Tại sự kiện, những câu chuyện và sản phẩm từ các Local Brand của Việt Nam như thổi một làn gió mới, giúp nghệ thuật đương đại tiếp cận đến gần với các bạn trẻ hơn.
Khung cảnh náo nhiệt với nhiều hoạt động tại sự kiện
Bên cạnh đó, các hoạt động thể nghiệm gồm in tranh đồng hồ, vẽ mặt nạ tuồng cổ cùng với mini game giải mã câu đố đã khiến người tham dự không khỏi thích thú và hào hứng tham gia trải nghiệm, học hỏi.
Anh Đinh Trí Dũng – Brand Manager (ở giữa) cùng đội ngũ Arena Multimedia tại sự kiện Vietnamme Talk 01.
Trạm dừng chân Arena mang đến chút màu sắc hiện đại vào không gian truyền thống.
Sau khi tham quan, mua sắm, trải nghiệm các hoạt động tại các gian hàng Art Fair và Exhibition, mọi người bắt đầu di chuyển vào hội trường gặp gỡ các diễn giả MC – Nhà báo Trác Thúy Miêu; Kiên Kit (Trần Ngọc Kiên); Tiến sĩ Đào Lê Na; Nghệ sĩ Tia Thủy Nguyễn để cảm nhận rõ hơn giá trị văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn nghệ thuật đương đại qua những chia sẻ của các nghệ sĩ, từ đó bện chặt sợi dây kết nối, khơi gợi cảm thức về văn hóa Việt trong mỗi người tham gia.
Mở màn cho buổi Vietnamme Talk 01: Thụ Động, SCBC Việt Nam đem đến tiết mục múa đương đại Yên Lam ngập tràn cảm xúc. Vở múa là sự thăng hoa của ngôn ngữ hình thể kết hợp với chất liệu âm nhạc bản địa, mang đến cho người xem những giây phút lắng lòng, đắm chìm vào một thế giới nghệ thuật mang đậm màu sắc Việt Nam.
Đến với giai đoạn đầu tiên trong hành trình phá kén, chị Tia Thuỷ Nguyễn đã chia sẻ cảm hứng Việt Nam trong chính những tác phẩm của mình. Câu hỏi đau đáu trong lòng Thuỷ Nguyễn những năm tháng xa nhà chính là: “Mình có thể làm được gì ở nước ngoài và đem được gì về quê hương?” Chị cho rằng, những nét truyền thống luôn đọng lại trong con người ta và ước mơ của chị là khơi gợi chúng từ tận sâu trong mỗi người. Vậy nên, chị đem ước mơ ấy thai nghén, thăng hoa thành những đứa con tinh thần của mình, như một cách lưu giữ văn hoá bản địa và bộc lộ bản thân.
Nó cũng chính là câu trả lời của chị Tia Thuỷ Nguyễn cho chủ đề ở phần talk 1: Cảm hứng Việt là cần thiết trong tác phẩm nghệ thuật vì nó đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
Tại giai đoạn thứ 2, chuyển hoá, chị Đào Lê Na chia sẻ quan điểm của mình: “Nếu như không có sự cách tân văn hoá, sẽ không có sân khấu cải lương. Giá trị của cải lương đi cùng với lịch sử dân tộc và biến động xã hội”.
Để duy trì nghệ thuật truyền thống này, chị đã giữ tinh thần nguyên bản ấy nhưng đem những nét mới, hiện đại và thu hút giới trẻ; nội dung vở kịch phải gần gũi và mang hơi thở cuộc sống hàng ngày của các bạn học sinh, sinh viên,, với hy vọng mang khán giả thời nay quay lại với nghệ thuật bản địa Việt Nam, đem cảm xúc chạm đến cảm xúc.
Xen kẽ với từng talk là những tiết mục nghệ thuật đầy màu sắc. Trích đoạn cải lương “Vai diễn đầu đời” của YUME ART PROJECT là những màn giao lưu, đối thoại rất trẻ trung, hồn nhiên, rất “đời”, thứ ngôn ngữ đối thoại mà đâu đó chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày trên sân trường, do đó đã thể hiện được sự chân thành với nghệ thuật cải lương của các bạn học sinh. “Vai diễn đầu đời” lột tả mâu thuẫn giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa sự đấu tranh của các bạn trẻ với đam mê chính mình. Cái kết mở của vở diễn để lại những cảm xúc day dứt trong lòng khán giả, một người nghệ sĩ chỉ nên theo nghề cải lương nếu có thể làm khán giả của họ cảm thấy rung động.
