Tạo ấn tượng với bộ nhận diện triển lãm về loại hình nghệ thuật hát bội, ít ai ngờ bạn Nguyễn Như Phong (học viên kỳ Thiết kế Đồ họa tại Arena Multimedia) đã từng bỏ dở theo đuổi đam mê về thiết kế để theo một ngành học khác thuận theo ý gia đình.
Từng ấy thời gian của bốn năm đại học qua đi, Phong bị mất phương hướng kinh khủng, không một định hướng cũng chẳng có một đam mê nào với ngành học ấy. Đến khi đi làm thêm, rồi cũng thử các ngành nghề khác nhau, thì Phong mới nhận ra rằng mình không thể mãi như thế này, mình phải làm công việc mà mỗi ngày đều là niềm vui, được cống hiến hết khả năng của mình.
Đây không chỉ là đồ án kết thúc học kỳ mà còn là tác phẩm bạn gửi đến tham dự cuộc thi Show It NOW. Để hiểu thêm về chàng trai tài năng Nguyễn Như Phong cũng như quá trình thực hiện, phóng viên Arena đã có một buổi trò chuyện thú vị cùng với bạn:
Được biết, khi thực hiện đồ án mình có thể làm nhóm với nhau, nhưng sao bạn lại quyết định chọn làm một mình?
Bộ nhận diện được trưng bày chi tiết tại buổi bảo vệ đồ án ở Arena Multimedia
Lúc đầu em cũng muốn chọn một hướng đi an toàn. Nhưng khi suy nghĩ lại, em muốn thử thách bản thân, xem kiến thức tích lũy đến đâu nên quyết định làm đồ án một mình. Vì khi làm nhóm mỗi người chỉ làm một phần nhỏ thôi, riêng em muốn trải nghiệm hết toàn bộ công việc trong quy trình đồ án. Thêm nữa, em muốn có một cái gì đó của riêng mình để làm đầy Portfolio.
Như các nhóm khác, em có một tháng để hoàn thành đồ án, tính từ thời điểm chốt đề tài với giảng viên hướng dẫn. Ban đầu tuy rất áp lực về mặt thời gian và khối lượng công việc lớn nhưng do biết cách sắp xếp nên tiến độ công việc không bị trì trệ. Cũng may là mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ theo những gì dự định nên em cũng khá thong thả.
Cảm hứng nào đưa bạn đi đến quyết định “đường dễ không đi lại chọn đi đường khó” cho một đề tài đậm bản chất văn hoá Việt Nam?
Lý do đến với đề tài hát bội cũng rất tình cờ, vào tháng 2 vừa qua em được truyền cảm hứng từ một dự án nghệ thuật phi lợi nhuận là “Vẽ về hát bội” có sự tham gia của 40 họa sĩ trẻ và giới thiệu hơn 40 tác phẩm đa dạng thể loại nhằm khơi lại tình yêu nghệ thuật hát bội. Triển lãm đã diễn ra ở TP. HCM từ ngày 1-10.2.2018, mà lúc đó em vẫn chưa có khả năng tham gia nên thôi tự làm một cái triển lãm nhỏ của bản thân vậy.
Cũng với một phần ý tưởng này đến từ chú Bảy, một người nghệ nhân vẽ mặt nạ duy nhất ở Sài Gòn. Hằng ngày đi học trên đường Nguyễn Kiệm thấy chú hay đạp xe đi bán. Em rất thích và cũng nghĩ là sẽ phải có 1 cái mặt nạ của riêng mình.
Với đề tài mang đậm bản chất văn hoá Việt Nam, Phong đã bắt đầu thực hiện đồ án này như thế nào?
Thường ở trên lớp học tụi em được học chuyên về xây dựng nhận diện thương hiệu cho một nhãn hàng, hoặc một sản phẩm nào đó chứ chưa bao giờ nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật sân khấu đậm bản chất văn hoá Việt Nam như “Hát Bội” cả.
