243.000.000 là con số kết quả tìm kiếm Google của từ khóa Multimedia (tạm dịch: Mỹ thuật Đa phương tiện), minh chứng độ nóng của nhóm ngành công nghiệp sáng tạo này.
Chúng tôi xin tóm lược lại bài trả lời phỏng vấn của ông Đinh Trí Dũng, Hiệu trưởng trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia trong chương trình “Chuyên gia của bạn” của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) về khái niệm, cơ hội phát triển, môi trường đào tạo và bí quyết thành công của lĩnh vực nghề nghiệp mới mẻ này.
Chương trình đã được phát sóng trực tiếp ngày 03/03/2014 (15h15), bạn có thể nghe trực tiếp tại đây
1.VOV:
Thưa ông, chúng tôi đặt câu hỏi với các bạn trẻ “Bạn nghĩ gì về nghề mỹ thuật đa phương tiện” thì nhận được các câu trả lời khá thú vị. Có bạn trẻ nghĩ “nghề này rất khó, phải là những bạn vẽ đẹp, giỏi mỹ thuật thì mới theo được. Học nghề này xong có thể làm thiết kế web hoặc trong lĩnh vực báo chí truyền thông”; bạn khác thì cho rằng “nghề này khá giống với nghề mỹ thuật ứng dụng tại các trường Mỹ thuật công nghiệp hay Kiến trúc, làm nghề này chủ yếu ngồi trong nhà, làm việc bên máy tính và ít phải đi lại”. Cũng có bạn trả lời: ”Nghề mỹ thật đa phương tiện tức là sản xuất các phim quảng cáo hay những game trên điện thoại di động. Nghề này đòi hỏi phải sáng tạo và giỏi công nghệ thông tin. Nó gần giống với nghề lập trình viên công nghệ thông tin”.
Vâng, mỗi người trẻ lại có cách nghĩ riêng về nghề này. Và ông có thể thông tin chi tiết hơn để thính giả nghe đài có thể hiểu một cách ngắn gọn và chính xác về nghề Mỹ thuật Đa phương tiện?
Ông Đinh Trí Dũng – Hiệu trưởng Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia
Ông Đinh Trí Dũng:
Cảm ơn chị Bích Ngọc đã đem đến một khảo sát khá thú vị, nó cho thấy Mỹ thuật Đa phương tiện không còn là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Các ý kiến của 3 bạn trẻ vừa nói đều đúng ở một số khía cạnh, nhưng chưa đầy đủ.
Hiểu một cách cơ bản, Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT) là việc sử dụng máy tính để tích hợp các định dạng chữ (text), hình ảnh (photo), minh hoạ (graphics), phim (video), âm thanh (sound), hoạt hình (animation) với nhau thành một sản phẩm kỹ thuật số có tính tương tác cao với người xem. Hiểu một cách đơn giản, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính tương tác, ứng dụng trong các lĩnh vực Truyền thông, Quảng cáo, Giáo dục và Giải trí.
Theo từ vựng tiếng Anh: “Media” là phương tiện, kênh truyền dẫn, “Multi” là nhiều (đa). Multimedia là sản phẩm được tạo ra để hiện hữu hay “chạy” trên nhiều kênh truyền thông hay thiết bị đầu cuối khác nhau (đa phương tiện).
Những sản phẩm kỹ thuật số cho việc NGHE và NHÌN, sau khi được tạo ra, ngoài việc có thể được in trên tạp chí, biển ngoài trời, bao bì, còn có thể làm thành những định dạng để chạy trên máy vi tính cá nhân (PC), chạy trên máy tính bảng, điện thoại di động (các hệ điều hành khác nhau: iOS, Android, Window Phone), trên tivi, website. Tất cả mọi người có thể thưởng thức chúng khi sử dụng các thiết bị khác có trang bị màn hình hiển thị đơn lẻ hoặc thông qua Internet. Những “show” trình diễn ca nhạc lớn, truyền hình thực tế hay lễ khai mạc Olympic, hay World Cup 2014 tại Brasil tích hợp hầu hết các loại hình trên, từ khi quảng bá đến show diễn.
