Nhằm tiếp thêm động lực theo đuổi nghề Thiết kế cho thế hệ Designer mới, Arena Multimedia và Brand2asia đồng phối hợp tổ chức buổi Workshop: Empower Designer vào ngày 23/04 vừa qua.
Tham gia Workshop, 40 học viên đã được chia sẻ các phương án để kiểm soát feedback khách hàng trong quá trình làm việc, hiểu được tầm quan trọng của tư duy logic và phản biện trong thiết kế, đồng thời nhận được vô số những kiến thức chuyên môn bổ ích và được truyền cảm hứng theo đuổi nghề Thiết kế thông qua sự dẫn dắt của hai đại diện Brand2asia: Strategic Planning Director Trần Thiện Học và Art Director Võ Trần Minh Tùng.
Nỗi ám ảnh “ủa em” muôn thuở của Designer: Nguyên nhân và hướng giải quyết
Tại buổi Workshop: Empower Designer, anh Trần Thiện Học – Strategic Planning Director của Brand2asia đã chỉ ra chính xác một trong những khó khăn tiêu biểu mà thế hệ Designer trẻ hiện nay đang gặp phải, đó chính là feedback của khách hàng. Nếu như thời đi học, chúng ta luôn phải đối mặt với các đề bài, yêu cầu của thầy cô thì câu chuyện đi làm Designer cũng tương tự như vậy. Chỉ khác là khi đi làm, người đặt ra đề bài sẽ không phải thầy cô nữa mà là những vị khách hàng. Họ cũng chính là những người mang đến nỗi ám ảnh “ủa em” cho các Designer.
Diễn giả Trần Thiện Học đã đưa ra hai lý do dẫn đến các phát sinh của khách hàng trong lúc feedback thiết kế như sau: “Những rắc rối chúng ta thường gặp phải là những feedback không theo brief, hoặc là feedback một đằng, sửa một nẻo vì Design không hiểu rõ feedback đó. Thứ hai là do Designer không thuyết phục được khách hàng, nên dẫn đến bất đồng”.
Từ những nguyên nhân trên, anh Trần Thiện Học đã đúc rút ra hai điều quan trọng mà mỗi Designer đều phải nắm được: Thứ nhất là hiểu brief, thứ hai là hiểu khách hàng. Diễn giả cũng đưa ra những case study vô cùng thú vị và thiết thực nhằm giúp các bạn trẻ hiểu hơn về vấn đề này. Đặc biệt, để đối phó với những khách hàng khó tính, anh Trần Thiện Học cho rằng Designer cần phải phân tích yêu cầu từ các thành tố nội dung sẵn có và khéo léo trong cách truyền đạt về hướng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, Strategic Planning Director của Brand2asia cũng đưa ra 5 bước xử lý yêu cầu khách hàng:
Tạo lòng tin với khách hàng bằng việc tự mình đặt ra những tiêu chí sản phẩm cao hơn
Là một người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, anh Trần Thiện Học đã khuyên các bạn trẻ nên đặt yêu cầu của bản thân cao hơn để tạo dựng được sự tín nhiệm từ phía khách hàng: “Khi chúng ta đặt kỳ vọng vào sản phẩm nhiều hơn dựa trên một logic chặt chẽ, thì lúc đó người khó tính với thiết kế không phải là khách hàng nữa, mà là chính chúng ta. Nếu khách hàng cũng cảm nhận được sự khó tính của họ chẳng “xi nhê” gì với những áp lực mà chúng ta tự đặt ra cho sản phẩm thì họ sẽ tin cậy Designer”.
Designer không có mood thì sao làm dự án?
Đối với mỗi một người khác nhau, đáp án cho câu hỏi: “Thiết kế là gì?” cũng sẽ khác nhau. Có người sẽ trả lời thiết kế là cách phối hợp màu sắc, phối hợp font chữ. Người lại cho rằng thiết kế là tạo ra cái đẹp,… Tất cả đều có điểm chung là hướng đến tính sáng tạo và có phần cảm tính của nghệ thuật. Thế nhưng câu trả lời của anh Võ Trần Minh Tùng – Art Director của Brand2asia lại đối lập hoàn toàn.
Chia sẻ với các bạn trẻ trong buổi Workshop về quan điểm làm nghề của mình, anh nói: “Thiết kế là lên kế hoạch và giải quyết vấn đề. Có nghĩa là bất cứ một thiết kế nào các bạn cũng phải lên kế hoạch. Chúng ta phải research và làm toàn bộ mọi thứ, phải cho ra sản phẩm cuối cùng. Đó mới là lên kế hoạch”.
Theo anh Tùng, chỉ khi ở giai đoạn lên kế hoạch này Designer mới có cơ hội xử lý các vấn đề phát sinh. Bởi vì sau khi đưa lên máy đồng nghĩa với việc Designer đã đi vào quá trình thực thi rồi. Thời gian khi lên máy sẽ cực kì nhanh do đã có sẵn kế hoạch từ trước, vậy nên ở bước này Designer sẽ không xử lý được gì hết.
