Khi thời đại số lên ngôi, mỗi người đều có thể ghi lại mọi khoảnh khắc bằng smartphone. Vậy làm sao để bức ảnh của bạn khác biệt giữa muôn vàn tác phẩm khác?! Xoay quanh vấn đề đó, sáng ngày 29/7/2016, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Thứ Tính đã có những chia sẻ thú vị về nghệ thuật xử lý ảnh tại workshop “Hậu kỳ Nhiếp ảnh” do Arena Multimedia tổ chức.
Thời ảnh số đã xóa bỏ giới hạn sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua những công nghệ xử lý tiên tiến
Đi từ những kỹ thuật xử lý đơn giản, thầy Thứ Tính đã mở ra chuyến du ngoạn thế giới sáng tạo mà nghệ thuật nhiếp ảnh mang lại. Không gói gọn vào thực tế có sẵn, thầy đã khơi gợi tư duy sáng tạo của người xem bằng những tác phẩm được xử lý hậu kỳ tinh tế. Từng “tiểu xảo” được bật mí, các bạn trẻ đã hiểu rõ hơn về các cách lồng ghép, chỉnh sửa màu sắc và những nguyên tắc riêng trong nhiếp ảnh cần phải tuân theo để sản xuất ra các tác phẩm vừa đẹp, độc đáo và thuyết phục người xem.
Khá ngạc nhiên trước những “source” hình mà Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thứ Tính lần đầu công bố
Đánh lừa người xem bằng những hình ảnh được xử lý khá chân thật
Hậu kỳ là khâu quan trọng để tác giả lồng ghép cảm xúc cá nhân vào tác phẩm của mình. Tùy vào hướng đi và trải nghiệm của mỗi người, mà họ xử lý theo sở thích riêng. Tuy nhiên, bạn nên nắm những quy tắc riêng trong nhiếp ảnh về các thể loại nào cần và không cần xử lý.
Các chi tiết được ghép từ những nơi khác nhau
Không còn quá phụ thuộc vào vật thể có sẵn, khung hình được sáng tạo dựa theo cảm xúc designer
Để nói rõ hơn, thầy Thứ Tính chia sẻ: “Ảnh phong cảnh, du lịch, báo chí, thể thao và thiên nhiên là những thể loại không nên xử lý nhiều, chỉ cần cắt và chỉnh màu cơ bản cho đúng sự thật là đủ. Điều này đòi hỏi người chơi ảnh cần phải có kiến thức thực tế để không vượt quá ngưỡng cho phép. Còn riêng các thể loại như thời trang, tạp chí, quảng cáo, nghệ thuật, manipulation hay còn gọi là sự kết hợp giữa nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa thì bạn có thể thỏa sức sáng tạo những khung hình độc đáo mà mình thích”.
Lồng ghép độc đáo nhưng vẫn tuân theo quy luật xa gần của Nhiếp ảnh
Trong đó, việc lắp ghép tạo ảnh manipulation khá phức tạp, không chỉ yêu cầu kỹ thuật sử dụng Photoshop thành thạo và khéo léo, mà còn đòi hỏi một óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú để hình thành nên những ý tưởng độc đáo cho mỗi tác phẩm.
Thầy nói thêm: “Đối với ảnh manipulation, việc pha trộn những yếu tố khác nhau nhằm tạo nên một hình ảnh đơn nhất đủ sức thuyết phục đối với người xem đòi hỏi rất nhiều kỹ năng đa dạng như bố cục, nguyên lý màu sắc, ý tưởng nền vững chắc và tay nghề kỹ thuật đều quan trọng. Tuy nhiên, không điều gì không thể nếu người chơi bắt đầu từ những bước cơ bản ngay từ bây giờ bằng những kỹ thuật crop, chỉnh tương phản, nhuộm màu, làm sáng tối, thêm bớt chi tiết ảnh… thì không lâu sau, bạn có thể sáng tạo những bức ảnh độc đáo và tinh tế”.
*Xem lại những hình ảnh vừa qua của workshop tại đây
(Quỳnh Như)