Tất cả các giao diện truyền thông hay nội dung giải trí kỹ thuật số đều là sản phẩm được làm bằng máy tính và được gọi là Multimedia. Các sản phẩm Multimedia thường có nền tảng đồ hoạ nên Multimedia còn được gọi là Mỹ thuật Đa phương tiện. Những công việc tạo ra sản phẩm Multimedia được gọi là Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện, còn việc học hay đào tạo Multimedia được gọi là Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện.
Ngoài ra, vì ngành này gắn liền với thế giới truyền thông, có hàm lượng công nghệ cao và bản thân mỗi tác phẩm cũng mang tính truyền thông cao nên đôi khi người ta cũng gọi là ngành “Truyền thông Đa phương tiện”, hay “Công nghệ Đa phương tiện”… cũng đều ám chỉ chung về ngành công nghệ Multimedia.
2.VOV:
Nói như vậy thì những bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin đều rất phù hợp với nghề này?
Ông Đinh Trí Dũng:
Vâng, đúng như vậy. Nếu đã nói đến Mỹ thuật Đa phương tiện là phải đáp ứng được yêu cầu là tương tác với nhiều thiết bị khác nhau, do vậy chỉ có thực hiện trên máy tính mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Đúng là những bạn trẻ yêu công nghệ, thích sáng tạo và làm đẹp thì đều có thể đến với nghề này, như bạn cũng thấy giờ đây trẻ em hoặc các bạn trẻ được tiếp xúc với các thiết bị di động và máy tính sớm hơn nên họ có điều kiện để tìm hiểu và tiếp xúc với nghề Mỹ thuật Đa phương tiện cũng dễ dàng hơn, dẫn đến việc ngày càng nhiều các bạn trẻ quan tâm và tham gia các khóa học Mỹ thuật Đa phương tiện tại Arena.
Mỹ thuật Đa phương tiện là sự giao thoa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một bên là Mỹ thuật, Nghệ thuật và một bên là Công nghệ thông tin. Đối với các em đam mê CNTT nhưng không thích sự khô khan của nó thì MTĐPT là giải pháp đem lại sự cân bằng khi them chất nghệ thuật và sang tạo vào trong công việc.
3.VOV:
Nói một cách khái quát hơn thì những bạn trẻ có tính cách như thế nào thì phù hợp với nghề này và nên chọn nghề này thưa ông? Với những bạn trẻ đang học cấp 3 thì đây là những thông tin rất cần thiết để giúp họ sớm định hướng cho mình có nên lựa chọn theo nghề này hay không.
Ông Đinh Trí Dũng:
Nghề này không loại trừ một ai cả, chào đón tất cả mọi người. Tôi quan sát thấy các em theo học tại Arena có những điểm tương đồng như:
+ Có cá tính (không hay đi theo đám đông)
+ Đam mê (đắm đuối, trăn trở với một công việc hay hoạt động – chơi games chẳng hạn)
+ Có gu thẩm mỹ (nhạy cảm với cái đẹp, biết phân biệt nhanh).
+ Sáng tạo (luôn tìm tòi những cái mới)
+ Tự do, không thích sự rập khuôn, gò bó
+ Hay mày mò về công nghệ
+ Thích vẽ vời. Nhiều em có năng khiếu nghệ thuật.
Tuy nhiên nếu để chọn một vài yếu tố để có thể thành công và tạo được chỗ đứng lâu dài trong nghề này thì tôi nghĩ đó là tính kiên trì và đam mê.
Có thể hiểu đam mê sẽ giúp các bạn bồi đắp kiến thức hàng ngày, tôi ví dụ như bạn muốn làm nghề dựng phim hoặc làm kỹ xảo điện ảnh trước tiên bạn đó phải thích phim đã: thích làm hoạt hình 3D trước tiên phải thích xem và nghiên cứu phim 3D.
Không gian đào tạo tại Arena Multimedia
4.VOV:
Như ông vừa nói thì một yếu tố lợi thế với những bạn trẻ muốn theo đuổi nghề này là năng khiếu nghệ thuật. Năng khiếu đó có thể về hội họa, âm nhạc, điện ảnh hay thậm chí văn học. Nhưng thực tế thì rõ ràng các em học sinh cấp 3 có thể yêu thích điện ảnh, âm nhạc, hay có khả năng vẽ… nhưng rất khó để xác định được là mình có năng khiếu nghệ thuật không.
