Đến với Multimedia Talk: 2021 REWIND, ThS. Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia và Kiến trúc sư Đinh Việt Phương – Giám đốc 3DArt đã chia sẻ những góc nhìn mới mẻ về ngành Multimedia Design trong một năm đại dịch, soi chiếu xu hướng giáo dục lĩnh vực này trên thế giới lẫn Việt Nam để dự báo tiềm năng phát triển dành cho các bạn trẻ dám dấn thân.
Nhiều người vẫn mặc định: Đại dịch rồi cũng sớm qua đi, mọi thứ sẽ quay trở lại bình thường và đó mới chính là thời điểm thích hợp để đầu tư nghiêm túc cho chuyện học tập hay nâng cấp bản thân. Chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của Covid-19 lên giáo dục, nhưng có một sự thật mà ai cũng nên thẳng thắn đối diện, rằng các biến cố xảy ra suốt hai năm qua chứng minh cuộc sống chẳng có điều gì hoàn toàn bất biến. Vì vậy, giữa lúc nhiều người bình tĩnh “đợi” – đợi hết dịch sẽ học, sẽ trang bị kỹ năng, sẽ chuyển ngành, đổi nghề, v.v… thì không ít bạn trẻ đã tìm thấy con đường mới với Multimedia Design – một trong số rất nhiều lĩnh vực đang tận dụng tối ưu lợi thế công nghệ để lao nhanh về phía trước.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu đây có phải thời điểm thích hợp để đầu tư cho việc học tập và trang bị kỹ năng với ngành Multimedia Design? Thông qua buổi trò chuyện với Ths. Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia và Kiến trúc sư. Đinh Việt Phương – Giám đốc 3DArt, các bạn trẻ đã phần nào được giải đáp về xu hướng học tập tương lai, nhìn thấy cơ hội, thách thức của ngành Multimedia Design lẫn tiềm năng phát triển mà mỗi cá nhân có được khi tham gia vào thị trường sáng tạo Việt Nam.
Phần 1: Vận hội mới, ngành Multimedia Design có phải quyết định sáng suốt cho những ai muốn chuyển nghề?
Kiến trúc sư Đinh Việt Phương là giám đốc của 3DArt – một công ty chuyên về diễn hoạt đứng sau sự thành công của rất nhiều dự án truyền thông, game, điện ảnh. Không chỉ sống sót mà còn sống tốt giữa đại dịch, đơn vị của anh đang không ngừng tìm kiếm nhân sự để đáp ứng khối lượng công việc khổng lồ. Với những trải nghiệm quý báu, hãy cùng nghe anh chia sẻ về bức tranh ngành Multimedia Design ở hiện tại lẫn tương lai.
Thưa anh, Cơ hội và thách thức nghề nghiệp của ngành Multimedia Design năm 2021 và thời gian tới sẽ ra sao?
KTS. Đinh Việt Phương: Theo thống kê nhu cầu thị trường Multimedia nói chung tại Việt Nam năm 2021, có tới 70% dân số sử dụng Internet, 67% người dùng mạng xã hội, 49% trong số đó đang hoạt động tích cực trên các nền tảng mua sắm. Khi nhu cầu giải trí, trao đổi online tăng cao, thì vấn đề thiết kế nội dung trực tuyến thế nào, sản xuất ấn phẩm thu hút ra sao, và bằng cách nào để tối ưu các công cụ quảng bá chính là nguồn việc làm của ngành Multimedia Design.
Các bạn có biết, hiện nay đang có 6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Digital Marketing phát triển nhanh khủng khiếp, và cũng thiếu nhân sự mảng Thiết kế đồ họa nhiều khủng khiếp, thiếu đến mức người trong ngành chúng tôi nói vui là chỉ biết “kêu giời” vì không thể tuyển được nhân sự. Covid-19 có thể là “cửa tử” với rất nhiều ngành nghề, nhưng nếu chịu khó quan sát thị trường, bạn sẽ nhận ra, các doanh nghiệp liên quan đến Multimedia Design dường như không có khái niệm về dịch bệnh.
Anh nghĩ sao về hiện tượng nghỉ việc hậu Covid-19?
