Nghề “hot”, lương cao ngất ngưởng, ra trường có việc làm ngay, môi trường làm việc đẹp long lanh… Nhưng ẩn sau những hào nhoáng trên là 4 sự thật không phải ai cũng biết về nghề thiết kế do các chuyên gia tiết lộ.
Thật bất ngờ, nhưng đó là sự thật. Điển hình là chia sẻ của Kiến trúc sư Tuấn Đinh – người tiên phong về 3D bất động sản rằng: “Ngày xưa, mình chỉ được nghe thông tin và nghĩ là thích hay không rồi ôn thi thôi. Không được như các bạn trẻ ngày nay, được va chạm, tư vấn định hướng trước về các ngành nghề”.
Trần Đức Viễn – Đạo diễn FAPtv (ở giữa cầm cúp) từng rẽ hướng từ CNTT sang làm phim
Câu chuyện của bạn Trần Đức Viễn tương tự: “Khi học lớp 12, vì thích làm việc trên máy tính nên chọn ngành CNTT. Nhưng sau 2 năm, mình cảm thấy những dòng code khô khan không phù hợp nên tìm đến Mỹ thuật Đa phương tiện tại Arena Multimedia. Khi bước vào môi trường này, mình vỡ òa nhận ra đâu là nơi thích hợp để phát triển niềm đam mê và sáng tạo”.
Quả thật, có những người thành công trong nghề thiết kế dù chưa có định hướng từ trước. Nên chẳng có bất cứ lý do gì để những bạn trẻ biết rõ đam mê của mình lại không thành công, vấn đề chỉ là chúng ta cố gắng như thế nào, chúng ta chuẩn bị hành trang ra sao.
Cần được định hướng
Không thể phủ nhận rằng, trường học cho chúng ta những kiến thức nền tảng, còn việc tự học sẽ giúp bản thân trải nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, giữa muôn vàn kiến thức bên ngoài, người học rất cần người định hướng, được sống trong môi trường sáng tạo tạo cạnh tranh và thúc đẩy bản thân hằng ngày.
Ngoài kỹ năng và kiến thức, việc chọn cộng đồng sáng tạo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người học
“Kiến thức mình có thể tìm hiểu. Kỹ năng mình có thể tập luyện. Điều quan trọng là phải chọn một môi trường học hỏi gần với thứ mình đam mê, tập tiếp xúc làm việc, trải nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì mình sẽ định hình được những điều mình làm” – Kiến trúc sư Đinh Anh Tuấn nói thêm.
Bên cạnh đó, không nên bó hẹp bản thân trong môi trường kín (lớp học) mà hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc với nhiều công việc gắn với xã hội. Vì những sản phẩm của bạn phần lớn sẽ phục vụ cho cộng đồng, việc hòa mình vào cộng đồng sẽ giúp bạn nắm vững tâm lý, tình cảm của mọi người, sản phẩm cũng theo đó mà gần gũi hơn.
Không phân biệt tuổi tác
Nghề thiết kế không những đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo mà còn đòi hỏi kiến thức xã hội, chuyên môn để có thể tạo ra những mẫu thiết kế có tính thẩm mỹ và tính ứng dụng cao. Chính vì vậy mỗi giai đoạn làm nghề, bạn sẽ có những lợi thế riêng. Nếu người trẻ có sức bật, mạnh dạn đưa vào những thử nghiệm mới, phá cách…, thì những người lớn tuổi lại có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sống hơn sẽ đưa ra những phương án mang tính ứng dụng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng.
Đam mê không tuổi, thành công không đợi
Dưới góc nhìn đào tạo, ThS Anh Đức chia sẻ: “Mọi người thường nghĩ lớn tuổi sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận nghề thiết kế, cũng như khi tìm việc. Tuy nhiên, nếu các bạn trẻ ít phấn đấu để tạo nên sự khác biệt về kiến thức chuyên ngành, cũng như kiến thức sống nên dần dần chính các bạn đã tự đào thải mình”.
Nghề thiết kế ngày càng được nhiều người quan tâm, nên sự cạnh tranh khốc liệt là không thể tránh khỏi. Vì vậy, người học nên chịu khó tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập, cũng như duy trì thói quen học hỏi, bổ sung các kiến thức kể cả khi đã đi làm. Chỉ có tình yêu nghề, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với tập thể và công việc mới giúp các bạn trụ vững trong nghề và qua đó tạo thu nhập tốt cho các bạn.
Mức lương phụ thuộc khả năng
Không có câu trả lời chính xác cho điều này, vì mức lương phụ thuộc vào khả năng của từng người. Trung bình lương khởi điểm của một designer dao động từ 5-10 triệu với công việc cơ quan, nhưng cũng có người thu nhập hơn ngàn đô với các dự án freelance.
Dưới góc nhìn người làm nghề, anh Đinh Tuấn thẳng thắn: “Mức lương khởi điểm không nói lên được điều gì, điều quan trọng là mình làm để làm gì, mình được gì, nó khiến mình thấy thế nào”.
Nên chấp nhận hy sinh để đạt tới những điều tốt đẹp hơn, chẳng ai mới bắt đầu mà có thể đạt tới mức lương khủng. Bản thân phải hiểu, tích lũy kinh nghiệm càng nhiều thì cơ hội công việc càng cao, nên thay vì quan tâm nhiều đến tiền bạc thì các bạn hãy trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện bản thân thật tốt thì nghề nhất định sẽ không bỏ bạn.
Cần kỹ năng thuyết trình
Đam mê là động lực, kiến thức là nguồn sống nhưng để tồn tại trong nghề thiết kế thì cần rèn luyện kỹ năng mềm căn bản, cụ thể nhất là kỹ năng thuyết trình. Làm sao để nói cho người khác hiểu, làm thế nào để bảo vệ được ý tưởng cũng như hài hòa sản phẩm của mình với mục đích của khách hàng.
Việc lập luận và bảo vệ ý tưởng của mình là điều cần thiết để sinh tồn trong nghề thiết kế
Để trang bị kỹ năng mềm, những trường đào tạo nghề như Arena Multimedia luôn chú trọng và rèn luyện cho học viên bằng các buổi bảo vệ đồ án. Người học chia sẻ những quan điểm của mình, khen – chê – phản biện lẫn nhau để tiếp thu những ý kiến trái chiều khác nhau.
Khi sống và làm việc với đam mê, bạn sẽ sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất, tạo dựng được nghề nghiệp vững vàng và nguồn thu nhập ổn định, lâu dài. Để có thể đi đường dài với chính sở thích của mình cũng cần bạn có cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất từ những người trong cuộc. Với bất cứ sự rung động nào bạn có, đừng ngần ngại bước cùng cộng đồng sáng tạo Arena Multimedia tại đây.
Hãy đến Arena Multimedia để được hòa mình vào dòng chảy sáng tạo của cộng đồng tuổi trẻ cá tính, đam mê và luôn khát khao thể hiện cái đẹp!
Quà tặng đặc biệt: Máy ảnh Canon 750D (trị giá 13.190.000đ) + Khóa tiếng Anh chuyên ngành Multimedia.
➤Xem chi tiết tại: https://goo.gl/5PrHV3