Ông Đinh Trí Dũng:
Tôi thích câu nói của Nhà bác học Albert Einstein, người thường xuyên nhận điểm kém ở bậc học phổ thông: “Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, thì nó sẽ sống cả cuộc đời và tin rằng mình là kẻ ngốc”. Sẽ là rất tiếc nếu một số em bỏ qua thế mạnh của mình (bơi) mà chạy theo đám đông để thi “leo cây”. Bạn hãy hình dung xem, làm sao các thí sinh thi vào trường Luật lại phải làm cùng đề thi với thí sinh thi vào khoa CNTT (khối A)? Những em có tố chất về nghệ thuật, điểm Toán, Lý, Hoá / Văn, Sử, Địa chưa chắc đã cao, và thường không cao.
Năng khiếu nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng, có lợi thế, nhưng không phải là yếu tố quyết định sự thành công trong nghề này. Như tôi đã đề cập các bạn phải có đam mê và tính kiên trì, khi bạn có đam mê các bạn phải tìm hiểu về cách sử dụng màu sắc, bố cục, nghệ thuật chữ, ….. Tôi không phủ nhận có năng khiếu nghệ thuật thì sẽ có thuận lợi hơn, nhưng có năng khiếu mà không có đam mê, cần cù thì cũng không thể thành công được. Chúng ta đọc và nghe về nhiều thần đồng, nhưng rất nhiều trong số đó đã biến mất khi họ lớn lên.
Tuy nhiên nếu để chọn một vài yếu tố để có thể thành công và tạo được chỗ đứng lâu dài trong nghề này thì tôi nghĩ đó là tính kiên trì và đam mê.
5.VOV:
Ở lĩnh vực nghệ thuật và có lẽ ở rất nhiều nghề khác đòi hỏi sự sáng tạo rất cao. Rõ ràng là không ai muốn xem những đoạn quảng cáo, video clip hay trò chơi điện tử có nội dung hoặc hình thức na ná hay gần giống với những với cái đã có từ trước. Theo kinh nghiệm của ông thì học viên có thể tìm những nguồn cảm hứng sáng tạo này từ đâu? Đây là băn khoăn của bạn Lý Phương Thảo, học sinh trường THPT Việt Đức.
Ông Đinh Trí Dũng:
Sự sáng tạo không bất chợt đến, mà nó cần được xây dựng trên nền tảng kiến thức vững chắc, sự trải nghiệm, vật lộn với nghề. Khi kiến thức của bạn vững vàng, kỹ năng của bạn tốt, bạn sẽ có nhiều không gian hơn cho sự sáng tạo.
Bạn sẽ xem lại những sản phẩm tương tự, bạn thấy rằng mình khao khát làm một cái gì đó mới mẻ hơn, bạn trao đổi với những người liên quan, với cộng đồng những người cùng đam mê, bạn để các ý tưởng va đập vào nhau, rồi tự nhiên bạn sẽ thấy loé lên tia sáng của một ý tưởng mới, rồi bạn mày mò, lập kế hoạch thực hiện ý tưởng sang tạo đó. Quan trọng là bạn phải thấy có sự khát khao từ bên trong thôi thúc bạn phải làm cái gì đó mới mẻ.
Cần lưu ý là bạn phải đáp ứng được như cầu của khách hàng. Sáng tạo là phương án giải quyết được vấn đề của khách hàng đưa ra một cách hiệu quả nhất, chứ đừng đặt nặng áp lực là mình phải tạo cái mới, khác người, nhưng không đáp ứng nhu cầu khách hàng, thì đầu óc sẽ không thể thoải mái để làm việc được. Thường thì sáng tạo là đưa ra giải pháp không cũ cho một vấn đề không mới.
6.VOV:
Tham gia khóa đào tạo ngành Mỹ thuật Đa phương tiện, bạn trẻ sẽ học trong bao lâu và học những gì? Ông có thể giới thiệu để các bạn thính giả có thể tự hình dung rõ hơn về chương trình học.
Ông Đinh Trí Dũng:
Chương trình đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện của Arena Multimedia được xây dựng trên hệ thống toàn cầu, và để muốn lấy chứng chỉ cao nhất (Advance Diploma) từ bên phía Ấn Độ, các bạn sẽ trải qua 2,5 năm (4 học kỳ), hoặc chứng chỉ Diploma phải học 2 học kỳ. Ngoài ra thì khi học theo từng kỳ các bạn sẽ được cấp chứng chỉ và bảng điểm của kỳ các bạn đã học qua. Chương trình được xây dựng chặt chẽ, logic, kỳ trước làm nền tảng cho kỳ sau và có những điểm kết thúc chặng linh hoạt (sau 2 kỳ hoạc 4 kỳ).
