“Bác học không có nghĩa là ngừng học”, đó là ý niệm của cô Đoan Trinh tuy đã dành gần nửa đời người nghiên cứu trong ngành Mỹ thuật nhưng vẫn còn say mê với bục giảng và nghề thiết kế. Suốt 24 năm miệt mài giảng dạy trong và ngoài nước, cô là người kết nối các thế hệ designer lại với nhau tạo thành cộng đồng sáng tạo trẻ đầy tài năng tại Arena Multimedia.
Sơ lược về cô Đoan Trinh
Kỳ 1 – Giảng dạy bộ môn Illustrator, Photoshop
Kỳ 2 – Giảng dạy bộ môn Flash
Kỳ 3 – Giảng dạy bộ môn 3D Nội thất với 3D Max (Basic Modeling with 3D Max)
Tốt nghiệp:
– Học tập và nghiên cứu tại Châu Âu (1985-1990)
– Cử nhân ngành Mỹ thuật
– Chứng chỉ Lý Luận Giảng dạy Đại học
– Chứng chỉ Đào tạo Professional tại University of New Mexico, Albuqueque – USA
Quá trình giảng dạy: (bắt đầu giảng dạy từ tháng 5/1992)
– Giảng viên chuyên ngành Mỹ thuật
– Từng cộng tác giảng dạy bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên thiết kế tại công ty GHP của Đức
24 năm đưa đò thầm lặng…
Là một nhà giáo kỳ cựu với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành Thiết kế, đâu là “cái duyên” đưa cô đến với công việc này?
Đã là “duyên” thì nó tự tìm đến mình, chẳng cưỡng cầu được. Một phần có lẽ là từ truyền thống nhà giáo của gia đình, “cái duyên” nó ngấm từ trong máu mình chăng? (cười) Tôi theo đuổi nghề này lúc trước là vì niềm đam mê vô hạn với sắc màu và mong ước biến mọi thứ xung quanh trở nên tươi đẹp hơn, sau là vì những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên mà học trò dành cho mình mỗi ngày, từ giờ giảng trong lớp cho tới những câu chuyện bên ngoài lớp học.
Đâu là động lực giúp Cô trụ vững với nghề?
Động lực lớn nhất của tôi chính là sinh viên. Tôi luôn tâm niệm rằng: Tất cả vì học trò. Tôi muốn đem lại cho các em môi trường học thân thiện, ấm áp, nơi các em có cảm giác như ở nhà và luôn được quan tâm, dìu dắt bằng tình yêu thương.
Ngoài giờ lên lớp, thời gian rảnh rỗi Cô thường làm gì?
Thời gian không lên lớp tôi tiếp tục với đam mê “làm mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn” của mình (cười) Vẻ ngoài lịch lãm giúp tôi tự tin hơn khi đứng lớp và góp phần giúp các em thêm tin tưởng tôi. Một giảng viên thiết kế mà không mặc đẹp nghe có vẻ không thuyết phục lắm nhỉ?
Phút “xì-tin” của cô Đoan Trinh và thầy Huy Cường trường Arena Multimedia
Người thầy tận tâm…
Xin Cô chia sẻ đôi chút về phương pháp giảng dạy của mình?
Giảng dạy tùy theo từng Trường, chắc chắn không phải Sinh viên trường nào cũng giống trường nào, phải ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Trường Đại học thời lượng lý thuyết nhiều hơn ứng dụng, giảng viên cần phân tích mọi thứ trước khi đưa ra kết quả. Còn ở Arena, tôi tập trung vào ứng dụng thực tế, bởi nếu mang lý thuyết vào nói luyên thuyên thì các em sẽ vô cùng nhàm chán vì những kiến thức ấy các em có thể dễ dàng tra cứu trên mạng. Do vậy trong bài giảng của tôi luôn lồng lý thuyết vào trong ứng dụng.
Học vị cao trong nghề thiết kế hỗ trợ Cô ra sao trong công tác giảng dạy?
Tất nhiên học vị hỗ trợ cho tôi rất nhiều, vì đặc trưng của thiết kế đồ họa là biết nhiều để đưa vào ứng dụng. Bản thân tôi là người may mắn có điều kiện học hỏi nhiều thứ ở các nước tiên tiến.. Tôi có thể nắm bắt một cách nhanh chóng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để đem về giảng dạy cho sinh viên.
Cô có nhận xét gì về các học trò tại Arena? Đâu là điểm làm nên sự khác biệt của các Arenaites?
Tôi sẽ không nhận xét mà chỉ nói đến điều làm nên sự khác biệt của sinh viên Arena, đó là đa số sinh viên Arena đều được sống trong môi trường tốt, hiện đại nên rất có cá tính và thích thể hiện mình hơn. Điều đó rất tốt khi các bạn muốn làm thiết kế. Vì thiết kế luôn cần những cái tôi riêng biết thể hiện.
Cô Đoan Trinh và các thầy cô trong buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên Arena
Và cuối cùng, Cô có lời gì muốn nhắn nhủ đến các học trò của mình?
Cô muốn học trò mình trong tương lai sẽ là nhân tài của đất nước, nên cô mong các em sẽ luôn nỗ lực học tập để bắt kịp xu hướng thế giới. Bởi lẽ chúng ta dậm chận tại chỗ là chúng ta đang bước lùi so với thế giới luôn trở mình và đi lên rồi. “Bác học không có nghĩa là ngừng học” -Darwin
Cám ơn Cô về những tâm sự rất chân thành. Xin chúc Cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình đưa đò của mình.
(Thúy Diễm)