Logo của công ty, đồng phục nhân viên, thậm chí thẻ nhân viên đều là một phần của Bộ nhận diện thương hiệu. Vậy thực tế, khái niệm thiết kế nhận diện thương hiệu là gì? Bao gồm những phần nào?
Thiết kế nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu (corporate Identify) là tất cả các hình ảnh về tập đoàn, công ty, doanh nghiệp hay về nhận biết sản phẩm trong tâm trí khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân viên giúp phân biệt thương hiệu “nhà” này với những thương hiệu “nhà” khác. Công việc tạo ra hệ thống nhân diện này được gọi là Thiết kế nhận diện thương hiệu.
Logo của Benvolent Society
Bộ nhận diện thương hiệu kỉ niệm 100 năm của Benlovent
Những thiết kế thương hiệu đồ ăn phải thật “bắt mắt”
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: cần và phải chất
Việc được “nhận diện” và “gây ấn tượng” với khách hàng là một tiêu chí vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do đó, thiết kế được một bộ nhận diện thương hiệu “độc đáo” sẽ đem lại nhiều lợi ích “vàng” cho kinh doanh:
– Giúp bạn dễ dàng được nhớ hơn
– Giúp bạn phân biệt và nổi bật trong ngành của bạn.
– Giúp chứng minh bạn thực sự làm kinh doanh.
– Để giải thích bạn đang kinh doanh gì.
– Giúp thu hút khách hàng mới.
– Tăng cường sự tin tưởng của đối tác, khách hàng, nhà đầu tư.
– Để thu hút nhà đầu tư hoặc để dễ dàng chuyển nhượng.
– Giúp công ty bạn có vẻ “to lớn hơn” so với thực tế.
National Geographic – dù ở đâu cũng dễ nhận ra và thật nổi bật
“Chất” của một bộ nhận diện thương hiệu là vấn đề “đau đầu” được đặt ra với designer bởi họ phải đảm bảo sản phẩm của mình thỏa mãn những yêu cầu sau:
– Tính khác biệt: Với “hiện trường” “bão thương hiệu” hiện nay, designer phải tạo ra được sản phẩm dễ nhận biết, ấn tượng và không lặp lại.
Cách thể hiện cũng phải khác biệt
– Tính liên quan: thương hiệu đơn giản là “chuỗi xích” kết nối doanh nghiệp và khách hàng để từ đó tạo ra, hiểu sâu, đáp ứng nhu cầu của họ.
Dù mục đích là “kích thích” nhãn quan thì chúng cũng phải được gắn kết
– Sự gắn kết: việc gắn kết các thông điệp, hình ảnh trong thương hiệu với designer là việc khá đơn giản, tạo được sự gắn kết xuyên suốt, sản phẩm mới có ý nghĩa và giá trị cao.
– Được ưa chuộng: thiết kế thương hiệu phải “thỏa mãn” số đông, trách nhiệm lúc này đặt ra với designer về yếu tố sáng tạo, cập nhật và am hiểu để sản phẩm được yêu thích và ưa chuộng.
Sự đơn giản và tinh tế là xu hướng được ưa chuộng hiện nay
Những mảnh ghép cơ bản của “công trình” thiết kế thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm đầy đủ những thành phần sau:
1. Bộ thiết kế Logo
– Đây là thành phần chính giúp nhận diện cơ bản nhất thương hiệu. Khi thiết kế logo, designer thường để xuất ra 3 phương án và ý nghĩa để khách hàng lựa chọn.
– Font chữ phải có một quy chuẩn để sử dụng trong các tài liệu truyền thông và kèm theo kiểu chữ phụ trợ.
– Sáng tác Slogan ngắn – gọn – dễ hiểu và ý nghĩa.
Logo NBC lấy cảm hứng từ chiếc đuôi công sặc sỡ
2. Hệ thống tài liệu văn phòng bao gồm danh thiếp, phong bì thư, tiêu đề thư, giấy nhớ, kẹp file tài liệu, sổ công tác, chữ kí điện tử, giấy mời, giấy chứng nhận, thẻ nhân viên, bìa trình kí, giấy giới thiệu, thiệp, lịch, tài liệu văn phòng, chứng từ, hóa đơn, phiếu thu chi…
Đủ hình thức, đủ kiểu kết hợp màu sắc
3. Bộ truyền thông quảng cáo gồm có poster, banner, website, standee, flyer, billboard…
4. Bộ đồng phục: đồng phục nhân viên (khi làm tại văn phòng), áo phông cho các hoạt động tập thể, huy hiệu.
5. Hệ thống xúc tiến thương mại: quà tặng (cốc, sổ, ví, lịch, móc chìa khóa,…); phương tiện vận chuyển.
6. Hệ thống sản phẩm bán hàng: bao bì sản phẩm, thùng hộp,…
Thiết kế bao bì theo cảm hứng “điệu” style
Học và làm với thiết kế thương hiệu
Arena Multimedia là một trong những đơn vị hàng đầu đào tạo thiết kế nhận diện thương hiệu. Ngay từ học kỳ đầu tiên học viên Arena đã được học về các kiến thức quảng cáo thương hiệu, cách sử dụng phần mềm, quy chuẩn của một bộ nhận diện thương hiệu…
Kết thúc 6 tháng học tập, học viên Arena phải làm đồ án cuối kỳ về Bộ nhận diện thương hiệu, mỗi nhóm sẽ tự chọn một nhãn hàng/thương hiệu riêng tư thiết kế bộ nhận diện đầy đủ từ logo, bộ văn phòng, bộ quảng cáo, bộ quà tặng… và bảo vệ sản phẩm của mình trước hội đồng phản biện.
Sau đồ án cuối kỳ này, học viên Arena đã đủ khả năng để nhận các công việc thiết kế logo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu… đi làm từ khá sớm.
Một số sản phẩm thiết kế thương hiệu đầu tay xuất hiện với nhiều cá tính khác nhau của học viên Arena Multimedia