Với hơn 30 năm gắn bó trong nghề, thầy Nguyễn Phước Minh Mẫn là một trong số ít họa sĩ tiên phong, người đã khởi nghiệp từ buổi sơ khai của ngành cọ số Việt, tinh thông 99{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} các phần mềm thiết kế là điều hiếm thấy.
Là một hiện tượng hiếm hoi gắn bó nghề Digital Painting suốt 30 năm, Thầy chỉ chú tâm phát triển chuyên môn theo chiều sâu, góp phần kết nối các thế hệ designer từ thế hệ đàn anh Kiến Trúc Sư Trần Quang Minh (con thứ của cố GS Trần Văn Khê); nhà báo Đinh Tiến Dũng, nhà thơ Bùi Chí Vinh, nhà văn Vũ Trọng Quang, Lê Văn Dũng công ty Quảng Cáo Trẻ,… đến thế hệ trẻ tại Arena Multimedia. Cuộc trò chuyện sau sẽ khắc họa một góc nhìn về người Thầy, người anh trong nghề Digital Painting.
Đôi tay vàng của ngành cọ số Việt
Cùng chung điểm xuất phát với ngành đồ họa số, vào năm 1986, Thầy đã được tiếp cận với máy tính Macintosh – thế hệ máy tính mới này thay thế giao diện dòng lệnh bằng giao diện người dùng đồ họa thông qua người bạn ngoại quốc. Khoảnh khắc ấy đã gieo duyên cho chàng họa sĩ vẽ tay ngày ấy trở thành họa sĩ đồ họa số cho hãng phim Giải Phóng. Thuở đầu tiếp cận với phần mềm Photoshop 2.5, Illustrator 2, sau 30 năm trải nghiệm, Thầy đã tinh thông các phần mềm thiết kế khác nhau. Tính đến nay, khối lượng tác phẩm nhiều vô số kể, dung lượng chứa đến vài chục terabyte.
Tác phẩm “Cá chép hóa rồng” với những đường nét tinh xảo
Để sở hữu được khối lượng kiến thức lớn như vậy, tinh thần tự giác tìm tòi học hỏi là chìa khóa giúp Thầy thành công. Thầy chia sẻ: “Với tôi, sự thành công đến từ 99{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} rèn luyện và chỉ 1{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} năng khiếu. Đối với nghề thiết kế, bạn cần xây cho mình nền tảng vững chắc (tư duy, bố cục, concept…) rồi sau đó đến việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ”.
Sản phẩm về game “Truyền thuyết rồng” do chính tay Thầy thực hiện
Hồi ức về những buổi sơ khai
Theo lời Thầy kể, ở thời điểm trước năm 1986, một đoạn phim hoạt hình 10 phút phải thực hiện liên tục từ tám đến mười tháng, độ dài cuộn phim lên đến hàng trăm mét. Trải qua nhiều khâu thực hiền từ vẽ chính, vẽ pha, đi nét từng bộ phận, tô màu, đến quay phim, tất cả đều thủ công, không có những chương trình hỗ trợ như bây giờ.
Hình ảnh thiết kế trong game “Phong thần – Tiên ma giới”
Hiện nay với chương trình đồ họa 3D như Maya chúng ta chỉ việc dựng hình nhân vật và tạo khung xương là có thể chuyển động, tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với ngày trước.
Qua dòng hồi tưởng của Thầy về một thời kỳ hồng hoang và sơ khai của nghề làm phim hoạt hình Việt mới thấy thấm thía cái nỗi khó khăn của thế hệ đi trước. Để hôm nay chúng ta thêm trân quý những giá trị kinh nghiệm và điều kiện đầy đủ mà chúng ta được thụ hưởng.
Đã đến lúc ươm mầm cho thế hệ trẻ
Có thể nói giá trị một con người không thể hiện ở những thứ họ thu nhận mà chính là những điều họ cho đi. Với thầy Minh Mẫn kiến thức là món quà quý giá mà thầy không ngần ngại cho đi.
“Vì mình chia sẻ với người khác cũng chính là lúc mình được nhận lại, như công việc cũng vậy nhiều lúc thầy giao bớt cho học trò làm, rồi có khi học trò lại chia ngược lại cho thầy”.