KTS. Đinh Việt Phương: Khảo sát mức độ tác động của Covid-19 đến người lao động, một báo cáo đã chỉ ra có đến 40% nhân sự nghĩ đến chuyện nghỉ việc sau giãn cách bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm một là những người cảm thấy bất lực, chán chường, không đủ sức trụ lại với nghề. Nhóm hai là những người tìm thấy cơ hội mới, phát hiện điều bản thân mong muốn theo đuổi. Và tôi nghĩ, trong 40% đó phải đến 10% sẽ manh nha cân nhắc đến Multimedia Design. Nhất là những người đã tìm hiểu về thị trường việc làm và nhận ra cơ hội không giới hạn của các ngành nghề phi tiếp xúc như thế này.
Vậy còn cơ hội việc làm của ngành Multimedia Design thì sao?
KTS. Đinh Việt Phương: Đứng trên quan điểm của các bạn trẻ đang thắc mắc: “Học ngành này có tốt không, có đảm bảo tương lai vững chắc không?, tôi sẽ nói kỹ hơn về những cơ hội việc làm mà Multimedia Design mang tới để chúng ta định hướng cho lộ trình phát triển của bản thân. Như tôi đề cập, khi nội dung được mang lên các kênh online, nhu cầu về mặt thiết kế truyền thông đa phương tiện sẽ cực kỳ lớn, những ngành liên quan đến truyền thông đa phương tiện cũng vì thế mà nở rộ, doanh nghiệp “khát” lao động, họ đưa ra các chính sách phúc lợi đặc biệt để thu hút nhân tài, và đây chính là tương lai cho tất cả những người làm trong ngành Multimedia Design. Tôi liệt kê một vài vị trí công việc mà các bạn có thể thử sức:
– Chuyên viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
– Chuyên viên thiết kế giao diện Web và ứng dụng (Web/Application Designer)
– Chuyên viên kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ (VFX Compositor)
– Chuyên viên dựng hình 3D (3d Modeller)
– Chuyên viên diễn hoạt nhân vật (3D Animator)
Có rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng, thời điểm dịch bệnh không phù hợp để đầu tư cho chuyện học tập, anh nghĩ sao về vấn đề này?
KTS. Đinh Việt Phương: Tôi cảm thấy, sau mỗi một thảm họa, thế giới lại thiết lập quỹ đạo mới và phát triển nhanh hơn. Ngay ở hiện tại, khi Covid-19 đang dần được kiểm soát, cũng chính là lúc các lĩnh vực tăng cường tuyển dụng để khôi phục vị thế. Vậy mà chúng ta vẫn dành thời gian cho chuyện: ăn, ngủ, chơi và nghĩ rằng hẵng còn quá sớm để học tập thì thật dại dột. Với kinh nghiệm của một người đi trước, tôi có lời khuyên dành riêng đến các bạn có ý định gia nhập vào ngành Multimedia Design: Đó là ngay từ bây giờ, chúng ta cần tính toán làm thế nào để trang bị được những kỹ năng nhất định về ngành, chủ động nắm bắt làn sóng cơ hội việc làm trong tương lai. Tham gia những lớp học trực tuyến trở thành phương án tối ưu và rất may mắn khi Arena đang triển khai nhiều chương trình đào tạo trực tuyến đa dạng mà theo tôi đánh giá là rất khả thi vì:
– Arena Multimedia sở hữu hệ thống cơ sở đào tạo rộng lớn, với 6 cơ sở trải dài từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh.
– Arena xây dựng nhiều khóa học ngắn hạn có học phí phù hợp và hình thức học tập linh hoạt.
Anh có dự đoán ra sao về tiềm năng phát triển, ứng dụng tương lai của ngành Multimedia Design?
KTS. Đinh Việt Phương: Như tôi đã đề cập, rất nhiều bạn trẻ hiện tại vẫn còn lưỡng lự trước phương án học tập trực tuyến. Thế nhưng xét trên nhiều khía cạnh thì đây lại chính là giải pháp mở ra những cơ hội nghề nghiệp lớn. Theo một thống kê không chính thức, 1 triệu là số nhân lực Việt Nam cần cho ngành thiết kế vào năm 2021, và nó sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Bản thân công ty tôi cũng đầu tư rất nhiều chi phí vào các kênh tuyển dụng khác nhau, để duy trì lượng nhân lực đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ và đạt yêu cầu khách hàng đề ra.
