Những đồ án xuất sắc, được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu về cả hình ảnh và nội dung chính là minh chứng khẳng định sự tâm huyết, chất lượng đào tạo cùng tinh thần nỗ lực, cống hiến hết mình cho sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ học viên và giảng viên.
Đồ án học viên luôn điều khiến Arena Multimedia tự hào nhất, bởi vì đó chính là thành quả ngọt ngào mà học viên của chúng tôi gặt hái được trong quá trình học tập, cũng là những nỗ lực không ngừng trong việc giúp đỡ từng Arenaites đến từ đội ngũ Giảng viên.
Hơn phân nửa chặng đường năm 2021 đã trôi qua, một năm với khởi đầu là ước mơ, hy vọng về nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống nhưng một lần nữa đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta phải chao đảo. Tuy nhiên, nhờ có sự chuẩn bị từ trước cùng sự thích nghi từ 2020 mà thầy trò tại Arena Multimedia luôn trong tâm thế sẵn sàng đối diện với những thay đổi khôn lường của thời đại. Không ít các đồ án trong danh sách này được hoàn thiện trong mùa dịch 2021 nhưng vẫn nhận được không ít lời tán dương từ hội đồng giám khảo, để rồi cuối cùng được vinh danh trong top đồ án xuất sắc nhất nửa đầu 2021 (tính đến hết tháng 07/2021).
Còn bây giờ, hãy cùng ngắm nhìn lại những đồ án xuất sắc nhất, được đánh giá cao nhất trong nửa đầu năm 2021 đến từ các học viên Arena Multimedia nhé.
1. Bộ nhận diện thương hiệu BON thé
Bộ nhận diện thương hiệu BON thé là đồ án học kỳ 1 của nhóm học viên lớp D2010H, Arena Multimedia (cơ sở Trúc Khê, Hà Nội).
Thành viên thực hiện: Dư Thanh Vân, Phan Hải Vân, Phạm Khánh Linh
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Quốc Lợi
BON thé là thương hiệu trà cao cấp đã qua chế biến mang sứ mệnh nâng tầm trà Việt, định hướng con đường xâm nhập thị trường quốc tế, từ đó tạo ra nguồn thu nhập tốt hơn cho người nông dân. Thế mạnh của BON thé nằm ở các sản phẩm trà hoa, điển hình là trà hoa đậu biếc, trà hoa hồng, trà hoa cúc.
Đồ án mang đến bản thiết kế logo thương hiệu với nguồn cảm hứng xuất phát từ những loại hoa thường được sử dụng để làm trà. BON thé sở hữu ba phiên bản logo khác nhau, cho thấy tính ứng dụng cao khi có thể phù hợp với nhiều concept nghệ thuật, ấn phẩm đồ họa.
Sắc độ âm bản và dương bản là hai sắc màu chủ đạo được sử dụng trong thiết kế. Màu sắc đơn giản góp phần thể hiện tinh thần cao cấp, sang trọng nhưng cũng đầy tao nhã và tinh tế của thương hiệu. Ngoài ra, sự đồng nhất trong cách thiết kế các bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu và ấn phẩm quảng cáo cũng là điểm nổi bật của đồ án.
2. Bộ nhận diện thương hiệu sữa chua Yomee
Bộ nhận diện thương hiệu sữa chua Yomee là đồ án học kỳ 1 của nhóm học viên lớp D2009H Arena Multimedia (cơ sở Phạm Văn Bạch, Hà Nội)
Thành viên thực hiện: Lê Phương Mai, Phạm Quỳnh Trang, Hoàng Thị Hà Thu, Nguyễn Thị Minh Luận
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Tuấn Nhã
Sữa chua Yomee là thương hiệu được hình thành với mong muốn mang đến cho mọi gia đình những sản phẩm đảm bảo an toàn, thơm ngon và bổ dưỡng. Thế mạnh của Yomee là các loại sữa chua được chế biến theo công nghệ Hy Lạp, sở hữu nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên, phù hợp với mọi nhà.
Đồ án thể hiện ý tưởng độc đáo trong phong cách thiết kế logo thương hiệu, đặc biệt là cách sử dụng kiểu chữ typography tạo nên ấn tượng về khuynh hướng cổ điển phù hợp với tinh thần sữa chua nguyên bản Hy Lạp mà thương hiệu hướng đến. Theo đó, chữ “Y” được cách điệu từ biểu tượng nữ thần sức khỏe – thần Hestia, chữ “m” là viết tắt của từ milk (sữa), hậu tố “ee” được là lấy cảm hứng bởi từ Greek (Hy Lạp).
