Đội hình 2+1, đó là hình ảnh đầy “ẩn ý” cho câu chuyện bếp núc thú vị quanh đồ án kỳ 1 “2/7 Studio” của các bạn lớp D1505H. Sau buổi bảo vệ, “2/7 Studio” đã khiến thầy Vũ Anh Đức, Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia phải khen ngợi: “Bộ nhận diện có phong cách mới mẻ, tư duy tốt, chuyên nghiệp và mang tính ứng dụng cao”. Sự “gật gù” đó là minh chứng thành công rõ ràng của công thức “2+1”.
Nhưng thử lật ngược lại thời điểm mới bắt đầu, nếu bạn là Arenaites – ví dụ rằng bạn FA – liệu bạn có dám dũng cảm làm người thứ ba bước vào “mái ấm nhà người ta” để “tam kiếm hợp bích” giải quyết đồ án cuối kỳ không?
Câu chuyện về đội hình 2 + 1 của nhóm “2/7 Studio” sẽ cho chúng mình câu trả lời: Khi các FA-er bị gán ghép với những kẻ “có đôi có cặp” thì họ sẽ cùng giải quyết như thế nào? Làm sao để đạt đến “đỉnh cao” và cho ra những sản phẩm chất lượng nhất? …
Bộ nhận diện văn phòng “2/7 Studio” được đánh giá cao vì phong cách tối giản mà hiện đại
Chào các bạn, Arena Multimedia rất vui vì được trò chuyện cùng một nhóm “đặc biệt” như “2/7 Studio”!Nghe đồn nhóm 2/7 có cặp đôi tự xưng chỉ là “anh em họ” nhưng ai cũng ngấm ngầm hiểu rõ không-phải-vậy, liệu điều này có ảnh hưởng gì đến công việc cũng như vấn đề “tâm lý tình cảm” chung của cả nhóm không?
Không hề! Gia đình chúng mình hạnh phúc ấm no lắm. Thực ra, các thành viên của 2/7 đều tôn trọng nhau, có vấn đề gì là cùng giải quyết thẳng thắn nên chuyện cá nhân không ảnh hưởng đến công việc chung. Hơn nữa, hai “anh em họ” rất công tư phân minh trong công việc và chuyện tình cảm nên các thành viên của “2/7 Studio” đều thoải mái. Chỉ sau một lần đi chơi chung, thấy hợp cạ là ba đứa rủ nhau “về một nhà”. Bởi vì trong nhóm không có thành viên nào “nhu mì” cả nên đã nhanh chóng thân thiết với nhau như ba thằng “đực rựa”. Phải nói rằng chúng mình thấy thực sự may mắn vì đã chọn đúng đồng đội và trở thành một team ăn ý.
Đồ án “2/7 Studio” đã chinh phục hoàn toàn các thầy phản biện “khó tính”
Ấn tượng đầu tiên của các thành viên với những người đồng đội của mình như thế nào?
Ban đầu thì tưởng là khó chơi, nhưng không ngờ quen rồi mới phát hiện ra đều “điên điên” giống nhau, lại còn hợp nhau về phong cách và gu thẩm mĩ nữa.
Vậy khi bắt tay vào đồ án cuối kỳ, ý tưởng bộ nhận diện thương hiệu “2/7 Studio” của cả nhóm từ đâu mà có?
Hai thành viên trong nhóm mình đã thích “nhảy nhót” được vài năm rồi, còn từng ấp ủ kế hoạch mở một studio nhảy. Bởi vậy, chúng mình đã đưa sở thích đó vào gây dựng ý tưởng cho đồ án. Nhóm lựa chọn phong cách hip hop, rồi đưa cả hơi hướng của ballet và múa đương đại vào nữa. Vậy là bộ nhận diện chủ đề “Âm nhạc và vũ kịch” ra đời.
Sản phẩm của các bạn được các thầy cô đánh giá khá cao so với các đồ án top đầu khác, chắc hẳn phải có bí quyết nào đó?
Lợi thế to đùng của bọn mình là mê nhảy lâu rồi nên cũng phần nào hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của những người hoạt động trong mảng này.
Kiến thức căn bản về sản phẩm là một phần, bản thân người làm design trước tiên cần hiểu xu hướng thiết kế hiện nay, sự mới lạ cho bộ nhận diện… Bởi vậy, dù đã tham khảo nhiều ý tưởng hay nhưng chúng mình không thể bê nguyên chất xám của người khác vào được. Giống như khi nhảy thì không được phép để một bài nhảy nào đọng lại trong đầu, dù bài nhảy đấy có hay đến thế nào..
Hơn nữa, sản phẩm muốn mang tính ứng dụng cao thì phải thâm nhập, tìm hiểu sâu sắc về thị trường, văn hóa khu vực và khách hàng, thậm chí cả khách hàng của khách hàng nữa. Hiểu điều này nên các thành viên trong nhóm phải tự rèn luyện và học hỏi về thiết kế, mỹ thuật càng nhiều càng tốt.
Poster thể hiện sự phóng khoáng và mới mẻ trong tư duy thiết kế của “2/7 Studio”
Vậy điểm nổi bật mà các bạn hướng tới trong bộ nhận diện “2/7 Studio” là gì? Các bạn tự đánh giá sản phẩm của team mình ra sao?
Trong bộ sản phẩm này, chúng mình muốn làm nổi lên ba điều:
Về màu sắc, “2/7 Studio” có hai gam chủ đạo, màu vàng thể hiện cho sự năng động, sáng tạo; màu đen thể hiện sự chuyên nghiệp. Đó là hai điểm rất quan trọng trong nghệ thuật.