Với MC – Nhà báo Trác Thuý Miêu, nếu nghệ thuật muốn “ăn khách” thì nghệ sĩ phải làm cho khán giả tò mò, thu hút sự quan tâm của công chúng. Và người nghệ sĩ không nên ép khán giả tôn thờ hoá, thiêng liêng hoá những gì họ tôn thờ trong tim mà cần đem tác phẩm của mình vào vòng tay của khán giả.
Tiêu chí cao nhất của khán giả và cũng là yếu tố quan trọng nhất của nghệ sĩ, suy cho cùng, chính là sự tiệm cận. Bên cạnh đó, khán giả cũng đừng tiếp tục thụ động chạy theo cái tên nghệ sĩ mà hãy chủ động quan tâm chính bản thân nghệ thuật hay tác giả – tác phẩm. Hãy cứ hồn nhiên, cởi mở và thả lỏng tận hưởng nghệ thuật!
Chị cho biết: “Hãy để chúng tôi thụ động một cách đầy khoan khoái. Nghệ thuật Việt Nam là một cái kén còn chưa hoá bướm và khán giả là nguồn dinh dưỡng chính”. Bởi lẽ, nhu cầu của khán giả có thể điều khiển dòng chảy của nghệ thuật. Khi khán giả cởi mở hơn với nghệ thuật và khi nghệ thuật tiệm cận hơn với khán giả, chúng ta sẽ tiến gần hơn với sự hoàn mỹ của nghệ thuật.
Chất nghệ sĩ, “tưng tửng” của chàng Chí Phèo hiện đại Bùi Công Nam đã đem lại một không khí sôi động, đầy hứng khởi tại Vietnamme Talk 01: Thụ Động.
Trong giai đoạn cuối cùng của hành trình Thụ Động – Hoá Bướm, anh Kiên Kit đóng vai trò là một người trong cuộc để kể câu chuyện của mình. Anh chia sẻ: “Người trẻ là thế hệ được kế thừa những gì người đi trước để lại”. Đối với anh, nếu câu chuyện thời ông bà là cái đói vật chất, thì vấn đề của lớp trẻ là cái đói tinh thần.
Qua câu chuyện về Kiên, về Thị Ơi và về GM (gạo và muối), chúng ta hiểu thêm về những người trẻ có trăn trở và biến trăn trở thành hành động. Lớp trẻ Việt Nam – những người như Kiên Kit, đã và đang tìm kiếm cách để giải quyết những vấn đề đó, trăn trở đó, để cơn đói về tinh thần thôi cồn cào trong họ.
Những nhân vật có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, với từng bài đối thoại riêng lẻ được khai thác dưới lăng kính cá nhân về hành trình mang nghệ thuật bản địa đến gần với công chúng, đã tạo nên sự khác biệt trong nhận thức của giới trẻ về giá trị văn hóa dân tộc.
Ngoài ra tại sự kiện, Ban Tổ chức đã gửi tặng thư cảm ơn đến các đơn vị đã cùng đồng hành với mình tạo ra sự kiện có ý nghĩa này đến cộng đồng.
Anh Đinh Trí Dũng – Giám đốc thương hiệu Arena Multimedia nhận thư cảm ơn từ BTC.
Đại diện Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia trao tặng học bổng đến các bạn thí sinh cuộc thi “Vãi con nghè – Vẽ con ngài” trong khuôn khổ sự kiện Vietnamme Talk 01.
Hy vọng ở một ngày gần nhất, Arena Multimedia sẽ có cơ hội để cùng đồng hành với BTC Vietnamme Talk 02, mang đến những kiến thức bổ ích, có giá trị đến những người yêu thích nghệ thuật, để họ có một sân chơi để học hỏi, giao lưu với nhau.
Xem thêm một số khoảnh khắc nổi bật của sự kiện tại đây nhé!
Thông tin: Ban tổ chức Vietnamme Talk
Hình ảnh: Minh Tân
Tổng hợp: Tống An