Ngoài ra, đồ án còn thể hiện được sự tỉ mỉ và mức độ đầu tư kỹ lưỡng khi thiết kế gần như hoàn chỉnh và đầy đủ từ các sản phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu đến các ấn phẩm quảng cáo.
3. Bộ nhận diện thương hiệu tinh dầu Cora
Bộ nhận diện thương hiệu tinh dầu Cora là sản phẩm đồ án học kỳ 1 của nhóm học viên lớp D2009G1 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Kiệm, TP.HCM).
Thành viên thực hiện: Nguyễn Khắc Huy, Lê Hải Nguyên, Huỳnh Thị Mỹ Linh
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Khoa
Cora là thương hiệu ra đời từ tình yêu của các bạn trẻ dành cho hương thơm lắng đọng trong từng giọt tinh dầu thiên nhiên. Với mong muốn trở thành thương hiệu chất lượng hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm liên quan đến mùi hương, Cora không chỉ đảm bảo chất lượng trong từng sản phẩm mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp thông qua sự đầu tư chu đáo và kỹ lưỡng về mặt hình ảnh.
Tên thương hiệu được lấy cảm hứng từ nữ thần mùa xuân Persephone hay còn gọi là Cora, do đó vẻ đẹp cốt lõi của thương hiệu nằm ở sự trong trẻo của thiên nhiên, vẻ đẹp lãng mạn và tràn đầy niềm kiêu hãnh. Từ đây, thiết kế logo với biểu tượng chiếc lá đang vươn mình đã được ra đời, kết hợp cùng hình ảnh giọt tinh dầu cách điệu lồng ghép bên trong tạo nên cảm giác tinh tế, tao nhã.
Đồ án hướng đến sự thanh lịch và cao cấp của thương hiệu khi chú trọng vào thiết kế logo tuân theo nguyên tắc tỷ lệ vàng. Đồng thời hệ thống màu sắc với những tông màu nóng lạnh kết hợp hài hòa tạo nên tính tương phản, hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, nhấn mạnh và thể hiện sự tin cậy, chuyên nghiệp của thương hiệu.
4. Bộ nhận diện thương hiệu Shop hoa Ceryn’s Eden
Bộ nhận diện thương hiệu shop hoa Ceryn’s Eden là đồ án học kỳ 1 của nhóm học viên lớp D2008K1 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM)
Thành viên thực hiện: Đinh Song Thơ Ngọc Diễm Trân, Nguyễn Minh Hưng Thịnh, Nguyễn Ngọc Uyên Phương
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Kim Lan
Ceryn’s Eden là cửa hàng hoa tươi mang phong cách cổ điển châu Âu, chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về hoa tươi, cây cảnh và các phụ kiện chăm sóc hoa tại nhà. Thế mạnh của thương hiệu đến từ những sản phẩm với thiết kế mộc mạc, gần gũi nhưng vẫn giữ được nét tinh tế, sang trọng, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động xấu từ ngành công nghiệp hoa tươi đến môi trường tự nhiên.
Dựa trên đặc tính thương hiệu, đồ án mang đến bản thiết kế logo lấy cảm hứng từ sự kết hợp giữa con hươu và bàn tay, mang ý nghĩa về sự tự do phóng khoáng của thiên nhiên và sự khéo léo, tỉ mỉ từ đôi bàn tay con người.
Logo thương hiệu gồm phần hai phần chính, đó là logo icon và tên thương hiệu được xây dựng trên những đường tròn với bố cục tuân theo tỷ lệ vàng, tạo cảm giác về sự chắc chắn, hài hòa. Đồng thời, tính thống nhất trong cách lựa chọn màu sắc chủ đạo xuyên suốt đồ án thiết kế càng làm gia tăng sức mạnh thương hiệu.
5. Thiết kế giao diện website y tế thông minh Clinx
Thiết kế giao diện website y tế thông minh Clinx là đồ án học kỳ 2 của nhóm học viên lớp D2003H Arena Multimedia (cơ sở Phạm Văn Bạch, Hà Nội)
Thành viên thực hiện: Hà Thị Hằng, Nguyễn Hữu Hoàng Dương, Trần Thị Thảo, Trần Thảo Nguyên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Quang Sơn
Clinx là ứng dụng y tế thông minh ra đời với mục tiêu trở thành công cụ giúp đỡ người dùng theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi khi Covid-19 xuất hiện, Clinx hướng tới việc đảm bảo sự an toàn sức khỏe của tất cả mọi người từ trong chính ngôi nhà của mình.