Vậy còn về ứng dụng tương lai của ngành Multimedia Design thì sao? Sau quá trình tham gia tích cực vào lĩnh vực chuyển đổi số, tôi nhận thấy một “mảnh đất” tuyệt vời cho các Multimedia Designer:
Gần đây, thuật ngữ Metaverse được rất nhiều người quan tâm khi công ty của Facebook quyết định đổi tên thành Meta. Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử. Cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác. Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse có thể đắm mình vào trong không gian ảo đó. Metaverse đã âm thầm xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và Facebook chính là sự kiện bùng nổ để thuật ngữ này trở nên phổ biến hơn.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang rục rịch xây dựng cho riêng mình một Metaverse. Điều này đặt ra câu hỏi: Thế giới ảo đó sẽ được thiết kế, xây dựng, tạo lập như thế nào? Xin trả lời, đó chính là phần việc của ngành công nghiệp sáng tạo, là cơ hội của lĩnh vực Multimedia Design, trong đấy có tôi, và chắc chắn sẽ có cả các bạn muốn phát triển ở địa hạt này. Thời thế biến thiên, duy chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là như cầu thiết kế và cập nhật xu hướng thiết kế liên tục.
Multimedia Design là miền đất mới với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ được khám phá. Biến động và phát triển không ngừng chính là xu thế của ngành này. Dù vậy, đây vẫn là một nơi rất đáng để các bạn trẻ khám phá chinh phục.
Phần 2: Khám phá xu hướng giáo dục và đào tạo ngành Multimedia Design tại Việt Nam
Th.S Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo của Arena Multimedia đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục cấp tiến vào chương trình giảng dạy tại Arena Multimedia. Sau nhiều năm dẫn dắt các bạn trẻ thành công bước vào ngành sáng tạo, anh có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề đào tạo lĩnh vực này tại Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch.
Thưa anh, ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới nói chung đang có những chuyển biến ra sao?
ThS. Vũ Anh Đức: Ngành công nghiệp sáng tạo (Creative Industries) bao gồm rất nhiều khía cạnh, trong đó, Multimedia Design được ứng dụng ở vô số lĩnh vực khác nhau của ngành này:
– Education: Hỗ trợ làm hình ảnh minh họa để bài giảng trở nên trực quan, sinh động hơn (Nhân vật lịch sử 3D, Motion Graphic,…)
– Design: Design là một mảng rất rộng, nhưng riêng tại Arena Multimedia, các bạn sẽ được học về Thiết kế đồ họa, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế Website và trải nghiệm người dùng…
– Entertainment: Bao gồm phim ảnh, 3D Game, 3D Animation, VFX…
Trên đây là báo cáo tổng quan Creative Industries năm 2019 của Anh – Một quốc gia có ngành công nghiệp sáng tạo vô cùng phát triển. Từ 2018 đến 2019, ngành này tăng trưởng 5,6% và trung bình mỗi năm nó lại tăng thêm 5 – 6% nữa. Quá trình từ 2010 đến 2019, trong khi lợi nhuận các ngành khác dừng ở mức 17,7% thì ngành công nghiệp sáng tạo đạt ngưỡng 43,6%, chứng tỏ sức bật mạnh mẽ và vị thế vững chãi của từng lĩnh vực nằm trong hệ sinh thái ngành. Đặc biệt phải nhắc đến những lĩnh vực thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ là:
– IT, Software & Game – 47 tỷ bảng Anh
– Film & TV – 21,6 tỷ bảng Anh
– Advertising & Marketing – 17,1 tỷ bảng Anh
Đưa ra các số liệu về Creative Industries của Anh, tôi hy vọng có thể giúp các bạn nhìn thấy rõ ràng hơn bức tranh ngành công nghiệp sáng tạo tại một cường quốc, đồng thời soi chiếu vào thị trường Việt Nam nhiều năm trở lại đây, để nhìn thấy những cơ hội nghề nghiệp rộng mở ẩn xuất phát từ sự chuyển dịch của thời đại nhu cầu giải trí ngày càng cao từ công chúng.
Với trách nhiệm của những người làm đào tạo, chúng tôi luôn muốn mang tới sự đổi mới để bắt kịp dòng chảy xu thế chung trên thế giới. Đó là lý do, khi học trực tuyến tại Arena Multimedia, chúng tôi đặt ra những mục tiêu lớn:
- Thứ nhất, ứng dụng kiến thức mới, cách học mới để mỗi bạn trẻ hứng thú và tự tin trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Thứ hai, dẫn dắt các em kết nối với cộng đồng sáng tạo tại Việt Nam.
- Thứ ba, kết nối với doanh nghiệp, tạo ra sự luân chuyển để xây dựng nên một hệ sinh thái bền vững.