Hết 2 học kỳ đầu là Graphics Design (Thiết kế đồ hoạ) và Web Interactive Design (Thiết kế web tương tác), các bạn đã có thể làm việc được trong lĩnh vực quảng cảo, in ấn, xuất bản với các công việc thiết kế đồ họa, thiết kế website, đồ hoạ động và tương tác, dàn trang sách báo, tạp chí.
Kết thúc kỳ 3 (Filmmaking & VFX – dạy về làm phim và hậu kỳ), các bạn có thể làm việc cho các đài truyền hình, hãng phim, công ty truyền thông, Cty Games với các công việc quay / dựng phim, sản xuất hậu kỳ điện ảnh, làm kỹ xảo.
Và kết thúc kỳ 4 (3D Animation – học về hoạt hình 3D), bạn sẽ trở thành Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện, làm việc được trong lĩnh vực sản xuất Games, phim hoạt hình 3D, dựng hình nội, ngoại thất.
Trong hoàn cảnh thị trường việc làm Mỹ thuật Đa phương tiện chưa có sự chuyên môn hoá cao độ thì việc nắm được tất cả các kiến thức và kỹ năng trên sẽ mang lại lợi thế rất lớn khi các công ty cần người đa năng và sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi thực hiện một dự án cho khách hàng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể, nhưng bạn phải là số ít những người giỏi nhất.
Chi tiết về từng kỳ học, các bạn vui lòng tham khảo tại website: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/
Các bạn cũng có thể xem trên thiết bị di động, điện thoại thông minh. Chúng tôi mới đưa phiên bản mobile vào hoạt động.
7.VOV:
Như ông thông tin từ đầu chương trình thì ngành Mỹ thuật Đa phương tiện gồm nhiều mảng khác nhau, có thiết kế đồ họa, lĩnh vực sản xuất hậu kỳ điện ảnh, làm phim hoạt hình hay là thiết kế website, đồ họa tương tác, thiết kế Game… Vậy, ngành Mỹ thuật Đa phương tiện của trung tâm Arena Multimedia cũng chia nhiều lớp như vậy để học viên lựa chọn hay đăng ký 1 khóa học này, các bạn sẽ học qua tất cả các nội dung này?
Ông Đinh Trí Dũng:
Theo như tôi đề cập phía trên, chương trình Arena được xây dựng trên hệ thống toàn cầu, và để muốn lấy chứng chỉ cao nhất (Advance Diploma) từ bên phía Ấn Độ, các bạn sẽ trải qua 2,5 năm (4 học kỳ), hoặc chứng chỉ Diploma phải học 2 học kỳ. Ngoài ra thì khi học theo từng kỳ các bạn sẽ được cấp chứng chỉ và bảng điểm của kỳ các bạn đã học qua.
Chương trình được xây dựng chặt chẽ, logic, kỳ trước làm nền tảng cho kỳ sau và có những điểm kết thúc chặng linh hoạt (sau 2 kỳ hoạc 4 kỳ).
Hết 2 học kỳ đầu là Graphics Design (Thiết kế đồ hoạ) và kỳ 2 là Web Interactive Design (Thiết kế web tương tác), các bạn đã có thể làm việc được trong lĩnh vực quảng cảo, in ấn, xuất bản với các công việc thiết kế đồ họa, thiết kế website, đồ hoạ tương tác, dàn trang sách báo, tạp chí.
Đồ án giống với yêu cầu công việc thực tế, do vậy các bạn học thiết kế đồ họa thường đi làm từ sớm
Kết thúc kỳ 3 (Filmmaking & VFX – dạy về làm phim và hậu kỳ), các bạn có thể làm việc cho các đài truyền hình, hãng phim, công ty truyền thông, Cty Games với các công việc quay / dựng phim, sản xuất hậu kỳ điện ảnh, làm kỹ xảo.