Với mục đích nhân văn và hướng tới cộng đồng, đồ án mang đến bản thiết kế giao diện website Clinx đơn giản, dễ dàng sử dụng nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tương tác của người dùng. Logo thương hiệu là sự kết hợp giữa “clinic” (phòng khám) và chữ “x” tượng trưng cho từ “connect” (kết nối). Clinx đặt trong biểu tượng viên thuốc mang ý nghĩa về một phòng khám thu nhỏ trên nền tảng công nghệ kết nối bệnh nhân mọi lúc mọi nơi.
6. Thiết kế giao diện website Insignia
Thiết kế giao diện website Insignia là đồ án học kỳ 2 của nhóm học viên lớp D2001K Arena Multimedia (cơ sở Trần Phú, Hà Nội).
Thành viên thực hiện: Lê Thu Hiền, Phạm Thị Oanh, Vũ Trần Minh Giang, Phạm Đỗ Lan Anh
Giáo viên hướng dẫn: Cô Khúc Thị Ngọc Hà
Insignia được tạo nên từ việc ghép từ Insight và Media, đây là nền tảng nghe nhạc trực tuyến tương thích trên nhiều thiết bị, hỗ trợ người dùng trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
Với sứ mệnh đó, Insignia thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách thiết kế giao diện website khi chú trọng lựa chọn những tone màu rực rỡ, gây ấn tượng mạnh cho thị giác nhằm thu hút lượng lớn đối tượng khán giả trẻ.
Logo thương hiệu rực rỡ và nổi bật với thiết kế kết cấu hình học dễ nhận biết, đó là sự kết hợp giữa hình dạng nút “Play” đại diện cho các ứng dụng âm nhạc và hai tam giác đại diện cho hình ảnh video. Bên cạnh đó, chữ “i” – chữ cái đầu tiên trong của thương hiệu cũng được gợi nhắc trong thiết kế logo, song hành cùng khuôn hình mở rộng mang ý nghĩa về sự không ngừng hoàn thiện và phát triển trong tương lai.
7. Thiết kế giao diện app Wee – Ứng dụng đọc truyện cùng bé
Thiết kế giao diện app Wee – ứng dụng đọc truyện cùng bé là sản phẩm đồ án học kì 2 của nhóm học viên lớp D1911M2 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM).
Thành viên thực hiện: Lê Huỳnh Anh Thư, Hà Minh Thùy, Hồ Đức Trung, Ngô Thanh Tú
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Trần Tuấn Anh
Wee là ứng dụng ra đời với mục tiêu giúp các bé có thể tìm hiểu nhiều hơn về cổ tích Việt Nam, đặc biệt là trong thời đại 4.0 khi mà những câu chuyện cổ tích dần bị lãng quên bởi sự phát triển của các nền tảng giải trí trực tuyến hấp dẫn.
Với đối tượng người dùng trải rộng từ các trẻ em 4-10 tuổi cho đến các bậc phụ huynh, giáo viên mầm non, tiểu học, ứng dụng Wee hướng tới thiết kế giao diện app đơn giản, vui nhộn và dễ dàng sử dụng.
Gam màu chủ đạo của app gồm những sắc màu rực rỡ, thu hút trẻ em như màu cam, màu xanh, màu vàng. Trong đó, nổi bật là logo Wee với sự kết hợp giữa chữ cái “W” và biểu tượng ánh mắt liếc nhìn quyển sách một cách tinh ranh, đầy hứng thú phù hợp với tính chất dí dỏm, vui nhộn của những câu chuyện cổ tích.
8. Phim ngắn Hạ Du
Phim ngắn Hạ Du là đồ án học kì 3 của nhóm học viên lớp D1904M Arena Multimedia (cơ sở Trúc Khê, Hà Nội).
Thành viên thực hiện: Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Thị Phương Hiên, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Lê Tú Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Đình Đức Trí
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Trung Kiên
Phim ngắn Hạ Du là câu chuyện cảm động về một tình yêu đẹp đẽ nhưng dang dở của bộ đôi nhân vật chính. Theo đó, Du – chàng trai ôm ấp giấc mộng trở thành nhà văn lớn với niềm đam mê mãnh liệt dành cho ngôn từ. Cậu thầm đem lòng cảm mến Hạ, cô bạn từ thuở thơ bé. Đó là cô gái rất thích hoa hướng dương, Hạ mạnh mẽ, lạc quan và luôn rực cháy khao khát về niềm hạnh phúc.
