Sáng 16/4/2017, “Ngày hội tư vấn chọn nghề Mỹ thuật Đa phương tiện” đã mang đến những thông tin bổ ích, góc nhìn đa dạng về các lĩnh vực nghề thiết kế: Thiết kế Đồ họa, Web tương tác, Làm phim kỹ thuật số và Hoạt hình 3D đến các bạn trẻ THPT tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Điểm đặc biệt của chương trình năm nay là sự góp mặt của các chuyên gia, cựu học viên thành công và các đại diện doanh nghiệp đã hội tụ về Arena Multimedia để chia sẻ đa diện về ngành nghề này dưới lăng kính trải nghiệm cá nhân vô cùng độc đáo.
Bên cạnh đó, khán giả đến tham dự còn được đắm mình trong những ứng dụng Multimedia trong Thiết kế đồ họa, TVC, MV ca nhạc, hoạt hình 3D… đầy màu sắc thông qua triển lãm sản phẩm do học viên Arena Multimedia thực hiện.
Triển lãm sản phẩm học viên Arena Multimedia tại đầu cầu HCM
Tại HN, những tác phẩm “ngon nghẻ” nhất cũng được trưng bày đến mọi người
Thông qua chương trình, các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh đã có cơ hội tiếp cận đa diện về ngành nghề Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT), một lĩnh vực nghề nghiệp tuy đã quen thuộc bởi các ấn phẩm giải trí nhưng vẫn được xem còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam.
Ngày nay, Thiết kế MTĐPT đã mở ra nhiều lựa chọn, nhiều công cụ và với cơ hội việc làm đa dạng. Trở thành Chuyên gia Thiết kế MTĐPT, người học có thể đảm nhiệm các vị trí như: chuyên viên thiết kế đồ họa (graphic designer), họa sĩ minh họa (illustrator), chuyên viên xử lý ảnh (photo editor), thiết kế giao diện web (web designer), thiết kế đồ họa động 2D (flash animator), hoặc lấn sân ra thế giới và trở thành chuyên gia biên tập phim và âm thanh (audio/video editor), chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ (VFX compositor), chuyên gia sản xuất game,…
Đừng chạy theo số đông, hãy bảo vệ chính kiến!
Khác với những ngành nghề khác, Mỹ thuật Đa phương tiện luôn có sức hút riêng bởi tính sáng tạo và sự “tự do” mà nó mang lại trong các lĩnh vực Thiết kế – Làm phim – Hoạt hình 3D. Không bó gối với những điều quy cũ, hướng đi đến ngành nghề này cũng đòi hỏi người học có nền tảng đam mê đủ mạnh để sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ và khác biệt với đám đông. Để hiểu rõ hơn, các khách mời đến với Ngày hội đã có những chia sẻ vô cùng thú vị xung quanh câu chuyện tốn biết bao giấy mực mang tên: Đam mê.
Bước đầu tiên để đi đúng hướng là biết mình đang ở đâu và muốn đi đâu. Minh chứng về điều đó, đạo diễn Việt Đặng, người từng có một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết về bộ môn điện ảnh thứ Bảy này kể rằng:
Theo nhận định từ đạo diễn Việt Đặng, người gắn bó với hoạt động nghệ thuật hơn 20 năm cho hay:“Đối với lĩnh vực giải trí, tố chất cần thiết nhất đối với người học chính là đam mê. Khi có động lực, bạn sẽ chủ động trong việc học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp mà không ngại khó. Riêng với nghề làm phim, đi từng bước nhỏ, bạn có thể trở thành nhà làm phim độc lập, tự sản xuất những đoạn phim ngắn để trau dồi kỹ năng và tư duy sáng tạo của mình. Và sau khi có bước nền vững chắc, bạn sẽ dễ dàng trở thành chuyên gia kỹ xảo/biên tập phim/đạo diễn…, tùy theo sở thích và định hướng của từng người”.
Ngoài ra, một khía cạnh khác đã khiến không ít bạn trẻ “nặng lòng” khi theo đuổi nghề thiết kế… chính là Tiền Bạc. Để giải quyết vấn đề này, Thạc sĩ Tâm lý Phạm Doãn Nguyên đã có những chia sẻ thực tế như sau:
Bên cạnh đó, việc trang bị các thiết bị phục vụ nghề thiết kế cũng được giới trẻ quan tâm. Nói về điều này, cực học viên Trần Đức Viễn cho hay:
Đến với chương trình, anh La Kiến Vinh – Training Director tại công ty phần mềm STDIO, trước đây từng làm vị trí đào tạo tại Gameloft hơn 5 năm đã mang đến những góc nhìn hay ho về thiết kế Game nói riêng. Anh nói đùa rằng: “Anh dành thời gian thiết kế 3D còn ít hơn làm file trình chiếu cho Ngày hội nữa”. Vì với anh, dù ngành công nghiệp Game luôn phát triển từng ngày từ 2D, 3D sang thực tế ảo, thì những điều mà mình làm lâu, thành thạo thì sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng như công việc của người làm đồ họa cho Game vậy.
Anh cho hay, trong Game Design, có những chức vụ dành cho người làm thiết kế như Game Artist (Họa sĩ thiết kế Game) hay Concept Artist (Họa sỹ thiết kế ý tưởng)… Họ đều có trách nhiệm chính liên quan đến các vấn đề về mỹ thuật trong một sản phẩm game: những phác thảo ban đầu, hình thể 2D, các quy mô 3D… Nhu cầu tuyển dụng những vị trí này luôn cao và đòi hỏi rất nhiều về mặt chuyên môn.
Đừng theo đuổi đam mê, nếu bạn còn e ngại!
Để hiểu rõ điều ấy hơn, các khách mời khác đã đưa ra những nhận định riêng về nghề thiết kế rất đáng suy ngẫm…
Thực sự như thế, nếu đam mê chưa đủ lớn thì những suy nghĩ sai lầm sẽ ngăn cách bạn ngày càng xa với nghề thiết kế. Đại diện cho giới trẻ đã và đang đi trên chuyến hành trình chinh phục các nấc thang sự nghiệp, các cựu học viên đã đúc kết những kinh nghiệm đáng giá sau:
Tất nhiên, những câu chuyện thành công ấy là phần trăm nhỏ thuộc 85{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} tổng số tỉ lệ học viên có việc làm trước tốt nghiệp tại Arena Multimedia (theo thống kê của bộ phận hỗ trợ việc làm). Điều này cho thấy, nhân lực Việt trong ngành 3D và làm phim đang dần phát triển và khẳng định vị thế bằng những sản phẩm đẹp mắt, chất lượng như: Ninja Rùa; Đại chiến hai thế giới; Star War 7; Tấm Cám – Chuyện chưa kể; Siêu Trộm; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh;… Tất cả đều có sự góp mặt của học viên Arena trong khâu thiết kế đồ họa 3D và kỹ xảo.
10 Dự án phim tiêu biểu có dấu ấn của cựu học viên Arena Multimedia
Hãy là một trong những phần trăm “hạnh phúc” ấy và đặt dấu ấn bản thân lên vô vàn những ấn phẩm Multimedia tuyệt vời khác. Con đường phía trước đang chờ bạn. Hãy ngẩng cao và bước tiếp nào!
*Xem thêm các hình ảnh Ngày hội tại đây: TP HCM & HN