Và kết thúc kỳ 4 (3D Animation – học về hoạt hình 3D), bạn sẽ trở thành Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện, làm việc được trong lĩnh vực sản xuất Games, phim hoạt hình 3D, dựng hình nội, ngoại thất.
Trong hoàn cảnh thị trường việc làm Mỹ thuật Đa phương tiện chưa có sự chuyên môn hoá cao độ thì việc nắm được tất cả các kiến thức và kỹ năng trên sẽ mang lại lợi thế rất lớn khi các công ty cần người đa năng và sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi thực hiện một dự án cho khách hàng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể, nhưng bạn phải là số ít những người giỏi nhất.
8.VOV:
Một vấn đề khác cũng rất được các bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, đó là học phí và những phụ phí học viên cần đóng khi đăng ký tham gia theo chương trình này. Và ông có thể thông tin cụ thể để không xảy ra tình trạng, học viên phải bỏ dở giữa chừng chương trình học.
Ông Đinh Trí Dũng:
Học phí trọn gói tại Arena Multimedia bao gồm cả lệ phí giáo trình, lệ phí thi cử và cấp bằng cho mỗi học kỳ với hình thức đóng theo từng kỳ là khoảng 16tr, bạn nhân lên với 4 học kỳ là 64 triệu cho thời gian học 2.5 năm, hay 30 tháng, học liên tục. Với hình thức đóng theo năm và đóng 1 lần 2 năm, mức đóng sẽ thấp hơn.
Thực tế nhiều học viên năng động đã đi làm thêm trong quá trình học và “hoàn vốn đầu tư” trước khi tốt nghiệp. Những trường hợp bình thường, các em đều hoàn vốn đầu tư ngay trong năm đi làm đầu tiên sau tốt nghiệp.
Qua nhiều năm quan sát, tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất với các em học viên khi theo học không phải là học phí, vì mức phí và thời gian đóng học phí minh bạch ngay từ đầu, không thay đổi trong suốt quá trình học. Khó khăn lớn nhất là có được sự kiên trì, giữ được nhiệt huyết liên tục trong thời gian theo học. Học ở đại học hay các trường khác, nhất là các nghành kinh tế, xã hội, các em có thể chểnh mảng, sao nhãng đôi lúc nhưng vẫn gắng gượng và học bù để thi qua cuối kỳ. Nhưng ở Arena, khi các kiến thức của các kỳ học được xâu chuỗi như nhiều toa của 1 đoàn tầu, nếu làm như vậy các em sẽ bị hụt hẫng, chới với, không theo kịp các bạn, sinh ra chán nản và bỏ học.
9.VOV:
Thu nhập hấp dẫn, làm việc trong nhà, mức lương cao – Đây chính là những lý do các bạn sinh viên kể với chúng tôi vì sao các bạn lại chọn theo ngành này. Thực tế liệu có phải luôn êm đềm như vậy không thưa ông?
Ông Đinh Trí Dũng:
Thực tế là thu nhập của nghành này khá hấp dẫn, cộng thêm công việc làm trong nhà, tư tưởng cũng khá thoải mái sáng tạo nên rất nhiều bạn trẻ chọn theo nghành này. Nhưng cũng chính vì vậy mà tạo nên sức cạnh tranh công việc không nhỏ, chưa kể nghành này luôn luôn phải cần cập nhập kiến thức mới nên nếu các bạn có việc nhưng không chịu làm mới mình cũng dễ bị mất việc. Các bạn có thể cảm nhận thấy công nghệ nghe, nhìn, các hình thức tương tác trên môi trường internet, các thiết bị công nghệ thay đổi qua từng năm, thậm chí là hàng quý. Hơn nữa, cuộc sống và công việc luôn êm đềm, không có thách thức, không có sự thay đổi, không có những điều mới mẻ, có lẽ sẽ làm cho các bạn nhanh chán hơn, đúng vậy không? Một trong những lý do Trò chơi Flappy Bird rất thành công, là vì nó đem lại cho người chơi những thách thức rất lớn, thậm chí là khó chịu.
10.VOV:
Ngoài mức lương khá hấp dẫn, điều kiện làm việc tiện ích, thoải mái thì người lao động còn được hưởng những chế độ đãi ngộ thế nào thưa ông?