Làm sao để thiết kế ra một chiếc logo hoàn hảo?
Có rất nhiều yếu tố góp phần tạo ra một chiếc logo hoàn chỉnh, bao gồm logo, tên gọi, phông chữ, màu sắc, layout, hình ảnh và thông điệp. Nhiệm vụ của Designer là phải quyết định được vị trí của tất cả những thứ ấy để chia chúng đúng chức năng của nó.
Nếu như Designer chỉ để logo đơn độc, không có sự kết hợp với các thành tố còn lại thì đồng nghĩa với việc họ đã không thành công trong việc truyền tải được cá tính thương hiệu của khách hàng. Anh Tùng diễn giải: “Logo, tên gọi, phông chữ, màu sắc, layout, hình ảnh, thông điệp là tất cả những icon mà chúng ta phải kết hợp để truyền tải được thông điệp và ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu. Còn nếu như để một mình logo không thì ở thời đại hiện tại, có một số trường hợp người ta phải để logo ở trên Instagram, Facebook, nhưng logo đó không truyền tải được đầy đủ. Cho nên, phải tìm cách truyền tải qua màu sắc, layout, background, font chữ, tất cả những thành tố này đều phải thể hiện được cá tính của thương hiệu mà mình làm.”
Thử thách – chất xúc tác mạnh mẽ để Designer tiếp tục “say nghề”
Nhiều người có lẽ sẽ cho rằng không có bất cứ một yêu cầu nào từ phía khách hàng có thể làm khó được những Designer làm lâu năm trong nghề. Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đối mặt với những đề tài mới lạ, Designer dù là mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm dày dặn đều sẽ có những khoảnh khắc cảm thấy lúng túng, không biết phải làm thế nào. Chính những điều này mới chính là lý do khiến các nhà thiết kế hứng thú với công việc mà mình đang theo đuổi.
Anh Tùng chia sẻ rằng, những đề bài độc đáo, mới lạ luôn khiến anh cảm thấy bất ngờ và hứng thú. Những điều ấy đã giúp cho anh học được nhiều hơn, mở mang được khối kiến thức của mình.
Anh Tùng cũng kể với các bạn trẻ trong buổi Workshop về trải nghiệm gặp phải một đề bài “khó nhằn” từ phía khách hàng của mình. Thoạt đầu khi nhận được yêu cầu “tối ưu giá trị” của sản phẩm, anh cũng cảm thấy bối rối và hoàn toàn không có bất kì một ý tưởng gì. Thế nhưng sau đó anh đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề: “Đối với khách hàng, “tối ưu giá trị” có nghĩa là họ sẽ biến bất động sản mà bạn có trở thành một bất động sản có giá trị hơn. Ví dụ như việc bạn có một ngôi nhà và họ sẽ giúp bạn phát triển ngôi nhà đó tốt hơn để cho người khác thuê với mức giá cao hơn mức giá ban đầu.”
Nhìn chung họ sẽ tìm cách để sản phẩm có giá trị tối ưu nhất trong phạm vi điều kiện của nó. Theo tôi đó là một cái triết lý kinh doanh, triết lý về phát triển sản phẩm. Khi tôi nghe đến “tối ưu giá trị”, thật sự tôi không đưa ra được một concept nào cả cho đến khi tôi cảm thấy cái đó như là một triết lý. Tôi đã nghĩ rằng tại sao mình không tạo hình dựa vào cái triết lý đó.”
Con đường để trở thành một Designer không hề đơn giản thế và để đi con đường này đến cùng lại càng khó hơn. Các bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ, kể cả thời gian lẫn sức khỏe. Song chắc chắn nếu như có cho mình một mục tiêu đủ xa, đủ tầm và luôn hướng về nó, các bạn trẻ Designer sẽ được tiếp thêm năng lực và sự cổ vũ để vượt qua được những khó khăn, thử thách, vững vàng đi tiếp trên con đường mình đã chọn.
Sau khi buổi Workshop: Empower Designer – Trao quyền cho Designer thế hệ mới kết thúc, hi vọng rằng các bạn trẻ đang có đam mê với công việc thiết kế đã tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm, kỹ năng đến từ những người đi trước là anh Trần Thiện Học và anh Võ Trần Minh Tùng. Trong tương lai, Arena Multimedia hứa hẹn sẽ mang đến thêm nhiều buổi Workshop hữu ích nữa về lĩnh vực truyền thông media. Vậy nên nếu có lỡ bỏ qua sự kiện lần này, bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy chờ đón vào những chương trình sắp tới nhé!
******
Để được tư vấn về chương trình đào tạo và các hình thức ưu đãi khuyến học tại Arena Multimedia, vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh tại Arena gần bạn nhất:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Nguyễn Kiệm
778/10 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542