Dù bạn là một Designer đã có nhiều kỹ năng sử dụng chữ trong thiết kế hay chỉ đang là người mới chập chững bước vào thế giới Typography thì những kiến thức do diễn giả Trần Quốc Lợi chia sẻ tại Workshop: Chữ – Phát triển & Ứng dụng ắt hẳn sẽ giúp bạn định hình rõ ràng hơn về nguồn gốc, cách kết hợp cũng như trình bày Font chữ để khai thác tối đa sức mạnh biểu đạt của chúng.
Dẫn dắt Workshop “Chữ – Phát triển & Ứng dụng là thầy Trần Quốc Lợi – Giảng viên phụ trách Học kỳ 1: Graphic Design tại Arena Multimedia. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về Typography, thấy Trần Quốc Lợi hiểu được tính chất và xu hướng sử dụng, kết hợp các Font chữ trong thiết kế hiện đại để truyền đạt tới các bạn trẻ có mặt tại sự kiện.
Cội nguồn nghệ thuật Typography
Không vội vàng đi sâu vào giới thiệu những Font chữ thịnh hành hiện nay hay kỹ thuật thiết kế chữ trong dàn trang in ấn, diễn giả Trần Quốc Lợi bắt đầu buổi Workshop bằng câu chuyện kể về sự hình thành của nó. Anh khái quát: “Chữ viết gắn với cội nguồn cuộc sống của người nguyên thủy, phát triển song hành với văn minh nhân loại, dẫn tới sự ra đời bảng chữ cái cùng kỹ thuật in ấn.”
Workshop: “Chữ – Phát triển & Ứng dụng” thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia
Qua lời vị diễn giả đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về Typography, các cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành con chữ dần hiện ra, mang theo cả những khái niệm mới mẻ khiến khán giả tham gia không khỏi tò mò:
“Lịch sử Typo trải qua 3 giai đoạn: Chữ tượng hình; Chữ có chân; Chữ không chân. Vào khoảng năm 20.000 trước công nguyên, người nguyên thủy đã biết ghi lại chi tiết cuộc sống thường nhật bằng cách sử dụng hình vẽ đơn giản, đó được gọi là chữ tượng hình Pictogram. Vào năm 3000 trước công nguyên, chữ tượng hình Ai Cập kết hợp các biểu tượng đại diện cho suy nghĩ hay ý tưởng, gọi là Ideogram. Vào năm 1600 trước công nguyên, người Phoenica tiếp tục phát triển biểu tượng cho âm thanh, gọi là chữ tượng thanh Phonogram.”
Con chữ không chỉ là những đường nét vô tri vô giác được tạo nên từ sự ngẫu hứng mà đã song hành, tồn tại và phát triển qua hàng triệu năm cùng cuộc sống con người và hơi thở thời đại.
Câu chuyện về cội nguồn chữ nối dài tới giai đoạn “Chữ có chân” (Serif) hình thành. Diễn giả Trần Quốc Lợi chia sẻ: “Vài trăm năm sau đó, người La Mã sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp như là cơ sở cho các chữ cái viết hoa mà chúng ta biết ngày nay. Họ rất tinh thông nghệ thuật handwriting, tạo ra nhiều phong cách đặc trưng của chữ mà họ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thời kỳ này có các yếu tố cơ bản sau: Humanist, Old Style, Transitinonal, Modern, trong đó, hai thể Humanist và Oldstyle nhằm mục đích viết nội dung để đọc.”
Song hành cùng sự tiến bộ của văn minh nhân loại, “Chữ không chân” (Sans Serif) ra đời và cho đến ngày nay, nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của Designer bởi giao diện dễ nhìn trên màn hình máy tính hay điện thoại. Theo ý kiến của anh Trần Quốc Lợi: “Khác với Serif, kiểu Sans Serif toát lên sự tinh tế, đơn giản, trẻ trung. Bởi vậy những thương hiệu muốn được nhìn nhận là thương hiệu thân thiện, gần gũi thường sử dụng Sans Serif làm font hiển thị chính”. Anh cũng giải thích thêm rằng vốn dĩ chữ không chân ít nhận được sự ưu ái từ “dân thiết kế” là bởi “nó có độ tương phản không cao, không phù hợp với các ô vuông pixel.”
“Nếu xem chữ viết là ngôn ngữ bằng hình ảnh thì font chữ chính là ngữ điệu” – Diễn giả Trần Quốc Lợi
Câu chuyện về nguồn cội con chữ giúp các bạn khán giả hiểu sâu hơn về phương công cụ mà mình đang sử dụng hằng ngày nhằm truyền tải thông điệp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Nó không chỉ là những đường nét vô tri vô giác được tạo nên từ sự ngẫu hứng mà đã song hành, tồn tại và phát triển qua hàng triệu năm cùng cuộc sống con người và hơi thở thời đại.
Một Designer cần lưu ý những gì khi kết hợp các font chữ tương phản?
Điều tuyệt vời nhất về thiết kế và nghệ thuật là trong quá trình sáng tạo tác phẩm, bạn có thể thỏa sức bay bổng với cá tính và gu thẩm mỹ riêng của mình. Nghệ thuật Typography cũng cho phép Designer vượt ra những khuôn khổ an toàn về font chữ nhằm tạo ra tổng thể thu hút và xây dựng phân cấp thị giác hiệu quả.