Ông Đinh Trí Dũng:
Những cái bạn đã nêu trên đều là những điều mà người đi làm hướng đến rồi. Môi trường làm việc thường hiện đại, trẻ trung, năng động, có nhiều hoạt động ngoài giờ làm việc kích thích sự sáng tạo, khả năng tiếp cận những cái mới cao, được tham gia vào các dự án với đối tác nước ngoài.
Một điểu rất thú vị và đặc thù nữa là các bạn có thể làm nhận việc làm thêm với tư cách là cá nhân hay nhóm, VD như thiết kế cho một công ty nhỏ, khi họ không muốn thuê 1 Thiết kế làm toàn thời gian, hay thực hiện dự án làm một clip giới thiệu cho một địa điểm du lịch hoặc một clip âm nhạc (MV). Cũng có những cá nhân họ chỉ làm nghề tự do (freelance), lúc thì một mình, lúc thì liên kết với các cá nhân khác, thực hiện các yêu cầu của khách hàng như với tư cách của doanh nghiệp. Hình thức làm nghề tự do này (freelance) đang chiếm khoảng 30-40% khối lượng công việc của thị trường việc làm Mỹ thuật Đa phương tiện.
11.VOV:
Nhiều chuyên gia dự báo trong năm 2014 này và những năm tới đây, ngành Mỹ thuật Đa phương tiện vẫn cần số lượng lao động lớn. Vì thế cơ hội việc làm với những lao động theo ngành này cũng rộng mở hơn. Ông nghĩ gì về dự báo này?
Ông Đinh Trí Dũng:
Nếu các bạn để ý trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Việt Nam thì thấy giờ đây xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng đang quan tâm hơn đến phần nâng cao chất lượng các sản phẩm nghe, nhìn. Ví dụ: tạp chí, bao bì, logo, biển quảng cáo, chất lượng phim, phim 3D thì càng ngày càng cần nâng cao chất lượng thiết kế để có thể thu hút khách hàng, nâng cao vị thế thương hiêu. Những công ty chưa làm thì sẽ làm, những công ty đã làm rồi thì muốn làm tốt hơn. Như vậy tôi thấy nghành này vẫn cần một lực lượng nhân sự lớn trong các năm tới giúp hình ảnh Việt Nam thay đổi, đổi mới một cách toàn diện.
Chúng tôi phân loại thành 3 nhóm công việc Thiết kế Quảng cáo và Sản xuất nội dung Giải trí Kỹ thuật số. Nhóm việc thứ 1 cần kỹ năng đơn giản như chỉnh sửa hình ảnh cho một shop bán hàng online, cho các cửa hàng ảnh, làm thiết kế cho xưởng in; nhóm công việc thứ 2 là làm thiết kế cho một công ty, tổ chức, trường học đáp ứng nhu cầu thiết kế truyền thông của các đơn vị đó trong công việc kinh doanh, hoạt động hàng ngày, hoặc công ty truyền thông, quảng cáo, đài truyền hình; hay nhóm công việc thứ 3, cao cấp hơn, là làm việc cho các công ty dịch vụ sáng tạo của nước ngoài.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các công ty có thể cắt giảm tiền cho cho quảng cáo, nhưng họ sẽ không cắt giảm ngân sách cho việc tạo ra các nội dung quảng cáo. Hơn nữa, xu thế, trào lưu giải trí bằng nội dung kỹ thuật số như xem phim, ảnh, trò chơi, các ứng dụng tiện ích phục vụ cho cuộc sống và học tập. Sự tương tác của các thành viên cộng đồng mạng xã hội và chia sẻ những ứng nội dung đó làm cho nhu cầu phát triển nội dung giải trí kỹ thuật số không ngừng gia tăng và đây là xu thế không thể đảo ngược trong 5 năm tới.
12.VOV:
Thính giả Nguyễn Hoài Nam ở tỉnh Nam Định muốn hỏi khách mời là bản thân bạn theo khối C, liệu có học được ngành này không? Và ngành này tuyển học sinh khối gì? Mức điểm sàn mọi năm thi ở ngành này là bao nhiêu?
