Học sinh cấp một nghĩ rằng kỳ thi tốt nghiệp tiểu học sẽ là kỳ thi lớn nhất cuộc đời các em. Với học sinh cấp hai, đó là kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở. Còn học sinh cấp ba, các em sẽ nghĩ kỳ thi tốt nghiệp THPT / Đại học là ngưỡng cửa vô cùng quan trọng kết thúc 12 năm đèn sách. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, người ta sẽ có quan niệm khác nhau về những gì thuộc phạm trù “lớn nhất”, “quan trọng nhất”.
Lớn lên khi đất nước còn loạn lạc, gầy dựng sự nghiệp từ đôi bàn tay trắng, các thế hệ phụ huynh Việt Nam thời nay hơn ai hết hiểu rõ quan niệm rằng: Muốn ăn ngon mặc đẹp, cần phải ăn no mặc ấm trước. Con cái muốn rộng đường công danh, hãy vào Đại học. Trong suốt 12 năm đèn sách, phải chăng bạn luôn được bảo rằng Đại học hay Tốt nghiệp chính là kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời mình? Điều đó không sai khi sự tác động quá lớn buộc bạn-của-tuổi-18 phải nương theo những suy nghĩ đó. Nhưng nếu bạn – một người trưởng thành đủ trải đời và trải nghiệm đang đọc bài viết này, theo bạn, quan niệm về kỳ thi lớn nhất cuộc đời có còn là Tốt nghiệp và Đại học không?
Thi tốt nghiệp – Thước đo chuẩn mực của xã hội nhưng liệu có công bằng?
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin nó là kẻ đần độn.” Mỗi con người khi sinh ra đã là một cá thể sở hữu những đặc tính riêng biệt. Trong một lớp học, có người học giỏi toán, lý, hóa nhưng sẽ có người học giỏi sinh, sử, địa, có người điểm trung bình thấp nhưng lại rất khéo tay và sẽ có người dù không giỏi môn nào nhưng lại hát rất hay và vẽ rất đẹp. Và dù có khác biệt nhau như thế nào, tất cả đều sẽ phải “kinh qua” kỳ thi tốt nghiệp THPT và học Đại học – Thước đo đầu tiên của xã hội để đánh giá bước đầu sự nghiệp của một người trẻ.
Thế nhưng, thước đo này có công bằng với những cá tính vốn nổi trội ở những mảng khác chứ không phải là toán, lý, hóa hay sinh, sử, địa? Người lớn không thể đánh giá tương lai của con trẻ chỉ vì chúng tốt nghiệp với số điểm không cao hay học bạ của chúng chỉ ở mức trung bình. Những suy nghĩ về việc áp đặt con trẻ phải vào Đại học bằng bất cứ giá nào đã định hình một thế hệ không dám sống vì đam mê và bản thân.
Trong tâm tưởng của nhiều người, “đam mê” là từ đi cùng với sự phù phiếm, thuộc về những điều không thực tế ở một xã hội đầy vội vã như hiện nay. Nhưng bạn biết không, những suy nghĩ như thế lại càng đề cao những con người sống thật với lòng, tự tin làm điều mình yêu và dám làm điều mình thích. Trong công thức để trở thành một người thành công, đam mê là yếu tố bắt buộc phải có. Bạn có thể giỏi ở một lĩnh vực nhất định nào đó nhưng nếu không có đam mê, bạn vẫn sẽ không đi theo nó đến cuối cùng.
Tại Arena Multimedia, chúng tôi có Kawaii Tuấn Anh, người từng nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường, từng nhận được huy chương trong các kỳ thi Olympic hay thậm chí từng nhận học bổng toàn phần của một trường đại học danh tiếng, nhưng bỏ qua hết tất cả những gì đã trải sẵn, anh đã chọn Mỹ thuật Đa phương tiện vì tình yêu với nghệ thuật. Chúng tôi có Trần Đức Viễn, đạo diễn của kênh hài FAPTV nổi tiếng, người tự nhận mình học rất dốt ở những năm cấp 3 hay chỉ thi toán đại học chỉ được 0,5 điểm. Sau những ngày tháng khô khan nơi giảng đường, Viễn bỏ ngành CNTT và chọn Arena Multimedia làm bệ phóng cho ước mơ làm phim, để đam mê nuôi dưỡng tinh thần của anh.
Vậy, những thành công hiện tại của Kawaii Tuấn Anh hay Trần Đức Viễn có được đánh giá bằng kỳ thi quốc gia hay không?
Liệu tốt nghiệp có phải là kỳ thi lớn nhất cuộc đời bạn?
Là nơi dành cho những thế hệ học và sống vì đam mê, Arena Multimedia tin rằng kỳ thi lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người trẻ phải là kỳ thi mà ở đó, bạn vừa là người ra đề, vừa là người “giải” chúng. Dám cá rằng rất nhiều người trong chúng ta đã từng lẩn tránh những câu hỏi xuất phát từ sâu bên trong khi đặt bút điền đơn đăng ký nguyện vọng.
Chẳng khó để bạn gặp những câu hỏi trên nhan nhản ở mạng xã hội, trên truyền thông báo chí hay ở bất cứ đâu mỗi khi mùa tuyển sinh ùa về. Khác với ngày xưa khi tốt nghiệp và đại học vẫn là hai kỳ thi riêng biệt và đại học được xem là “chiến trường” khốc liệt nhất trong cuộc đời mỗi của mỗi học sinh; ở thời điểm này, sự phát triển của xã hội cũng như ngành giáo dục đã đem đến vô vàn sự lựa chọn về con đường sau khi tốt nghiệp dành cho lứa học sinh trung học phổ thông. Vào đại học đã chẳng còn là cánh cổng khó nhằn đối với Gen Z nữa.