Giai đoạn đầu khi bắt tay vào thực hiện đồ án em cảm thấy rất khó khăn. Em phải lên mạng tìm kiếm rất nhiều thông tin về đề tài này từ lịch sử hình thành cho đến ý nghĩa từng chiếc mặt nạ, bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất nhưng nguồn tư liệu về bộ môn này khá khan hiếm.
“Tuệ Tâm – một nhân vật không có thật do Phong tự xây dựng cho riêng mình”
Quay trở lại quá khứ một chút, vì sao Phong lại chọn theo ngành học thiết kế tại trường Arena Multimedia?
Phải mất khoảng 4 năm đại học thì em mới nhận ra mình thật sự thích và hợp với cái gì nhất. Thiết kế là một ngành học em rất yêu thích và muốn được theo đuổi ngay từ những ngày sau khi tốt nghiệp 12. Nhưng lại có những vấn đề xảy ra và em không theo đuổi được ngành học yêu thích ngay từ ban đầu.
Vậy điều gì đã ngăn cản bạn đến với nghề thiết kế?
Ngày trước không biết đồ họa là gì nên em đã đi học vẽ để thi vào Đại học Kiến trúc, chuyên ngành Nội thất. Khi đang học giữa chừng, mẹ không cho học nữa để tập trung ôn thi tốt nghiệp nên em tạm gác lại. Lúc ấy, em và mẹ đã từng có khoảng thời gian rất căng thẳng với nhau, chỉ vì việc chọn nghề cho tương lai của em thôi!
Vì cả nhà em theo ngành công an, nên mẹ cũng muốn em theo nghề giống gia đình. Ba mẹ lúc nào cũng nghĩ đây là một công việc ổn định, em không cần phải lo lắng gì cả. Hồi đấy gia đình còn đặt ra rất nhiều giải thưởng lớn cho em nếu em theo học ngành công an. Thật sự em rất khó xử, vì cái gì mình không thích thì mình không thể nào làm được dù có bằng cách nào đi chăng nữa.
Rồi em đứng lên đấu tranh mãi, ba mẹ cũng chịu thua nhưng cũng đã dở dang việc học vẽ rồi em không theo đuổi được ước mơ của mình nên chọn đại một trường để theo học. Trong bốn năm học đó, em mất phương hướng kinh khủng, không một định hướng cũng chẳng có một đam mê nào với ngành Ngôn ngữ Anh. Đến khi đi làm thêm, rồi cũng thử các ngành nghề khác nhau, em mới nhận ra rằng mình không thể mãi như thế này được, phải làm một công việc mà mỗi ngày đều là niềm vui, được cống hiến hết khả năng của mình.
Khi đã xác định được mục tiêu mình muốn theo đuổi, Phong đã làm gì để lần nữa thuyết phục ba mẹ cho mình theo đuổi đam mê.
Em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định chọn trường Arena để theo học vì đây là một trường có độ uy tín cao về lĩnh vực đồ họa. Cũng thật may mắn là quyết định theo học thiết kế là đúng đắn. Những bạn xung quanh cũng rất mừng vì em đã tìm lại được đam mê, trở về với đúng môi trường để thể hiện hết khả năng của bản thân mình.
Chắc có lẽ mẹ em cũng đã nhận ra điều đó, nên khi em mở lời muốn được theo học chuyên ngành thiết kế đồ họa tại trường Arena Multimedia, mẹ đã không từ chối và ủng hộ hết mình cho em theo học.
Mẹ của Phong đã đến tham dự buổi bảo vệ đồ án của bạn. Cô rất vui khi sản phẩm của con nhận được nhiều lời khen từ thầy cô, bạn bè
Câu chuyện của Phong đã lần nữa đánh thức câu hỏi lớn nhất trong mỗi chúng ta: “Bạn có đang thực sự hạnh phúc với những gì đã chọn?”. Hãy đánh thức đam mê và tìm cho mình câu trả lời thẳng thắn nhất bạn nhé! Xem thêm thông tin về học viên Nguyễn Như Phong tại đây
Tống An