Tuy không còn mới mẻ với thế giới, hoạt hình 3D Việt Nam vẫn còn vẫn non trẻ sau hơn 10 năm phát triển. Sức hấp dẫn của 3D đối với giới trẻ Việt là không thể cưỡng lại.
Khám phá ẩn số Hội thảo nghề nghiệp: 3D Animation – Hình dáng của tương lai
3D Animation – Phép màu của thời đại số
Năm 1972, Edwin Catmull – nhà sáng lập hãng phim hoạt hình nổi tiếng Pixar – đã tạo ra đoạn phim 3D đầu tiên trên thế giới, mô tả hình ảnh ba chiều bàn tay trái của ông. Đoạn phim này nổi bật ở việc trình chiếu quá trình dựng hình, sau đó được một nhà sản xuất tại Hollywood phát hiện và kết hợp vào bộ phim Future world (1976).
Ra đời hơn 40 năm, phim hoạt hình 3D chỉ thật sự bùng nổ sau khi bom tấn Toy story 1 (do Pixar và Walt Disney hợp tác sản xuất) trình làng năm 1997. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ (tiến sĩ vật lý Edwin Catmull) và nghệ thuật (họa sĩ John Lasseter – “Walt Disney tái thế” của Hollywood) này đã khai mào cho những thước phim chất lượng sau này như Despicable me, Ice Age, Madagascar, The adventures of Tintin, Kungfu Panda…
Mới đây, bộ phim đoạt giải Oscar 2013 Life of Pi đã thực sự tạo nên chấn động trong làng điện ảnh với bối cảnh được dàn dựng 3D, đặc biệt tạo hình chú hổ Parker chân thật sống động.
Dựng hình chú hổ Parker trong phim “Life of Pi”.
Đối với người xem, phim hoạt hình 3D được yêu thích hơn hoạt hình truyền thống bởi sự hấp dẫn và cảm giác chân thực mà hình ảnh mang lại, tính thẩm mỹ cao, công nghệ vi tính ghi lại những góc máy “không tưởng”, tạo ra cảm giác huyền ảo trên những hình ảnh bình thường.
3D Việt Nam trẻ và nhiều cơ hội
Rất nhiều bạn trẻ chuyên và không chuyên đã thử sức mình để tạo ra nhiều tác phẩm 3D “made in Vietnam”. Tuy còn ít ỏi nhưng một số phim đã gây được tiếng vang trong nước như Dưới bóng cây, Cô bé bán diêm, Khu đầm có cánh…
Một cảnh trong phim hoạt hình “Cô bé bán diêm”.
Công nghệ thông tin bùng nổ cùng sự phủ sóng của Internet giúp các bạn trẻ dễ dàng tiếp xúc và học hỏi các công nghệ sản xuất phim 3D. Việc sản xuất các hình ảnh 3D dựa trên hai loại kỹ thuật chính: 3DAnimation và 3DMotion capture.
Kỹ thuật Motion Capture sử dụng những mô hình thật, sao chép lại những chuyển động của diễn viên thông qua các vi mạch đã góp phần tạo nên những nhân vật đặc sắc như thuyền trưởng Davy Jones (Cướp biển vùng Caribbe), người da xanh trong Avatar, Tintin và chú chó (The adventure of Tintin)… giúp những biểu cảm của nhân vật càng thêm chân thực.
Kỹ thuật Motion Capture dùng trong phim hoạt hình “The Adventure of Tintin”
Những sản phẩm 3D không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí như game, hoạt hình, điện ảnh mà còn được sử dụng hiệu quả vào việc sản xuất các TVC, đào tạo, huấn luyện trong những ngành công nghiệp nhạy cảm như quốc phòng, y tế, giáo dục… mở ra một kỷ nguyên với nhu cầu lớn về hoạ sĩ hoạt hình 3D. Họ có thể hoạt động trong các lĩnh vực điện ảnh, video game, quảng cáo…
Việc hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Pháp Sparx Vituos đầu tư một xưởng phim tại Trung Quốc với hơn 800 nhân lực để sản xuất game 3D, nhưng lại thuê Việt Nam thực hiện những sản phẩm phức tạp, cho thấy nhân lực trẻ nước ta trong lĩnh vực này được đánh giá rất cao. Nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney như Mickey’s twice upon a Christmas, Igor (đề cử Oscar 2009)… được chế tác bởi chính các chuyên gia người Việt, ngay tại Việt Nam.
Poster phim hoạt hình Igor do nhóm chuyên gia Việt Nam thực hiện
Với cá tính năng động, ham học hỏi và tìm tòi, nhân lực trẻ Việt Nam ngày càng tiếp cận nhanh chóng với sự phát triển của công nghệ, mang lại nhiều cơ hội tiềm năng đặt chân vào làng điện ảnh thế giới.
Tất nhiên, không có một đỉnh cao nào trải sẵn hoa hồng. Để trở thành hoạ sĩ 3D, bạn cần có sự hiểu biết chuyên sâu về các phần mềm máy tính căn bản như Illustrator, Maya, 3D Max, Final Cut Pro,…
Một cảnh trong phim ngắn Hope do học viên Arena Multimedia thực hiện
Nằm trong khuôn khổ chương trình Multimedia NOW, giúp các bạn trẻ khám phá, tìm hiểu thêm về một ngành nghề mới mẻ, hấp dẫn và đầy tiềm năng phát triển trong tương lai, trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia tổ chức hội thảo hướng nghiệp: 3D Animation – Hình dáng của Tương lai
Thời gian: 8h30 ngày 30/3.
Địa điểm:
Tại TP. Hồ Chí Minh: 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận3
Tại Hà Nội: 4 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy
Nội dung hội thảo:
– Phóng sự: Tìm hiểu công nghệ hoạt hình 3D. Các bước cụ thể trong việc tạo nên một đoạn phim hoạt hình 3D.
– Chia sẻ của các giảng viên – chuyên gia về hoạt động 3D thời gian qua tại Arena.
– Giao lưu với các chuyên gia đến từ Sparx Animation Studio (Pháp), Digital Work Entertainments (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), BaD Clay Studio (Pháp), Wulven Game Studio (Canada), Jet Studio (Nhật Bản), Kids TV (VTC11 – Việt Nam), Techmo Koei (Nhật Bản)… Trao đổi về tiềm năng của ngành Games và Hoạt hình 3D tại Việt Nam.
Đặc biệt – Diễn giả khách mời – Ông Thierry Ly Thien Nguyen (người Pháp gốc Việt) là chuyên gia tạo hình nhân vật và VFX đến từ BaD-Clay Studio đã từng tham gia thực hiện nhiều bộ phim bom tấn như Cướp biển vùng Caribe 4, John Carter… Man of steel là một trong những bộ phim hiện đang được mong đợi nhất có sự tham gia của Thierry. Đến với buổi hội thảo, ông Thierry giới thiệu với các bạn về kỹ thuật 3D Motion Capture và phần mềm 3D Maya trong sản xuất phim hoạt hình 3D
– Trình chiếu và bình chọn các tác phẩm hoạt hình 3D của học viên Arena Multimedia – Giao lưu với các tác giả.
– Teabreak.
– Trao giải thưởng bình chọn.
* Đến với buổi hội thảo, bạn sẽ được tặng khoá học Nhiếp ảnh Nghệ thuật miễn phí trị giá 1,000,000 VNĐ do các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Quốc tế chủ nhiệm.