Có bao giờ bạn thắc mắc rằng nghề thiết kế chỉ phù hợp với độ tuổi nào? Và liệu rằng có khi nào là quá muộn để từ bỏ công việc hiện tại và đi theo tiếng gọi đam mê? Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời của riêng mình thì hãy đọc và suy ngẫm từ câu chuyện của một cô nàng 27 tuổi bỏ công việc đã làm 3 năm và học lại từ đầu để trở thành một designer.
Có một câu thành ngữ thế này: “Never too old to learn, never too late to turn” có nghĩa là: “Bạn không bao giờ quá già để học và cũng không bao giờ quá muộn để thay đổi.”
Ai đã từng nghe tới câu nói đó, chắc hẳn sẽ nghĩ rằng câu nói trên có vẻ nhàm chán như lý thuyết của những người già. Có lẽ bạn cũng đã vô tình bắt gặp lời khuyên trên trong những câu chuyện chia sẻ quen thuộc của một vài vị tỷ phú nổi tiếng trên thế giới. Mình đã nghĩ đó là lời khuyên sáo rỗng cho tới khi nó trở thành nguồn động lực để mình trở thành một con người như mình đã, đang và tiếp tục hướng tới.
Mình là Diệp, sinh năm 1991, tức là 27 tuổi. Ở cái tuổi này, đa số những người đồng trang lứa với mình đang có một sự nghiệp ổn định. Mình đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân và về quê đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tưởng chừng đây là cuộc sống mĩ mãn vì mình làm công việc kế toán gần nhà với mức lương phải nói cũng không kém với các graphic designer bây giờ. Vậy tại sao sau 3 năm làm kế toán, mình lại chuyển sang học và bây giờ trở thành một designer?
Sơ lược về Hoàng Quỳnh Diệp: Sinh năm: 1991 Công việc: Thiết kế đồ hoạ tại Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel Hà Nội Hiện đang là học viên Arena Multimedia |
Thực sự đam mê, bạn sẽ làm được. Đam mê sẽ dẫn lối cho bạn thêm sức mạnh.
So với nhiều bạn còn đang vất vả tìm việc ngoài kia, mình may mắn khi có công việc sớm. Tuy nhiên, mình nhận ra mình không hề thích hợp với công việc này, những con số và chứng từ luôn luôn khiến mình cảm thấy nặng nề và mệt mỏi. Trước đây, cho dù học một trường kinh tế nhưng mình cũng rất thích chụp ảnh, dựng phim, làm clip. Mình cũng đã từng nộp hồ sơ khoa đạo diễn của trường SKĐA nhưng lại không dự thi được vì hôm thi mình… đi lạc đường và không kịp giờ thi. Cho nên bao nhiêu tiền làm ra, mình đem đầu tư hoàn toàn mua máy tính, máy ảnh và các phụ kiện, những lúc chán nản mình đi loanh quanh chụp hình, tự học Photoshop. Không ít lần mình tự hỏi, cuộc sống của mình sẽ đi về đâu khi mình dần trở thành một cỗ máy, làm một công việc rập khuôn, chán chường mà mình không hề yêu thích.
Con người chỉ sống có một lần và phải sống cho trọn, vậy tại sao mình không làm gì đó với chính đam mê?
Câu hỏi này luôn luôn vang vọng trong đầu mình, về việc cần có một sự thay đổi. Làm gì đó liên quan đến nghệ thuật chẳng hạn? Vậy là mình bắt đầu lên kế hoạch cho hành trình chuyển nghề của mình.
Tất nhiên, khi bắt tay thực hiện kế hoạch này, gia đình mình đã một mực phản đối. Thậm chí, khi mình có ý định xin nghỉ làm thì Giám đốc đến nhà mình rất nhiều lần để góp ý, phân tích vấn đề. Phải nói là rất nhiều người nghĩ mình bị điên khi có cái ý định từ bỏ công việc và cuộc sống ổn định đó, quay lại Hà Nội và bắt đầu một hành trình hoàn toàn mới và không hề được bảo đảm. Mình đã phải mất tận 2 tháng chỉ để thuyết phục từng người trong gia đình, từ bố mẹ cho tới cả ông bà.