Vậy thì anh có thể làm rõ bức tranh tổng quan về lĩnh vực đào tạo ngành Multimedia Design tại Việt Nam?
ThS. Vũ Anh Đức: Tác động tiêu cực của COVID-19 đã đặt ra thử thách lớn cho giáo viên lẫn học sinh trong năm 2020 – 2021. Lần đầu tiên, chúng ta phải đột ngột chuyển đổi hình thức dạy và học sang trực tuyến, điều mà trước nay chưa từng có tiền lệ đối với giáo dục Việt Nam. Các em vì thế cũng không khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận các khái niệm mới như: Virtual Learning, Online Learning, E-Learning… Nên trước tiên, tôi muốn mang đến những thông tin cụ thể về học trực tuyến để giúp học sinh, phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn về nó.
– Online Learning: Là hình thức học gián tiếp từ xa.
– E-Learning: Là hình thức học tập và đào tạo từ xa, thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại như: Smartphone, máy tính bảng… có kết nối Internet.
Nhìn chung, Online Learning và E-Learning khá giống nhau, người học sẽ đăng nhập vào cổng thông tin điện tử, tự làm bài tập, nộp lại và chờ phản hồi từ giảng viên.
– Virtual Learning: Học sinh đăng ký các lớp học trực tuyến (Virtual Classroom) từ các trường hoặc cơ sở giáo dục đào tạo, nghe giảng trực tiếp từ giáo viên.
Như vậy, Virtual Learning khác hai hình thức học còn lại ở sự tương tác, chúng ta có thể nói chuyện, trao đổi, gửi tin nhắn, video call. Thế mạnh của Virtual Learning là kiểm soát tiến trình học tập, không khí học tập cũng như đảm bảo chất lượng kiến thức mà học sinh nhận được sau mỗi buổi lên lớp. Hiện tại, hình thức này đang được ứng dụng rất nhiều tại Việt Nam.
Cụ thể hơn, những lợi ích khi học nghề thiết kế trực tuyến là gì?
ThS. Vũ Anh Đức: Đúc rút kinh nghiệm từ khoảng thời gian tổ chức và điều phối hoạt động giảng dạy trực tuyến tại Arena Multimedia, tôi cho rằng Virtual Learning có khá nhiều ưu điểm như:
– Cho chúng ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề khách quan hơn.
– Giúp mỗi cá nhân linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề.
– Chủ động đưa ra nhiều giải pháp để xử lý công việc hiệu quả.
– Tập thói quen có trách nhiệm với bản thân và sản phẩm.
– Rèn luyện khả năng mở rộng kiến thức và trang bị kiến thức vô hạn.
Các bạn nên nhớ rằng, học tập trong mùa dịch không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện kỹ năng chuyên môn, mà còn là học cách sống còn với những biến động khó lường của thời cuộc, nhằm giúp bản thân thích nghi với bối cảnh “bình thường mới”. Có thể nay mai, thế giới sẽ lại thay đổi hình thức làm việc, công nghệ phát triển, tâm lý khách hàng cũng biến chuyển phức tạp hơn. Vậy, đây phải chăng là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư cho chuyện nâng cấp bản thân? Nếu trong mùa dịch, chúng ta không học thì chúng ta sẽ làm gì? Tôi luôn tin rằng, việc học ít hay nhiều phụ thuộc vào tâm lý định hình của mỗi cá nhân. Bạn thoải mái và tự tin – bạn chắc chắn sẽ bắt nhịp rất nhanh với mô hình học tập mới. Còn nếu ngay từ đầu, bạn đã phủ nhận rằng: không hiệu quả, không chất lượng thì nó chỉ góp phần khiến bạn chùn bước mà thôi!”
Tại sao các trường học phải giảng dạy trực tuyến?
ThS. Vũ Anh Đức: Các doanh nghiệp có cần nhân sự trong thời điểm dịch bệnh không? Có, họ cần, và cần rất nhiều. Vậy nếu như chúng tôi dừng hoạt động đào tạo thì những ai sẽ đủ tiêu chuẩn để lấp vào vô số vị trí còn khuyết thiếu như: Graphic Designer, UI/UX Developer, VFX Artist, Video Editor…? Trong hệ thống giáo dục, dù là trực tuyến hay trực tiếp thì cũng đều nằm trong mối tương quan với nhiều yếu tố khác: thị trường, việc làm, kinh tế. Đó là một sự kết nối tuyệt vời, bởi đào tạo tốt sẽ sinh ra nhân công tốt, chất lượng nhân công tốt sẽ làm nên một cộng đồng sáng tạo vững chãi, sau đó bắt tay với các yếu tố khác, trở thành vòng tuần hoàn thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.