Ông Đinh Trí Dũng:
Như tôi đã đề cập nghành này chào đón mọi đối tượng, nên nếu bạn nếu quan tâm, bạn có thể đến Arena tham gia thi thử để tham gia học. Trước đó bạn sẽ được Chuyên viên Tư vấn trao đổi, trò chuyện 30 phút để xác định thế mạnh, nhu cầu và sự phù hợp của bạn với ngành nghề này. Theo quy định của Arena Multimedia toàn cầu thì trước khi nhập học, bạn cần thi 2 môn là tiếng Anh (đọc hiểu) và môn Sáng tạo (thử khả năng thẩm mỹ và gu sáng tạo, nhận thức về hình khối, màu sắc). Chúng tôi tổ chức thi định kỳ hàng tháng, có cung cấp các đề thi mẫu trên website. Các bạn có thể tham khảo thông tin trên https://www.arena-multimedia.vn/content/de-thi-mau.html bằng máy tính hay điện thoại thông minh.
13.VOV:
Chúng tôi đã rao sóng giới thiệu chủ đề chương trình ngày hôm nay và nhận được khá nhiều câu hỏi của quý vị thính giả. Và thính giả Hoàng Hương ở Hải Dương muốn hỏi vị khách mời là sau khi học xong, trung tâm Arena Multimedia có chương trình hỗ trợ việc làm nào cho học viên không hay tự các bạn tìm việc?
Ông Đinh Trí Dũng:
Tại Arena Multimedia chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đầu ra của học viên, thông qua một bộ phận chuyên Hỗ trợ Việc làm (Placement Service), đi theo các bạn học viên từ khi nhập học đến khi ra trường. Bộ phận hỗ trợ việc làm thực hiện các công việc sau:
+ Tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiêp
+ Hướng dẫn học viên làm CV, Porfolio
+ Hướng dẫn học viên viết email, phỏng vấn
+ Phân tích năng lực học viên, tư vấn, định hướng các bước phát triển nghề nghiệp cho hoc viên
+ Gửi học viên đến thực tập, phỏng vấn tại các doanh nghiệp
+ Mời các doanh nghiệp đến nói chuyện về các cơ hội và thách thức mới của ngành công nghiệp truyền thông, quảng cáo và giải trí.
+ Tổ chức một nhóm các doanh nghiệp đến tuyển dụng trực tiếp
+ Nhận phản hồi của học viên về doanh nghiệp, doanh nghiệp về học viên
14.VOV:
Ông có thống kê tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành hàng năm là bao nhiêu % không?
Ông Đinh Trí Dũng:
Theo thông kế của Arena Multimedia, khoảng 70% các bạn học viên đã ra trường là có việc làm đúng chuyên ngành. Việc làm của học sinh luôn là quan tâm của trường, kể cả khi các bạn đã ra trường nhưng thông tin việc làm, hỗ trợ của trường dành cho các bạn cựu học sinh cũng không có gì khác khi các bạn đang học.
15.VOV:
Chúng tôi cũng nhận được câu hỏi của thính giả Lê Lan ở Đà Nẵng. Theo phản ánh của thính giả này: những sinh viên như bạn rất khó tìm kiếm việc làm, thậm chí là cơ hội để xin thực tập tại các công ty cũng rất gian nan dù các công ty này luôn kêu là thiếu nhân lực. Ông đã gặp tình huống như vậy chưa?
Ông Đinh Trí Dũng:
Tôi đánh giá tình hình khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, chi phí đầu tư cho măt hình ảnh và thương hiệu cũng cắt giảm đi. Cho nên cũng ảnh hưởng đến thu nhập hoặc tìm kiếm việc làm của các bạn sinh viên ra trường.
Tuy nhiên tôi nhận thấy các bạn học viên biết nhiều món, đa-di-năng thì luôn có cơ hội trong thời điểm này, họ có thể đảm nhiệm thiết kế đồ họa, kiêm luôn làm banner động…Cũng có thể một số bạn gặp khó khăn trong khâu giao tiếp, khi đi phỏng vấn, hoặc sản phẩm cho vaò CV chưa đủ ấn tượng. Các bạn không được nản, thời gian rảnh rỗi các bạn có thể trau dồi kiến thức, làm thêm nhiều sản phẩm đẹp hơn.
Và đừng quên ngoài cơ hội việc làm tại các cty, bạn cũng có thể thử sức ở những cơ hội làm việc tự do (freelance) mà tôi đã đề cập trước đây. Các công ty muốn cắt giảm chi phí nên họ có thể quan tâm đến hình thức đặt yêu cầu thiết kế bán thời gian. Nếu bạn nắm bắt cơ hội này, luôn có 3-5 khách hàng, mỗi khách hàng mang lại nguồn thu nhập 2-3 triệu VNĐ để bạn đáp ứng các nhu cầu thiết kế hàng tháng của họ, thì thu nhập của bạn cũng khá ổn định và cao.
