Gần 250 bạn đến từ các tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Nam, Hà Nội đã có mặt tại Arena Multimedia và Trung tâm văn hóa Pháp để tham dự Open Day: The World without Design. Trải qua một ngày mãn nhãn với những hoạt động khác nhau, mỗi người đã có cái nhìn toàn diện và phong phú hơn về ngành Mỹ thuật Đa phương tiện.
Phóng sự “Mỹ thuật Đa phương tiện và cuộc sống” – Thế Hệ Số, VTV6
Sự kiện khởi đầu với loạt hoạt động bổ ích bao gồm: tham quan triển lãm trưng bày những tác phẩm xuất sắc; gương mặt học viên nổi bật và tham quan cơ sở vật chất của trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia; trải nghiệm sản phẩm công nghệ đến từ công ty Tứ Gia. Sau 2 tiếng, tất cả nhanh chóng di chuyển về Trung tâm văn hóa Pháp – nơi diễn ra buổi Talkshow: The World without Design – Sẽ ra sao nếu thế giới không có thiết kế?
Thạc sĩ Vũ Anh Đức: “Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Mỹ thuật Đa phương tiện đang không ngừng mở rộng”
Là một trong ba vị khách mời đặc biệt của Open Day – Thạc sĩ Vũ Anh Đức đã mang đến góc nhìn vô cùng thú vị về thế giới sáng tạo. “Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, sờ thấy, chạm thấy đều là sản phẩm được thiết kế, từ các vật dụng bé nhất như bàn chải, giày dép, quần áo, đồng hồ, túi xách đến các công trình kiến trúc, sản phẩm công nghệ, nội dung kỹ thuật số… Vì vậy nếu bỏ qua thiết kế, thế giới sẽ không thể tồn tại và phát triển được”.
Đứng trên cương vị là Giám đốc Đào tạo của Arena Multimedia, trực tiếp lắng nghe và giải đáp nhiều thắc mắc cho học viên, ông Vũ Anh Đức nhận thấy rất nhiều người đang hiểu sai về ngành học này, cho rằng nó có tuổi đời thấp, không ổn định. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy bởi tuổi đời nghề này không có giới hạn độ tuổi nghỉ hưu (còn bền vững hơn nhiều nghề khác) và đã được chứng minh qua các nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực hoạt động đến 80 tuổi. Nhưng thông thường tại Việt Nam, qua các đơn tuyển dụng (hạn chế độ tuổi), truyền miệng nhau thì mọi người hay nghĩ là tuổi đời nghề này thấp hơn các nghề khác, và không có tính lâu dài. Phần nhiều do các Designer thường nhận được công việc ngay khi vừa mới tốt nghiệp, lâu dần, họ quen làm việc theo một tác phong, dễ thoả mãn, không chịu sáng tạo đổi mới và đôi khi nghĩ nghề này cũng như một số nghề làm lâu là lên lương, lên chức nên khiến bản thân trở nên lạc hậu kiến thức, làm biếng về mặt tác phong. Hệ lụy kéo theo chính là bị đào thải trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt vì công ty hoàn toàn có thể tuyển người mới với chi phí rẻ hơn nhưng có chất lượng tay nghề tương đương.
Theo quan điểm của mình, Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia chia sẻ: “Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được điều này khi đưa ra một cách hiểu rõ hơn về nghề. Ngành Mỹ thuật Đa phương tiện đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức về chuyên môn, cũng như kiến thức bổ trợ (văn hoá, chính trị, xã hội) để có thể thích ứng với yêu cầu từ khách hàng và nghề nghiệp. Nghề nào cũng đầy rẫy những khó khăn, tuy nhiên những ai có đam mê, có tình yêu với nghề, có niềm tin với nghề thì cơ hội luôn rộng mở với các bạn, các bạn sẽ tìm được chỗ đứng và hướng đi phát triển của bản thân”.