Trên hành trình thực hiện hóa ước mơ của mình, Du đã đánh mất Hạ nhưng từ tận đáy long Du luôn hiểu rõ người con gái đấy chính là động lực, là lẽ sống của cuộc đời mình. Qua câu chuyện của Hạ Du, nhóm đồ án muốn gửi gắm đến người xem thông điệp: “Hãy sống hết mình như những bông hướng dương xinh đẹp, dám vượt lên hoàn cảnh để vươn tới những điều tốt đẹp nhất.”
9. Thiết kế game 3D: Mewtwo
Thiết kế game 3D: Mewtwo là đồ án học kỳ án học kì 3 của học viên lớp D1806M Arena Multimedia (cơ sở Phạm Văn Bạch, Hà Nội).
Thành viên thực hiện: Bùi Thu Huyền
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Anh Khoa
Mewtwo là nhân vật được tạo ra bởi công sức của một nhà khoa học sau nhiều năm thực hiện các thí nghiệm DNA nhằm tách gen của Mew. Sau đó, mã di truyền được phân tách và tái hợp nhiều lần cho các mục đích nghiên cứu. Dù khoa học đã tạo cho Mewtwo cơ thể sống nhưng không thể ban cho nó một trái tim lương thiện. Cuối cùng, Mewtwo với sức mạnh vượt trội ngày càng trở nên ngỗ ngược và hung tợn.
Trong tiềm thức, Mewtwo chỉ nghĩ đến việc hạ gục kẻ thù. Có người cho rằng Mewtwo đã yên nghỉ trong một hang động bí ẩn. Pokémon này thường hạn chế di chuyển nhằm tiết kiệm năng lượng, vì vậy nó có thể giải phóng toàn bộ sức mạnh trong trận chiến. Bối cảnh mà nhân này tồn tại là thế giới của AI và Robot hàng nghìn năm sau. Mewtwo lúc này không chỉ là sinh vật sống hữu cơ mà nó được tạo nên bởi các công cụ máy móc vững chắc.
10. Thiết kế game 3D: Thần Tích Sơn Thủy
Thiết kế game 3D: Thần Tích Sơn Thủy là đồ án học kì 3 của nhóm học viên lớp A2003M1 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Kiệm, TP.HCM).
Thành viên thực hiện: Hồ Ngọc Lam Nhi, Nguyễn Khánh Linh, Đinh Thị Mến, Trịnh Hoàng Bảo Châu
Giáo viên hướng dẫn: Cô Hồng Ngọc Minh Trâm
Game lấy cảm hứng từ trận đánh tranh giành Mỵ Nương trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Người chơi sẽ nhập vai nhân vật để chiến đấu cùng đối thủ với sự giúp sức của các thần thú và vận dụng các kỹ năng đặc biệt để chiến thắng qua mỗi màn chơi. Mỗi màn chơi đều quy định mốc thời gian, nếu không đánh bại và không bị đối thủ đánh bại thì sẽ hoà nhau.
Kết thúc game, một intro ẩn sẽ được mở ra nơi người chơi sau khi hoà ở tất cả màn chơi, khi Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thấm mệt sau trận chiến bất phân thắng bại họ nói ra những khuất mắt trong lòng và cùng nhau dẹp yên quân xâm lược. Và đây cũng là Good Ending mà nhóm muốn hướng đến.
11. Thiết kế game 3D: TOPAZ
Thiết kế game 3D: TOPAZ là đồ án học kì 3 của nhóm học viên lớp A2004M2 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM)
Thành viên thực hiện: Đỗ Đức Huy, Lại Quốc Huy, Giang Từ Nhựt Khang, Phạm Tấn Thanh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Uy
Câu chuyện xoay quanh hòn đảo Topaz gồm 3 vùng đất: đồng bằng, rừng và núi đen. Viên ngọc Topaz tạo ra nước giúp hòn đảo duy trì sự sống. Nakaari – thủ lĩnh bộ tộc đang sống trong rừng, Pride là thủ lĩnh của vùng đồng bằng và Kakopire là thủ lĩnh của vùng núi đen. Năm xưa do dã tâm của tộc Kakopire muốn chiếm cả rừng và đồng bằng nên đã bị tổ tiên tộc Nakaari và tộc Pride đánh đuổi lên vùng núi đen khô hạn với giao ước không bao giờ được đặt chân lên những vùng đất khác. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra giữa tộc Pride và tộc Nakaari. Cuộc chiến này kéo dài và đã có rất nhiều hy sinh nên cả hai tộc quyết định dừng cuộc chiến với giao ước không bao giờ đặt chân lên đất của nhau nhưng vẫn sử dụng dòng sông chính của hòn đảo.
