiên, duy chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là như cầu thiết kế và cập nhật xu hướng thiết kế liên tục. Theo công ty nghiên cứu Strategy Analytics, thị trường Metaverse toàn cầu dự kiến sẽ đạt 6,16 tỉ USD vào năm 2021 và 41,62 tỉ USD vào năm 2026.
Làm thế nào để một bạn trẻ biết mình có phù hợp với nghề thiết kế hay không?
Dưới đây là yêu cầu trong việc đào tạo phù hợp với các tiêu chí để bước chân vào nghề thiết kế trong kỷ nguyên số hoá:
Mỹ thuật: Các sản phẩm trong nghề thiết kế bất kể lĩnh vực nào như thiết kế đồ họa, thiết kế thương hiệu, phim, game, web… đều phải đạt tiêu chí về thẩm mỹ và nghệ thuật. Người học cần phải trau dồi để nâng cao thẩm mỹ bằng cách nâng cấp kiến thức về các lĩnh vực như lịch sử mỹ thuật, hội hoạ, xem và đọc nhiều tác phẩm văn học.
Truyền thông: Mục đích của các sản phẩm thiết kế là truyền đạt thông điệp cốt lõi đến khách hàng mục tiêu. Người học cần được trang bị các kỹ năng cơ bản về tiếp thị, xây dựng thương hiệu, trình bày thông tin bằng hình ảnh, âm thanh để phối hợp tốt với bộ phận tiếp thị và giúp sản phẩm thiết kế của mình đạt yêu cầu truyền thông hiệu quả.
Hiểu biết về hành vi con người (Customer Insights) Tạo ra một sản phẩm trông đẹp mắt là chưa đủ – nó còn phải hoạt động tốt. Kỹ năng và kiến thức về UI/UX hiệu quả, cùng với nền tảng về thiết kế trang web hoặc thiết kế trò chơi, đòi hỏi người học nâng cao những kỹ năng nghiên cứu, phân tích hành vi người dùng.
Công cụ – phần mềm: Trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm sẽ hỗ trợ cho việc chuyển hóa ý tưởng thành các sản phẩm thực tế, giúp cho các công việc hoàn thành nhanh và hiệu quả hơn. Việc thường xuyên cập nhập kiến thức, kỹ năng sử dụng thành thục các phần mềm sẽ giúp bạn có một công việc ổn định cũng như không bị tụt lại phía sau.
Luôn cập nhật công nghệ: Một nhà thiết kế hiện đại ngoài các yêu cầu trên còn phải trang bị thêm kỹ năng làm chủ các công nghệ mới, để không những tạo ra các sản phẩm đẹp, mà còn phải có tính ứng dụng cao (đẹp, phù hợp, hiệu quả) và lan tỏa nhanh chóng đến với khách hàng.
Thưa anh, tại sao các trường đào tạo về Multimedia Design vẫn giảng dạy trực tuyến trước sự nghi ngại về chất lượng tiếp thu của học sinh và phụ huynh đối với ngành này qua hình thức online?
Các doanh nghiệp có cần nhân sự trong thời điểm dịch bệnh không? Có, họ cần, và cần rất nhiều. Vậy nếu như chúng tôi dừng hoạt động đào tạo thì những ai sẽ đủ tiêu chuẩn để lấp vào vô số vị trí còn khuyết thiếu như: Graphic Designer, UI/UX Developer, VFX Artist, Video Editor…? Trong hệ thống giáo dục, dù là trực tuyến hay trực tiếp thì cũng đều nằm trong mối tương quan với nhiều yếu tố khác: thị trường, việc làm, kinh tế. Đó là hệ sinh thái tuyệt vời, bởi đào tạo tốt sẽ sinh ra nhân lực tốt, chất lượng nhân sự tốt sẽ làm nên một cộng đồng sáng tạo vững mạnh, sau đó bắt tay với các yếu tố khác, trở thành vòng tuần hoàn thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.
Thực tế, thị trường làm Game, làm phim hoạt hình và TVC quảng cáo hiện nay ngày càng nở rộ, thì các đơn vị sản xuất lại càng thiếu nhân lực. Minh chứng rõ ràng nhất là trong thời gian qua, bộ phận hỗ trợ việc làm của Arena Multimedia đã phải hoạt động hết công suất để xử lý hết đề xuất tuyển dụng mà các doanh nghiệp liên tục gửi về. Học viên vừa mới tốt nghiệp đã ngay lập tức được nhận và hiện đang phụ trách những dự án về Game NFT. Do đó, với vai trò là người làm giáo dục, chúng tôi vẫn đang cố gắng nhất để không ảnh hưởng đến tiến trình vận hành chung của thị trường.
Sau quá trình thích ứng và thay đổi phương pháp giảng dạy, anh Đức nghĩ điều gì khiến Arena Multimedia có thể bền bỉ đồng hành và giúp học viên bắt nhịp với bối cảnh hiện tại?
Tôi luôn nói với các bạn học viên của Arena rằng, tâm lý người học rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi việc học. Học tập trong mùa dịch không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện kỹ năng chuyên môn, mà còn là học cách thích nghi với những biến động khó lường của cuộc sống. Năm 2020-2021 thế giới đã phải học cách làm việc và học tập trực tuyến từ những em 6 tuổi đến những người trên 60 tuổi đều phải thích ứng. Và có thể nay mai, thế giới sẽ lại thay đổi hình thức làm việc tiếp, công nghệ phát triển, tâm lý khách hàng cũng biến chuyển phức tạp hơn. Như vậy, việc chúng ta cần phải làm là phải có một trạng thái tâm lý thoải mái, hay ít nhất là luôn sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết trong thời điểm dịch bệnh kéo dài.
Có một vài nhận định cho rằng, nghề thiết kế nổi lên như một xu hướng mới, nhưng xét về mức độ bền vững thì sẽ không thể bằng các ngành nghề truyền thống, anh có quan điểm ra sao về nhận định này?
Tại sao tuổi đời nghề thiết kế lại không dài như bác sỹ, kỹ sư…? Nó không dài là bởi vì khả năng thích nghi của các bạn còn chậm, trong khi nghề thiết kế thay đổi rất nhanh. Nếu như kiến thức ở những nghề khác có thể sử dụng 5 – 10 năm vẫn ổn thì kiến thức nghề thiết kế sau một năm đã khác rồi, vì vậy nó đòi hỏi người học phải cập nhật liên tục để trau dồi kỹ năng và tay nghề. Đối với tôi, nghề nào cũng có những đặc thù riêng và cơ hội riêng để phát triển. Không có nghề nào “đào thải nhanh”, quan trọng là chúng ta phải hiểu được bản chất để thích nghi với đặc tính của nghề. Từ đầu đến giờ, các bạn ắt đều nhìn thấy rõ sự thay đổi của Multimedia Design, từ truyền thống sang chuyển đổi số, thế giới ảo, và sắp tới sẽ còn nhiều điều mới mẻ khác. Nghề thiết kế là nghề theo đuổi ứng dụng mỹ thuật + công nghệ để đưa ra các giải pháp phục vụ cuộc sống. Luôn khát khao học hỏi, nâng cấp tri thức , nâng cấp khả năng cảm thụ cái đẹp cũng như nâng cấp thường xuyên về xu hướng công nghệ thì tôi tin rằng nghề thiết kế sẽ “sống thọ” cùng bạn.
Người trẻ cần làm gì để nắm bắt cơ hội với ngành Multimedia Design trong thời kỳ chuyển đổi số, anh có thể gửi đến họ một vài lời khuyên trước khi kết thúc buổi trò chuyện này không?
Đến từ trải nghiệm của tôi và từ những người trẻ mà tôi từng được gặp gỡ và dẫn dắt, thì điều mà tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn nhất là phải có khát khao. Bạn cần xác định được bản thân mình là ai và tại vì sao lại bắt đầu hành trình này. Để mỗi lần mất phương hướng, chúng ta nhìn lại đích đến để vững vàng hơn. Người trẻ có thời gian và sức khỏe, nhưng nếu thiếu mất khát khao thì sẽ hoài phí những điều đó. Vì vậy hãy định hướng tốt để kiên trì đến cùng bạn nhé!
Theo Th.S Vũ Anh Đức
Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia
******
Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp các bạn sắp bước chân vào ngành Multimedia Design tự tin hơn, mà còn khiến trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình để thích nghi với kỷ nguyên “chuyển đổi số”. Kiến tạo và đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục ước mơ trở thành những Happy Designer, hãy để Arena Multimedia hoạch định lộ trình “chuyển đổi hóa” của bạn từ hôm nay.
Tìm hiểu khóa học tại Arena Multimedia: https://bit.ly/Arena-tuyensinh
******
Để được tư vấn về chương trình đào tạo và các hình thức ưu đãi khuyến học tại Arena Multimedia, vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh tại Arena gần bạn nhất:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Nguyễn Kiệm
778/10 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542