Thực tế, thị trường làm Game, làm phim hoạt hình và TVC quảng cáo hiện nay ngày càng nở rộ, thì các đơn vị sản xuất lại càng thiếu nhân lực. Minh chứng rõ ràng nhất là trong thời gian qua, bộ phận hỗ trợ việc làm của Arena Multimedia đã phải hoạt động hết công suất để xử hết đề xuất tuyển dụng mà các doanh nghiệp liên tục gửi về. Học viên vừa mới tốt nghiệp đã ngay lập tức được nhận và hiện đang phụ trách những dự án về Game NFT. Do đó, với vai trò là người làm giáo dục, chúng tôi vẫn đang cố gắng nhất để không ảnh hưởng đến tiến trình vận hành chung của thị trường.
Phần 3: Sau khi đại dịch kết thúc, liệu Multimedia Design có hết thời hoàng kim?
Tại sự kiện: 2021 REWIND, bên cạnh chia sẻ đến từ các vị chuyên gia, các bạn trẻ cũng có cơ hội nêu lên quan điểm và thắc mắc về lĩnh vực này. Thông qua đây, họ ít nhiều tìm thấy lời giải để định hướng con đường phát triển hậu Covid-19.
Thưa các anh, em thấy Công nghệ thông tin và Mỹ thuật Đa phương tiện khá giống nhau, làm sao để phân biệt được chúng ạ?
KTS. Đinh Việt Phương: Công nghệ thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khoa học máy tính, công nghệ truyền dẫn, v.v… tập trung đi sâu vào các giải pháp công nghệ. Còn Mỹ thuật Đa phương tiện lại liên quan đến trải nghiệm về mặt thị giác. Theo quan điểm của tôi thì Mỹ thuật Đa phương tiện rộng hơn, nó có mặt và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực nhau trong đó có ngành Công nghệ thông tin.
Làm thế nào để luôn duy trì được cảm hứng sáng tạo đối với công việc thiết kế?
KTS. Đinh Việt Phương: Mất cảm hứng trong thiết kế sáng tạo là chuyện thường tình. Bước vào môi trường chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ phải đảm nhiệm một mà rất nhiều dự án cùng lúc, điều đó dẫn tới việc quá tải, khiến chúng ta chán nản và mất phương hướng, chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Có một bí quyết mà tôi thường áp dụng khi làm việc với các bạn nhân viên mới lúc họ mất cảm hứng: Tôi luôn luôn giao các bạn ấy làm những việc trái với khả năng của họ. Ví dụ, một bạn chuyên vẽ nội thất 3D, tôi sẽ để bạn ấy làm ngoại thất. Một bạn khác chuyên vẽ model, tôi sẽ cho bạn ấy dựng bối cảnh không gian. Tôi muốn họ hiểu rằng, khi đã nhận trách nhiệm với công việc, thì chúng ta không có quyền lựa chọn thích hay không thích làm. Khả năng làm quen và thích ứng của cá nhân luôn được đánh giá cao tương đương khả năng sáng tạo, nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ trở nên rất chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.
Thưa hai anh, năm sau em định nhập học tại Arena Multimedia. Câu hỏi của em là trước khi học tập tại Arena có nhất thiết phải học vẽ trước không và em cần phải làm gì để cải thiện kỹ năng thiết kế của mình?
ThS. Vũ Anh Đức: Đầu tiên, phải nói rằng trong chương trình đào tạo gốc của Arena Multimedia toàn cầu không có môn vẽ tay, vì vậy chúng tôi cũng không yêu cầu bạn phải học vẽ hay vẽ đẹp. Tuy nhiên, vì bản thân cũng xuất phát là người học vẽ nên tôi hiểu được tầm quan trọng của Mỹ thuật cơ bản, đó là lý do tôi quyết định đưa môn Basic Art vào chương trình đào tạo của Arena Multimedia tại học kỳ đầu tiên: Graphic Design. Môn học này giúp các bạn hiểu được nguyên tắc của hình họa, hội họa để hình thành thiên hướng mỹ học về sau. Điều đó vô cùng quan trọng bởi mỹ thuật ứng dụng liên quan đến tính logic, tính thực tế, mà nếu các bạn không có cảm nhận tốt thì sẽ không thể bám trụ được với nghề. Thẩm mỹ là yếu tố rất quan trọng đối với lĩnh vực này và các bạn phải có hướng đi đúng đắn để phát triển trong quá trình học tập tại Arena Multimedia hiện tại lẫn công việc về sau.