Vào một ngày, con sông bỗng chốc khô hạn, cả 2 tộc bộ tộc và cây cối đều chết dần do thiếu nước. Thủ lĩnh Pride lên đường đến thượng nguồn ở vùng núi đen để tìm hiểu nguyên nhân. Trên đường đi Pride bị bọn Lunatic tấn công, Pride đã được Nakaari cứu và sau đó Pride cũng biết được Nakaari cũng đi tìm nguyên nhân làm vùng đất khô hạn. Cả hai đã lên đường cùng nhau. Đến được nơi cất giấu viên ngọc và phát hiện hòn đá tạo ra dòng chảy có cả hòn đảo đã bị đánh cắp. Cả 2 quyết định lên đỉnh núi đen nơi giam giữ tộc Kakopire để tìm lại viên ngọc. Lên đến nơi thì chính Kakopire đã đánh cắp viên đá để cứu sống tộc của mình vì mình khỏi diệt vong. Nakaari và Pride chiến đấu với Kakopire để giành lại viên Topaz để cứu cả hòn đảo.
12. Hoạt hình 3D: Who do you want to become?
Hoạt hình 3D: Who do you want to become? là đồ án học kỳ 4 của nhóm học viên lớp A1907M1 Arena Multimedia (cơ sở Nguyễn Kiệm, TP.HCM)
Thành viên thực hiện: Nguyễn Như Phong, Trương Hà Hương Uyên, Nguyễn Thanh Sang, Đỗ Đức Hải
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Phạm Phi Vân, thầy Trần Thanh Long, thầy Nguyễn Thanh Lợi, thầy Nguyễn Đăng Hải
Câu chuyện kể về một người cha là viên cảnh sát có cậu con trai 6 tuổi. Ông cũng giống các bậc phụ huynh khác đều mong muốn con mình sau này lớn lên sẽ mạnh mẽ và có ích cho xã hội. Đó là lý do ông mua cho cậu bé những món đồ chơi như là bóng đá, bóng rổ hay những bộ đồ siêu nhân. Nhưng rồi ông nhận ra cậu bé có tính cách rất nhẹ nhàng và điệu đà khác hẳn so với những bé trai bình thường khác.
Cho đến một ngày ông bắt gặp cậu bé dùng một chiếc khăn quấn quanh eo làm thành chiếc váy và đứng điệu đà trước gương, lúc này những nỗi lo sợ của ông càng trở nên thành sự thật. Nhưng rồi ông cũng quyết định đối mặt với điều đó, thay vì trách mắng hay tìm cách để uốn nắn cậu bé thì ông học cách chấp nhận cậu. Điều đó được thể hiện qua sinh nhật tròn 6 tuổi của cậu bé, ông tặng cho cậu bé bộ đồ Wonder Woman. Cậu bé khi nhận được nó đã vô cùng hạnh phúc nhìn bố với một ánh mắt biết ơn. Và trong khoảnh khắc cậu bé khoác lên mình bộ đồ ấy, ông dường như đã thấy bóng cậu bé in trên tường như một Wonder Woman thực sự vậy. Ông đã hiểu ra rất nhiều điều và được thể hiện qua lá thư được gửi kèm trong món quà:
“Gửi con trai. Con có thể là bất kỳ vị anh hùng nào mà con muốn, cho dù đó có là nữ anh hùng hay là nam anh hùng đi chăng nữa thì họ cũng đều có sứ mệnh giúp đỡ mọi người phải không nào? Vì vậy hãy là bất cứ ai mà con muốn, bố vẫn luôn yêu con.”
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. Kỳ I: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) Kỳ II: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) Kỳ III: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game) Kỳ IV: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Xem chi tiết chương trình đào tạo TẠI ĐÂY Đăng ký tư vấn chương trình học TẠI ĐÂY |
Duy Diệu