Tôi đang cảm thấy tình hình “ấm” dần lên và các doanh nghiệp có thể đầu tư tang dần cho truyền thông và marketing trong những năm tới.
16.VOV:
Với những bạn trẻ đang đi làm, muốn học thêm ngành mỹ thuật đa phương tiện thì có khóa học ngắn hạn nào không? Và trung tâm có chương trình học vào buổi tối dành cho nhóm đối tượng này không, là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ thính giả Phạm Minh Đạo, quận Long Biên, Hà Nội.
Ông Đinh Trí Dũng:
Hiện tại trường Arena Multimedia có môt lượng học viên không nhỏ là các bạn sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác (chiếm khoảng 45%, và các bạn đang đi làm (chiếm khoảng 15%). Còn lại 40% là các em vừa tốt nghiệp THPT. Đó là lý do trường đang tổ chức nhiều lớp buổi tối cho đa phần là các bạn thuộc đối tượng đi làm và đang học một trường ĐH, CĐ khác.
Ngoài chương trình chính thức của Arena Multimedia (Ấn Độ), trường có mở thêm 1 số lớp ngoại khóa nâng cao, hoặc các khóa học nghề ngắn hạn, cụ thể trong năm 2013: trường có tổ chức được khóa ngắn hạn: Diễn hoạ Nội thất (Interior Design Visualization), Vẽ phác thảo bằng máy (Concept Art), Nghệ thuật Nhiếp ảnh (photography) và trong năm 2014 trường sẽ tiếp tục mở thêm các lớp ngoại khóa để phục vụ các bạn học sinh, sinh viên…
17. VOV:
Xin ông cho biết những điểm nổi bật của Arena Multimedia so với các hình thức và cơ sở đào tạo khác tại Việt Nam.
Ông Đinh Trí Dũng:
Arena Multimedia là thương hiệu nhượng quyền quốc tế duy nhất, đào tạo toàn diện, bài bản và chuyên sâu về nghề Mỹ thuật Đa phương tiện, có 18 năm kinh nghiệm (từ 1996) và triển khai chương trình đào tạo tại Việt Nam từ 10 năm nay (2004).
Arena Multimedia có hệ thống mạng lưới 300 trung tâm trên 15 quốc gia, có trụ sở tại Ấn Độ, nơi có ngành công nghiệp điện ảnh và phim hoạt hình rất phát triển, nhận gia công cho nhiều hãng phim, xưởng làm games của Mỹ, có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty công nghệ.
Vì vậy, Arena Multimedia có lợi thế tự nhiên là khả năng cập nhật công nghệ, thay đổi chương trình nhanh và phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo và giải trí kỹ thuật số. Arena Multimedia cũng có hệ thống cổng thông tin cho phép học viên và chuyên gia trên toàn cầu kết nối và trao đổi với nhau, làm cho cộng đồng ngày càng lớn mạnh.
18.VOV:
Thưa ông, tại sao công nghệ thông tin và mỹ thuật đa phương tiện lại thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo giới trẻ như vậy?
Ông Đinh Trí Dũng:
Vì ngành học này kích thích và đòi hỏi sự sáng tạo liên tục, nó kết hợp giữa một bên là nền tảng mỹ thuật, nghệ thuật, cảm nhận về cái đẹp và một bên là công nghệ, chắp cánh cho những người làm sáng tạo hiện thực hoá được ý tưởng của mình mà bạn chỉ có thể nằm mơ nếu chỉ có một cây bút vẽ và tờ giấy trong tay. Chúng ta có những siêu phẩm điện ảnh như Vua sư tử, Avatar, mới đây là Cuộc đời của Pi, Công chúa Tuyết,…
Phần lớn các bạn trẻ đều biết vẽ vời, thích cái đẹp và khá chịu khó mày mò công nghệ, dễ thích nghi cái mới. Với những sự kết hợp như vậy, ngành học này tổng hoà các mối quan tâm, nó làm cho công nghệ trở nên vô cùng hấp dẫn, chứ không khô khan.