Cầm cuốn sổ tiết kiệm và trở lại Hà Nội, điều băn khoăn đầu tiên của mình là nên đi học thiết kế hay tiếp tục tự học và tìm việc? Mình biết, rất nhiều designer không cần qua trường lớp nào mà vẫn thành công. Mình cũng đã tự học Photoshop và Illustrator trước đó một thời gian. Nếu đăng ký học, học phí thì không hề rẻ, song mình nhận ra nếu tự học, cứ mò mẫm thì mãi không đến đích, và học không có bài bản thực sự sẽ khó khăn khi tác nghiệp. Do vậy, mình quyết định sẽ lựa chọn một nơi để bắt đầu học từ đầu. Mình đã đánh cược với bản thân và chọn Arena Multimedia. Tới giờ phút này, thú thực mình vẫn tin đây là một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình và đem lại cho mình cuộc sống hiện tại.
Việc nắm được kiến thức, các tool căn bản cộng thêm tâm huyết của các thầy tại Arena Multimedia khiến “trình” của mình bước lên 1 bậc cao mà bây giờ nghĩ lại, nếu mình mãi tự học mò trên Youtube thì không phải 6 tháng mà có khi mất tận 2 -3 năm ấy chứ.
Học tập chính thống là con đường “thẳng” nhất đến với thành công.
Tại sao mình dùng từ “thẳng” mà không phải từ “ngắn”? Kiến thức và tư duy thiết kế của các thầy khiến mình nắm được bản chất của thiết kế, đó là một con đường “thẳng”, còn việc tự rèn luyện của bản thân như thế nào sẽ quyết định con đường “ngắn” hay “dài”. Bạn cày ngày, cày đêm thì con đường sẽ ngắn hơn thôi. Thiết kế tuy là một ngành hot, nhưng quả thực sẽ không có chỗ cho những cá nhân lười rèn luyện và không cập nhật xu hướng. Mình không phải là cá nhân xuất chúng, không phải kiểu có năng khiếu bẩm sinh, tuổi thì không quá trẻ và đó là điều khiến mình phải phấn đấu hàng ngày. Và nỗ lực của mình đã được đền đáp khi trước ngày bảo vệ luận án mình được nhận vào làm thiết kế đồ hoạ của một tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam, các hợp đồng freelancer vẫn cứ đều đặn. Không chỉ riêng mình, có rất nhiều người bạn của mình đã “đổi vận” thực sự sau khi học xong Arena Multimedia.
Các bạn ạ, học gì không quan trọng, tuổi bao nhiêu càng không quan trọng. Quan trọng là bạn được sống và làm việc với đam mê của mình mỗi ngày, mỗi giờ. Để có thấy mỗi phút giây trong cuộc sống này không lãng phí, không luyến tiếc.
Nếu còn trẻ, thì hãy sống hết mình vì đam mê nhé! Lỡ mà có hơi già rồi thì cố quay lại với đam mê của mình bất cứ khi nào có thể nhé!
Một số sản phẩm của designer Hoàng Quỳnh Diệp:
Sản phẩm thiết kế UI giao diện Apps điện thoại, một ý tưởng thiết kế giúp mọi người “rải thính” chính xác hơn và nhanh chóng thoát ế.
Dưới đây là các sản phẩm Emoji mang những nội dung, thông điệp gắn liền với cuộc sống hiện tại và các sự kiện thực tế:
– Sản phẩm chế ảnh châm biếm sự kiện Hà Nội chặt 130 cây xanh trên đường Kim Mã. Những hàng cây xanh ven đường quen thuộc đã mãi mãi biến mất:
BÍT TẾT CHUẨN VỊ VIỆT NAM
Nhà hàng chỉ phục vụ 130 suất
Giá: 35 triệu VND/ Suất
—
Nhà hàng Kim Mã
– Cheese đang dần trở thành món ăn gây nghiện ở trên toàn cầu:
“Có một thực tế là, Cheese đang dần thôn tính thế giới chúng ta”