Cứ thế, diễn giả Vũ Anh Đức lần lượt bóc tách từng khái niệm, định nghĩa lại về nghề thiết kế và giải đáp rất nhiều thắc mắc đến từ các bạn trẻ đang có ước mơ tiến gần hơn tới ngành học đầy thử thách này. Bạn Đức Anh bộc bạch: “Em là người hạn chế về vận động, không thể đi được nhiều nơi, bố mẹ cho rằng em phù hợp với ngành này là vì thế. Tuy nhiên em thì nghĩ ngược lại, muốn cho ra đời nhiều ý tưởng hay thì cần trải nghiệm và khám phá, vì vậy, em rất muốn nghe thêm ý kiến từ diễn giả”. Trả lời cho vấn đề này, ông Vũ Anh Đức cho biết: “Việc thiết kế đẹp hay có nhiều ý tưởng sáng tạo không nằm ở chỗ đi nhiều hay không mà phụ thuộc vào cách các bạn học, nghiên cứu và tư duy. Các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, cho phép chúng ta có thể khám phá thế giới, kiến thức về mọi thứ thông qua Internet. Vì vậy việc hạn chế di chuyển của bạn có thể khắc phục bằng cách tự học, thực hành, kiếm việc và làm việc online là hoàn toàn có thể được. Chỉ cần em có kế hoạch rõ ràng, phân bổ thời gian hợp lý, mở rộng mối quan hệ, nghiên cứu và có những hướng dẫn hợp lý sẽ giúp bạn có thể theo đuổi được nghề thiết kế”.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều những câu hỏi về ngành Mỹ thuật Đa phương tiện xuất hiện tại Talkshow. Cũng thông qua buổi trò chuyện này, Thạc sĩ Vũ Anh Đức còn cho biết thêm: “Gần đây các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, các hộ kinh doanh…ở Việt Nam đã chú trọng vào việc ứng dụng thiết để xây dựng và phát triển thương hiệu. Chẳng hạn như Cà phê Cộng, The Coffee House, Trung Nguyên, Ô mai Hồng Lam, BamiKing, tiệm phở Lý Quốc Sư…. Khi các tổ chức và doanh nghiệp đang đặc biệt quan tâm đến thiết kế, thì chúng ta có thể thấy tương lai nghề nghiệp của các bạn sinh viên theo ngành này đang không ngừng mở rộng”.
Đạo diễn Đỗ Quốc Trung: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của phim kỹ thuật số”
Trong không gian mở tại sự kiện, diễn giả Đỗ Quốc Trung tiếp tục đưa đến cho khán giả góc nhìn rất đời về nghề đạo diễn, về khó khăn đằng sau các thước phim: “Khi bước chân vào nghề, tôi luôn tự hỏi mình làm phim vì cái gì? Để kiếm tiền hay nổi tiếng? Tôi cứ ngỡ phim ảnh chỉ là một thể loại giải trí. Nhưng sau ba năm, tôi nhận ra rằng nó có nhiều ý nghĩa hơn thế. Tôi khao khát muốn có được bộ phim mang tên mình để giãi bày những câu chuyện thầm kín và đối thoại với khán giả”.
Bằng chính những trải nghiệm thực tiễn sau nhiều năm sống với nghề, hơn ai hết, Đỗ Quốc Trung hiểu rõ tiềm năng phát triển của phim ảnh Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Vị đạo diễn trẻ cho rằng dù còn khá mới mẻ nhưng nền điện ảnh nước nhà không bị hòa lẫn trong dòng chảy thế giới, khiêm nhường mà vẫn có chất riêng, là một, dù không phải thứ nhất. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, một năm có rất nhiều bộ phim được sản xuất, đạt nhiều con số ấn tượng về doanh thu, nhưng khi nhìn nhận lại mới thấy không có nhiều tác phẩm được thực hiện và quay tại khu vực phía Bắc. Chắc chắn trong tương lai gần, các nhà sản xuất phim sẽ bắt đầu khai thác, hướng tới thị trường tiềm năng này.
Đối với đạo diễn Đỗ Quốc Trung: “Giống như các quốc gia đang phát triển, ngành Mỹ thuật Đa phương tiện là một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực của đời sống. Tuy không phải “cơn sốt” để mọi người đổ xô theo bất chấp thiếu nền tảng, thiếu kiến thức nhưng nó lại đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai của các bạn trẻ yêu nghề”.
Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định tầm quan trọng của “môn nghệ thuật chiều thứ 7”, đạo diễn Đỗ Quốc Trung còn mổ xẻ và phân tích các tác phẩm đình đám nhằm giúp bạn trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về điện ảnh kỹ thuật số. Khái niệm này nói đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát hành hoặc trình chiếu phim thông qua ổ đĩa cứng, đường truyền vệ tinh hay đĩa quang. Có thể nói, từ khi xuất hiện cho tới nay, nó đã trở thành một cuộc cách mạng trong phương thức truyền thông toàn thế giới. Theo diễn giả Quốc Trung chia sẻ: “Nếu không có phim số, sẽ chẳng ai biết đến hệ thống hang động tuyệt đẹp nằm ở miền Trung Việt Nam, chẳng ai rõ về câu chuyện truyền cảm hứng của hoa hậu người dân tộc thiểu số H’Hen Niê tại cuộc thi sắc đẹp danh giá, hay “Khá Bảnh” – cái tên làm mưa làm gió trên mạng xã hội suốt thời gian vừa qua”. Mỗi một dẫn chứng đều chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của phim số đối với chính trị, văn hóa, xã hội, giải trí… và khẳng định ưu thế dành cho những ai muốn nắm bắt nó.