Tại Workshop “Chữ – Phát triển & Ứng dụng”, diễn giả Trần Quốc Lợi tập trung làm rõ cách kết hợp các Font chữ tương phản để đảm bảo một cấu trúc Typography ổn định. Đối với anh: “Trong trường hợp không có luật lệ nghiêm ngặt hay quy tắc áp dụng, bạn cần liên tục thử nghiệm để tạo ra phương pháp kết hợp tốt nhất và phán đoán liệu kiểu chữ nào khi đứng cùng nhau sẽ cho ra hiệu quả cao nhất.”
Một trong những chủ đề dành được nhiều sự quan tâm nhất đó là cách kết hợp Font chữ tương phản trong nghệ thuật Typography
Sự tương phản có thể đạt được theo nhiều phương pháp, sử dụng màu sắc, độ dày/mỏng của yếu tố, kích thước, khoảng cách. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, mặc dù mỗi kiểu chữ lại có một chất riêng thú vị nhưng đôi khi việc ghép các “tần số lệch pha” sẽ gây nên sự khó chịu cho thị giác. Trước những thắc mắc về cách sử dụng hai font tương phản mang lại sự nổi bật trong thiết kế, anh Trần Quốc Lợi đã đưa ra các yếu tố mà bạn có thể áp dụng:
– Kiểu chữ: Bạn có thể truy cập các website chuyên cung cấp font chữ và bạn sẽ thấy chúng được phân loại theo từng mục khác nhau như Blackletter, Monospace, Script, Slab Serif…Font chữ theo những kiểu cách khác nhau sẽ mang tới sự tương phản
– Kích thước: Đặt font to, font nhỏ
– Độ đậm nhạt: Thay đổi độ đậm nhạt của font chữ là một cách phổ biến để thiết lập hệ thống phân cấp trực quan
– Hình dạng: So sánh tỷ lệ của 2 kiểu chữ, khoảng cách tương đối khi xuống dòng, độ cong các ký tự…
– Màu sắc: Đây không phải là tính chất mặc định của font chữ nhưng cũng là 1 yếu tố quan trọng
Tại sự kiện, diễn giả Trần Quốc Lợi cũng giới thiệu và đưa ra những ví dụ cụ thể về cách kết hợp Font chữ trong thiết kế theo nhiều cách khác nhau.
Thú vị hơn là bạn hoàn toàn có thể Sử dụng cùng một phông chữ để tạo sự tương phản bằng cách dùng những kiểu chữ khác nhau của phông như,: đậm, nghiêng, mỏng, hoa, thường. “Bạn có thể sử dụng kiểu chữ đậm như Futura Medium bắt cặp với một kiểu chữ mỏng hơn như Futura thường để tạo tiêu đề và tiêu đề phụ. Sự khác biệt về độ đậm khiến nội dung có điểm nhấn hơn.” – Anh Lợi nói.
Với vốn kiến thức phong phú sau nhiều năm đảm nhận vị trí thiết kế dàn trang in ấn cho các tờ báo nổi tiếng, anh Trần Quốc Lợi cũng cho biết thêm: “Một thiết kế Typography tốt đòi hỏi sự cẩn thận chú ý trong từng chi tiết. Tạo ra căng thẳng không cần thiết khi lựa chọn của bạn về chữ gây xung động tính cách. Nếu kiểu chữ bạn chọn có nhiều tình cách, bạn cần có một mặt chữ trung bình để đảm nhận vai trò trung lập.”
Nghệ thuật Chữ Typography là một câu chuyện dài được vị khách mời thân thuộc của nhà Arena truyền tải sinh động thông qua những dẫn chứng cụ thể.
Câu chuyện về Nghệ thuật Chữ trong thiết kế vẫn luôn là một chủ đề thu hút đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích và đang muốn tìm hiểu, theo đuổi nó lâu dài. Nghệ thuật kết hợp kiểu chữ phụ thuộc tất cả vào việc sử dụng trực giác của bạn, thử nghiệm và đón nhận các rủi ro. Sau Workshop này, Arena Multimedia muốn gửi đến bạn lời khuyên: “Hãy mạnh dạn thử nghiệm và luyện tập nhiều hơn. Dù bạn là người thiết kế Website, banner, áp phích hay các ấn phẩm truyền thông khác, bạn sở hữu cả gia tài font chữ khổng lồ nhưng bạn sẽ mãi không biết chúng tuyệt đẹp như thế nào khi kết hợp với nhau nếu không chịu thử nghiệm. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành một nghệ sĩ Typography chuyên nghiệp, và bạn cũng thế.”
Nghệ thuật Chữ là một trong những bộ môn nằm trong chương trình học của Kỳ 1: Graphic Design tại Arena Multimedia. Bên cạnh Typography, các bạn học viên còn có cơ hội đi sâu hơn vào Minh họa kỹ thuật số; Thiết kế cho in ấn và quảng cáo; Thiết kế dàn, dàn trang sách báo…Tại kỳ học này, mọi kiến thức đều giúp Arenaites tự tin tạo ra những Bộ nhận diện thương hiệu bắt mắt, hợp xu hướng với thị trường cũng như thị yếu khách hàng ngày nay. Vậy nên nếu bạn yêu thích Typography và muốn đi sâu hơn vào lĩnh vực Thiết kế đồ Họa, đừng ngần ngại liên hệ và gia nhập vào cộng đồng sáng tạo Arena Multimedia. Arena Multimedia thông báo tuyển sinh niên khóa 2020 – 2021 Chương trình Chuyên gia Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh Arena Multimedia cơ sở gần nhất để được giải đáp: |
Giang Hoàng