Thầy từng tham gia khá nhiều hội thảo về Concept Art với vai trò diễn giả chuyên môn
Thầy trực tiếp diễn hoạt nhân vật anh hùng từ 2D sang 3D tại “Lễ Trao Giải cuộc thi Create Your SuperHero“
Bên cạnh công việc thiết kế, Thầy cũng rất gắn bó với nghiệp giảng dạy. Thầy đã nắm giữ vị trí đào tạo cho rất nhiều công ty khác nhau như: J.Water Thompson (Unilever), Dentsu (Sanyo, Canon, Toyota), Vinagame và nhiều doanh nghiệp khác. Có lớp học trò do thầy đào tạo giờ có nhiều người đã về hưu như: Kiến Trúc sư Trần Quang Minh (con thứ của cố GS Trần Văn Khê); nhà báo Đinh Tiến Dũng, nhà thơ Bùi Chí Vinh, nhà văn Vũ Trọng Quang, Lê Văn Dũng công ty Quảng Cáo Trẻ, những người với thầy là đàn em thân thương hơn là những đứa học trò. Và không thể không nhắc đến cả một thế hệ trẻ tuổi, năng động với nhiều hoài bảo và đam mê như: anh chàng Đào Anh Tuấn rất giỏi lập trình Flash và đào hoa như chính cái tên của mình đang làm việc tại FPT; cô nàng mèo ú Minh Hằng vui tính giờ đã sang Mỹ làm việc; “phó nháy” tự do Quốc Việt mê cái đẹp; cô gái Bảo Trân nhỏ nhắn nhưng lanh lợi đang công tác tại VinaGame… và còn nhiều anh chị khác nữa mà trong buổi trò chuyện ngắn ngủi thầy không có đủ thời gian để nhắc lại. Với thầy họ là niềm tự hào, hạnh phúc theo thầy suốt cuộc đời.
Hiện tại ở Arena Multimedia, Thầy giảng dạy về Hoạt hình 3D, nhưng ngoài kiến thức môn học, Thầy chưa bao giờ ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm về bất kỳ một vấn đề chuyên ngành nào. Bằng trải nghiệm thực tế, Thầy thấu hiểu được giá trị của hai chữ “kinh nghiệm” đối với các bạn sinh viên còn đang tập tễnh bước vào nghề. Thầy luôn khuyến khích sinh viên chủ động định hướng chuyên sâu vào lĩnh vực mà các bạn muốn theo đuổi.
Theo thầy, ngành đồ họa đa dạng về đường hướng phát triển. Có các phân ngành để các bạn chọn như: Thiết kế nội thất; Làm phim điện ảnh; Hoạt hình; In ấn; Vẽ truyện tranh… Phân ngành nào cũng gồm có đồ họa 2D và 3D song hành với nhau.
“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, chỉ có am tường về một lĩnh vực các bạn mới dễ dàng phát huy nó đến đỉnh cao, phải biết cái nào chính cái nào phụ. “Như trong in ấn chỉ có hai đến ba khổ giấy thông dụng như 109×79 hoặc 65×84, khi các em thiết kế folder chẳng hạn nếu biết giảm kích thước xuống cho vừa vào khổ giấy nhỏ hơn là khi in tiết kiệm được rất nhiều chi phí”. Đó là ví dụ của thầy về kinh nghiệm in ấn.
Tận tâm với nghề giáo là vậy, nhưng thầy chỉ tự nhận rằng “Thầy chỉ chia sẽ cái biết, thầy biết nhiều thầy chia sẽ lại cho các bạn, chứ có gì đâu mà gọi là dạy”. “Tiền chia thì hết chứ cái biết chia không bao giờ hết”. Với thầy thế hệ học trò gần gũi lắm, cứ như những đứa em đứa cháu trong nhà, “học trò có đứa gọi thầy bằng anh bằng chú, tại vào trường các em gọi là thầy thôi, gọi vậy cho có sự thân mật, nhiều khi gọi thầy các em ngại không dám hỏi”. Dù thầy về trường chưa bao lâu, nhưng với sinh viên thầy Mẫn gần gũi như vậy, thân thương như một người anh lớn trong nhà.
Năm nay người thầy ấy đã quá tuổi nghỉ hưu mà ngày ngày vẫn miệt mài với công việc, thay vì tạm gác lại tất cả để hưởng niềm vui bên con cháu. Thầy có ba người con nhưng không ai may mắn tiếp nối được tài hoa của Thầy. Bù lại, hằng ngày đến trường Thầy trao tình yêu nghề cho những đứa “cháu” sinh viên. Vì niềm vui là được sẻ chia kinh nghiệm, là còn được cống hiến vì cái đẹp, mà lớn hơn hết là tình yêu mỹ thuật của đứa cháu nhỏ vừa mới chớm nụ tầm xuân.
(Duy Linh – Quỳnh Như)