Ngoài ra cần chúng mình muốn tạo được sự đơn giản từ logo, bộ văn phòng cho đến ấn phẩm truyền thông. Cả nhóm luôn cố gắng đơn giản hóa thiết kế để người dùng cảm thấy dễ chịu, dễ tiếp thu và đó cũng là xu hướng thiết kế hiện nay.
Cuối cùng cả ba thành viên đều thống nhất hướng tới một thông điệp ngắn gọn nhưng đầy đủ và sâu sắc.
Nhưng quả thật, cả nhóm đều chưa hài lòng với đồ án lần này vì giai đoạn đầu tất cả đều có công việc riêng nên có ít thời gian dành cho sản phẩm. Nếu có nhiều thời gian, chúng mình có thể làm tốt hơn nữa. Các thầy cho 8/10 nhưng để cho nhóm tự chấm thì chỉ được 6/10 mà thôi.
Quãng thời gian cả nhóm cùng bắt tay vào làm đồ án có thể tóm tắt như thế nào?
Thực sự có những thời điểm cả nhóm cảm thấy “hoảng loạn” và “khủng hoảng” vì đồ án. Cường độ làm việc và sự cố gắng thực sự chỉ đến vào những buổi cuối, khi “2/7 Studio” vẫn còn hơn 50{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} cần hoàn thành. Mình nhớ lúc đó, cả nhóm vẫn rất nhởn nhơ với đồ án thì bỗng nhận được tin sét đánh ngang tai rằng hai ngày sau bảo vệ. Quá hốt hoảng, chúng mình buộc phải “cày đêm” chăm chỉ và thường xuyên tụ tập ở “hang” của Tùng để ăn ngủ cùng deadline project.
May là cả nhóm đều rất lạc quan. Hơn nữa teamwork ăn ý, hỗ trợ nhau hết mức, lúc căng nhất cũng vẫn động viên nhau “phải cố lên, chắc chắn sẽ kịp” nên cuối cùng mọi thứ cũng đâu vào đó.
Thử áp dụng phương châm “work hard play hard” với “2/7 Studio”, liệu có chuẩn không?
Cũng đúng! Chơi thì nhiệt mà làm việc cũng rất tận tâm.
Có hôm chúng mình hẹn nhau cùng online làm đồ án đến 6 giờ sáng, nhưng hôm sau hỏi thì hóa ra đứa nào đứa nấy đều ngủ từ rõ sớm. Chưa kể mỗi lần làm việc qua Skype là toàn nói mấy chuyện đâu đâu chứ chẳng bao giờ vào đề. Nhưng thời điểm nghe tin còn 2 ngày nữa phải bảo vệ, chúng mình đã chạy nước rút ở mức độ “kinh khủng khiếp”. Ngày hôm trước 4 5 giờ mới ngủ, hôm sau lại dậy sớm dắt nhau lên trường làm bài. Khi nộp xong đồ án, 3 đứa đều thấy rất “đê mê”, cảm giác như chỉ đặt lưng xuống giường là có thể ngủ đến tết năm sau luôn!
Đội hình “2+1” tạo hình nhí nhố khoe khéo poster vừa giật điểm cao
Vậy trong lúc cả nhóm “khổ sở” vì đồ án cuối kỳ, có ai giúp đỡ các bạn không?
Thầy Vũ Quang Chiến và thầy Trần Quốc Lợi là những cứu tinh của chúng mình. Thầy Chiến đã theo sát đồ án của nhóm từ những ngày mới bắt đầu và “hành” cho chúng mình ra hồn. Cứ lúc nào có vấn đề thắc mắc là thầy lại sẵn sàng góp ý thẳng thắn, chi tiết. Nhiều hôm 1 giờ sáng nhóm inbox hỏi bài mà thầy vẫn trả lời ngay. Thầy Lợi cũng nhiệt tình không kém, gặp khó khăn, ới thầy là có một cái hẹn riêng ngay và luôn.Tuy rằng có những lúc thầy góp ý cực kỳ “phũ”, nhưng rất đáng vì đã giúp chúng mình ngộ ra nhiều điều và thoát khỏi ngõ cụt ban đầu.
Cho tới lúc thở phào với đồ án cuối kỳ, nhìn lại, các bạn nhận được gì với sản phẩm đầu tay này? Các bạn sẽ còn hợp tác trong những dự án sau nữa chứ?
Tại sao lại không nhỉ? Điều chúng mình nhận được là tình bạn, kỷ niệm, sức mạnh của teamwork và kinh nghiệm trong cách làm việc. Chúng mình luôn đặt team lên hàng đầu và rất biết tôn trọng ý kiến cá nhân của đồng đội. Nếu có cơ hội chắc chắn chúng mình sẽ còn “tam kiếm hợp bích” để cùng chiến đấu!
Cảm ơn cả nhóm vì những chia sẻ rất hữu ích, Arena Multimedia chúc các bạn sẽ có thêm nhiều dự án sáng tạo hơn nữa và luôn là một team thật ăn ý nhé!
(Huyền Mai, Phương Dung)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
#FirstSevenJobs và những công việc đầu đời của designer Arena Multimedia: Ra cửa gặp việc Yêu thiết kế – Tại sao chọn Arena? Trà My Wushu và cái nhân duyên Arena Multimedia Ngày hội trải nghiệm, Tư vấn chọn nghề Mỹ thuật Đa phương tiện Vietnam Halography 2016, Arena Multimedia và sự hội tụ của ba thế hệ vàng Coo Too Trip 2016 – Hành trình “chói” màu cảm xúc Vietnam Halography 2016 – hội tụ để vươn xa Triển lãm Bản Áng – bàn tiệc Ảnh đã mắt ấm lòng! Bản Áng Discovery: Thêm một hành trình mê ly