Thưa các anh, lý do gì khiến Mỹ thuật Đa phương tiện phát triển vượt bậc trong năm qua. Em thấy mọi người hay nói trong dịch bệnh thì ngành này càng sống khỏe, vậy thì liệu hết dịch ngành này còn có đất để phát triển không hay sẽ suy yếu dần?
KTS. Đinh Việt Phương: Như tôi có đề cập ban nãy, việc nhà nhà online, người người online giữa bối cảnh dịch bệnh đã dẫn tới sự bùng nổ của hình thức Digital Marketing. Khối lượng công việc của đội ngũ thiết kế mỹ thuật đa phương tiện vì thế mà tăng cao. Vậy sau đại dịch, phải chăng ngành này cũng sẽ chững lại? Tôi xin trả lời là không! Dẫu Covid-19 có kết thúc thì xu hướng làm việc online vẫn còn đó, và những xu hướng về Metaverse hay thương mại điện tử vẫn đang phát triển cực kỳ mạnh, đặc biệt là tại dư địa Việt Nam. Dễ nhận thấy, các ông lớn như Alibaba, Amazon,… đầu tư rất nhiều vào thị trường nước ta, điều đó thúc đẩy các ngành liên quan, trong đó có thiết kế truyền thông đa phương tiện phát triển. Đó là quan điểm của tôi, với tư cách là người đang trực tiếp làm việc, trực tiếp tuyển dụng và sử dụng lao động. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tới cơ hội việc làm nếu đang muốn chuyển hướng theo đuổi ngành nghề này.
ThS. Vũ Anh Đức: Theo quan điểm của tôi, thế giới sẽ không bao giờ trở lại như xưa nữa. Tôi đồng ý với anh Phương, rằng đang có vô số không gian phát triển cho ngành Multimedia Design.
– Vũ trụ Metaverse đang mở ra cơ hội cho các nhà thiết kế thực thụ.
– Rất nhiều nền tảng cho phép người làm sáng tạo trao đổi, buôn bán những sản phẩm của mình. Những sản phẩm chất lượng có giá trị luân chuyển cao và tuân thủ nghiêm ngặt quyền sở hữu để tránh tình trạng ăn cắp chất xám. Tôi nghĩ đây là một xu hướng cấp tiến, chứng minh ngành công nghiệp sáng tạo có rất nhiều đất để phát triển.
– Thị trường Game mang tới ti tỉ công việc. Ngày xưa nếu bạn muốn thực hiện các giao dịch trong game và chuyển ra tiền thật thì rất khó, thì hiện nay với công nghệ blockchain, chúng ta có thể vừa chơi game, vừa kiếm tiền, thu hút cả người chơi lẫn nhà đầu tư sản xuất nhiều tựa game hơn nữa, vậy là người thiết kế game lại thêm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp.
– Thị trường điện ảnh cũng chứng kiến những sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trước kia phim rạp đâu công chiếu rộng rãi trên nền tảng điện tử. Vậy mà giờ đây, các nhà sản xuất đã tung hàng loạt tác phẩm lên nền tảng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu giải trí từ phía công chúng.
Không chỉ năm nay, những xu hướng lan tỏa trực tiếp đến ngành Multimedia Design sẽ còn tiếp tục mở rộng mạnh mẽ ở nhiều năm sau. Câu chuyện tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng vẫn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ đó là, thế giới sẽ luôn vận hành theo định luật khác nhau, nên bạn cũng phải thích ứng để bắt kịp với vòng quay đó thay vì mong muốn mọi thứ sẽ trở lại như cũ.
Kết
Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp các bạn sắp bước chân vào ngành Multimedia Design tự tin hơn, mà còn trang bị cho họ một nền tảng vững chắc để tiến xa trong thị trường sáng tạo khốc liệt này. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn tìm thấy phương hướng để hoạch định lộ trình học tập và phát triển đúng đắn. Nhìn lại năm cũ, hướng về năm mới, chúc các bạn sớm thành công với những dự định sắp tới.
******
Để được tư vấn về chương trình đào tạo và các hình thức ưu đãi khuyến học tại Arena Multimedia, vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh tại Arena gần bạn nhất:
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Nguyễn Kiệm
778/10 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074