Nhiều bạn trẻ đã “bật mí” những bí mật sau khi nhập học tại Arena Multimedia: “Em muốn “trượt” Đại học để được ba mẹ cho học ngành nghề em yêu thích”. Đâu đó trong thời đại này, không phải ai cũng can đảm đi theo những đam mê và sở thích. Nguyên nhân có thể đến từ gia đình nhưng cũng có khi xuất phát từ chính những người trẻ khi từ nhỏ đã được “nhồi nhét” những quan điểm không còn hợp với thời đại. Chúng tôi rất xúc động và cảm thấy có trách nhiệm hơn khi có những học viên hồ hởi đến với Arena như cá được xuống nước: “Ở Arena em không sợ sai, vì em có thể học hỏi từ những lần sai sót đó. Em đã trải qua nhiều năm không được trả lời sai hay trả lời câu hỏi sai”.
Hãy tự đối diện với những câu hỏi trên trước khi bạn đặt bút chọn trường. Hãy đối diện với “kỳ thi lớn nhất cuộc đời bạn”. Đó là kỳ thi mà bạn tự ra đề bài và tự trả lời. Từ việc xác định đúng đam mê từ những thói quen và sở thích nhỏ nhặt hằng ngày, bạn sẽ biết mình thuộc về lĩnh vực hoặc ngành nghề nào. Chỉ khi có cho mình những câu trả lời khiến bản thân cảm thấy hài lòng, sau đó hãy chọn nơi chắp cánh cho ước mơ của bạn.
Sau khi đã có đáp án cho “kỳ thi của mình”, Mỹ thuật Đa phương tiện có thể là đích đến của bạn. Nhưng chúng tôi cũng vẫn rất vui nếu bạn chọn được một đích đến khác, con đường khác. Và chắc chắn bạn sẽ gặp lại những học viên Arena sau khi ra trường trong một dự án hợp tác nào đó. Bởi vì sao? Vì những con người có đam mê sâu sắc về một điều gì đó thường rất dễ quyến rũ nhau và gặp nhau. Họ chia sẻ kinh nghiệm, truyền lửa cho nhau về lĩnh vực mà mình yêu thích, mình là “master”. Mỹ thuật Đa phương tiện là “vùng đất trù phú” có thể nuôi dưỡng những thế hệ có năng khiếu với Thiết kế, Đồ họa, Nhiếp ảnh, Làm phim, Games hay Hoạt hình 3D. Và các học viên Arena sẽ gặp bạn là nhà kinh doanh thời trang, là người biên kịch, chủ nhà hàng, nhà phát hành games,… hay bất kỳ một hình thức kinh doanh, dịch vụ nào mà bạn đam mê. Trong những vai trò này, bạn sẽ luôn gặp những học viên Arena trong vị trí một Nhà thiết kế truyền thông, Đạo diễn, Food Stylist, Games Artist,…
Trong gần 20 năm hình thành và phát triển, Arena Multimedia đã giang tay chào đón những thế hệ học viên được trở về với bản ngã của mình sau khoảng thời gian dài học và làm công việc mà mình không yêu thích. Đó là khi chúng tôi biết rằng họ đã “kinh qua” kỳ thi lớn nhất cuộc đời mình, tự trả lời những câu hỏi năm xưa mà mình từng trốn tránh. Cùng với các học viên của mình, chúng tôi cũng hạnh phúc vì đến cuối cùng, họ đã can đảm vượt qua dù biết rằng mình có thể sẽ phải làm lại từ đầu.
Xem thêm bài viết: Chuyển nghề, liệu có đáng thử?
Kawaii Tuấn Anh vượt qua “bài thi” của cuộc đời ngay khi anh vừa học xong cấp 3, Trần Đức Viễn thì chậm hơn một chút nhưng họ vẫn can đảm đối diện để tự tìm câu trả lời cho chính mình. Bạn có thể sẽ chưa định hình được sự nghiệp sớm như Kawaii Tuấn Anh nhưng bạn hãy học hỏi Trần Đức Viễn. Tuổi trẻ ai chẳng có vài lần đi lạc, bạn có thể “thi” muộn hơn người khác, chỉ cần bạn đừng bỏ “thi”.
Bad choices make good stories but good choices make awesome stories
Tình yêu thật sự chỉ có một, còn những thứ na ná tình yêu thì có rất nhiều. Và người ta cũng huyễn hoặc điều tương tự khi nói về kỳ thi quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Đối diện với bản thân mình chẳng phải là điều dễ dàng nhưng hãy làm điều đó một lần trong đời để chí ít, bạn cũng hiểu rõ về mình hơn. Xã hội ngày càng thay đổi, những sự lựa chọn càng an toàn sẽ càng dễ bị thay thế. Bạn cứ mãi ngưỡng mộ những con người thành công mà không biết rằng, họ đã đối mặt với “kỳ thi lớn nhất của đời mình”, dùng đam mê để chiến đấu với dư luận xã hội và dư luận hàng xóm và can đảm bước đi trên những con đường chưa có dấu chân. Lạc đường có thể đem đến sự thú vị đâu đó cho chuyến phiêu lưu nhưng chỉ khi đi đúng hướng, bạn mới về đích sớm hơn mọi người.
Trong quyển “Nhà Giả Kim”, Paulo Coelho đã viết một câu rất nổi tiếng rằng “Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó”. Chính vì thế, hãy “ôn” lại bản thân, nắm thật vững những “kiến thức” về chính mình. Cuối cùng, Arena Multimedia chúc bạn may mắn với kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời để tìm đúng nơi có thể chắp cánh cho sự nghiệp!
Bài viết: TMT
Thiết kế: olianji
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. Kỳ I: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) Kỳ II: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) Kỳ III: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game) Kỳ IV: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |