Hiện ngành Mỹ thuật Đa Phương tiện đang được đánh giá rất cao trong thời đại công nghệ số. Dự đoán đây sẽ là ngành nghề hấp dẫn và thu hút nguồn nhân lực hơn bao giờ hết.
Mỹ thuật đa phương tiện (MTĐPT) là gì?
Mỹ thuật đa phương tiện hay còn gọi là Multimedia, là sự kết hợp giữa 3 yếu tố mỹ thuật, tư duy sáng tạo và các ứng dụng công nghệ, là mắt xích quan trọng trong thế giới truyền thông, giải trí. Không đơn thuần là thiết kế trên mặt không gian tĩnh như hội họa, “đa phương tiện” còn là những chuỗi hình ảnh động, âm thanh,…được thể hiện qua nhiều chiều không gian, biến ý tưởng thành hiện thực sống động.
Ngoài thời gian làm việc, các nhân viên văn phòng sẽ dành thời gian cho các hoạt động giải trí như xem MV, nghe nhạc, chơi game, đến rạp chiếu phim, đi siêu thị hay đơn giản chỉ là cà phê tán gẫu cùng bạn bè. Tất cả các sáng tác ca nhạc, phim ảnh hay thậm chí là bao bì sản phẩm và không gian quán cafe …đều hiện diện trước mắt, trở nên lung linh, rực rỡ, sống động nhờ Multimedia.
Nhờ có multimedia, các nội dung giải trí ngày càng chất lượng hơn và thu hút sự chú ý của giới trẻ. Đơn cử như clip “Em đã thấy anh cùng người ấy” của đạo diễn Kawaii Tuấn Anh, tuy mới ra mắt 1 tuần nhưng đã đạt mức độ tiêu thụ kỷ lục với trên 16 triệu view và nhanh chóng trở thành xu hướng lan tràn khắp mạng xã hội.
Đó là cách mà MTĐPT trở thành mạch nguồn giúp cuộc sống ngày càng trở nên phong phú hơn, cũng từ đó MTĐPT được đánh giá là hot, được dự đoán là “cỗ máy kiếm tiền” trong giới truyền thông và giải trí trong vòng 10 năm tới đây
Cơ hội vàng cho thế hệ “măng non”
Với khoảng 100 công ty quảng cáo nước ngoài, gần 3.000 công ty quảng cáo Việt Nam và hàng ngàn công ty chuyên về Thiết kế đồ họa (Theo Hiệp hội quảng cáo VN) … “vùng đất” mỹ thuật đa phương tiện đang dần trở nên màu mỡ và trong tương lai sẽ vươn xa. Multimedia đã nâng vị thế, trở thành một trong những ngành nghề “khát” nhân lực trên toàn cầu.
Còn theo thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư, trong nửa năm đầu 2018, Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp đăng kí mới và đó chính là nguồn khách hàng, nguồn công việc tiềm năng của các designer.
Multimedia là chất xúc tác để truyền thông giải trí bùng nổ, tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ học tập, làm việc tại các công ty đồ họa nước ngoài danh tiếng như Disney, Sparx…với mức thu nhập “trong mơ”. Và ngành này được xem là một trong số các ngành học “hot” được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh 2019.
Đâu là tố chất của một nhà thiết kế MTĐT?
Richard Askew – Lead Developer tại Server Tastic kiêm Giảng Viên Thỉnh Giảng tại Đại Scarborough Cammpus cho rằng ngành thiết kế là ngành nghề mang tư duy sáng tạo và mới mẻ. Những tố chất dưới đây sẽ phù hợp với ngành nghề:
– Có tư duy thẩm mỹ và năng khiếu tạo hình
– Có vốn kiến thức rộng và khả năng sáng tạo độc đáo
– Có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin
– Có tư duy logic
– Kiên trì và nhẫn nại theo đuổi đam mê
– Có khả năng ngoại ngữ tốt
Arena Multimedia – Nơi khởi nguồn của đam mê và sáng tạo
Được thành lập vào năm 1996 tại Ấn Độ – đất nước được đánh giá là cường quốc về công nghệ thông tin. Arena Multimedia là một nhánh đào tạo quan trọng của tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin Aptech Ấn Độ.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Arena trở thành đơn vị tiên phong trong đào tạo Multimedia. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, Arena Mutimedia đã không ngừng khẳng định vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục thế giới. Tính đến nay, mức độ phủ sóng của Arena là hơn 20 quốc gia trên toàn cầu, đào tạo trên 450,000 sinh viên. Trường giảng dạy thiên về thực hành (75% thực hành), thường xuyên kết nối doanh nghiệp, đem tới cơ hội thực tập, làm việc part time cho sinh viên từ sớm. Đó là lý do đa số phụ huynh tin tưởng lựa chọn Arena Multimedia là nơi “chọn mặt gửi vàng” giúp con thỏa mãn đam mê sáng tạo trong khi vẫn tích lũy được kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên.
Với mức thu nhập cao cùng cơ hội thăng tiến rộng mở, ngành MTĐPT đang lọt top 5 công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây, và thị trường sẽ càng “khát” hơn trong 5 – 10 năm tới.