Designer Đỗ Dạ Thảo: “Kiếm tiền bằng đam mê thì chẳng bao giờ thấy khổ”
Tại sự kiện, bên cạnh gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với những chuyên gia trong ngành, các bạn trẻ còn có cơ hội lắng nghe chia sẻ thú vị từ cựu học viên của Arena Multimedia – Đỗ Dạ Thảo về con đường đi ngược lại quyết định gia đình để theo đuổi đam mê: “Mình xuất thân là dân Tài chính Ngân hàng – một ngành học được gia đình lựa chọn từ trước nhưng bản thân lại không hề hứng thú. Ra trường, mình vào làm tại công ty người quen, mỗi sáng thức dậy đều cảm thấy vô cùng bế tắc”.
Vậy là, cô gái này đã quyết định gác lại công việc hiện tại để theo đuổi ngành Mỹ thuật Đa phương tiện trước sự phản đối kịch liệt của bố mẹ: “Con gái thì không học ngành vất vả như vậy, yên vị đi, đừng ảo tưởng nữa, bỏ cái đam mê vớ vẩn ấy đi… Mình biết rằng người thân chỉ muốn tốt, muốn ổn định nhưng mình chỉ được sống một lần duy nhất, không phải bây giờ thì bao giờ mới có thể là chính bản thân đây”.
Quay trở về vạch xuất phát và bắt đầu lại mọi thứ muộn hơn những bạn cùng lớp, Dạ Thảo hiểu mình cần phải cố gắng gấp đôi để chứng minh cho mọi người thấy sự liều lĩnh lần này của bản thân là hoàn toàn đúng đắn. Sau nhiều nỗ lực học hỏi, trau dồi, tích lũy kiến thức, cô bắt đầu tiến những bước vững chắc vào thế giới đa màu sắc này khi trở thành Quản lý sáng tạo tại Chọn’s Auction House rồi đảm nhận vị trí Designer của tập đoàn FLC. Lúc được hỏi làm nghề này sướng không? Dạ Thảo vui vẻ trả lời: “Không sướng đâu bởi vì phải thức đêm và quay cuồng trong deadline, tuy nhiên kiếm tiền bằng đam mê thì chẳng bao giờ thấy khổ cả”. Cô nói thêm: “Điều hấp dẫn và cũng thách thức Designer nhiều nhất chính là bạn phải sáng tạo hàng ngày, nó khiến mình cảm thấy không nhàm chán nhưng đôi lúc, khi rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng thì vô cùng áp lực. Mỗi lần vượt qua một thử thách lại thấy bản thân trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn”.
Ai cũng có một múi giờ riêng để thành công, trong trường hợp Dạ Thảo, “múi giờ” của cô là khi chấp nhận buông bỏ hai chữ “ổn định”, dám mơ và thực hiện hóa giấc mơ ấy: “Đừng đánh đổi niềm hạnh phúc đích thực của riêng mình với những tiện nghi và bình yên, trong khi trái tim khát khao một cuộc sống hoàn toàn khác. Hãy lựa chọn điều khiến bạn cảm thấy ý nghĩa, lựa chọn con đường dù khó khăn hơn, nhưng mỗi ngày trôi qua đều có thể cảm thấy tràn ngập niềm vui và hứng khởi…”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thì thiết kế đã không còn gói gọn trong ngành đồ họa hay website mà được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực trong đời sống. 2019 được dự báo là năm ngành thiết kế sáng tạo tại Việt Nam sẽ có nhiều sự thay đổi lớn, từ nhu cầu thị trường cho tới cơ hội việc làm và câu chuyện về những người trẻ sáng tạo sẽ được viết tiếp, trong một cộng đồng tôn trọng mọi sự khác biệt mang tên Arena Multimedia.
Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện. Sau một thập kỉ hoạt động với 4 cơ sở tại hai miền Bắc – Nam, Arena Multimedia được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và được xem là nguồn cung cấp nhân lực đồ họa uy tín. Theo số liệu thống kê từ bộ phận hộ trợ việc làm tại Arena Multimedia cho thấy, có đến hơn 85{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} sinh viên tốt nghiệp từ ngôi trường này có việc làm trước khi tốt nghiệp. Trong đó, mức lương khởi điểm phổ biến trong khoảng 7 – 10 triệu đồng và 20{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} học viên có mức thu nhập trên 10 triệu đồng. Tôn trọng sự khác biệt, phát hiện và nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo là cách mà Arena Multimedia vẫn đang nỗ lực hướng đến từng ngày, để mỗi cái tôi đều có đất thể hiện cá tính riêng của mình. Chương trình đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện AMSP mới nhất của Arena Multimedia, tích hợp công nghệ mới với 25{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} lý thuyết, 75{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} thực hành. Học viên được định hướng thiết kế ứng dụng cho môi trường Digital Marketing, Social Media, bổ sung đào tạo UI/UX & Responsive Design nhằm phát triển giao diện, trải nghiệm người dùng cho các trang thương mại điện tử. – Kỳ 1: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) – Kỳ 2: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) – Kỳ 3: Filmmaking & Game Design (Làm phim Kỹ thuật số & Thiết kế Game) – Kỳ 4: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Ghi danh trực tiếp tại đây! |
Giang Hoàng