Việc mở ra kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó đã quá quen với giới trẻ ngày nay. Riêng đối với những người làm sáng tạo, đặc biệt là designer, việc thành lập công ty/studio là điều phổ biến. Vậy làm sao để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn khi “đứa con tinh thần” của bạn vừa ra đời?
Nhìn từ nhiều khía cạnh, các doanh nghiệp lớn và nhỏ luôn tồn tại trong những “thế giới” khác nhau. Sự khác nhau đó bao gồm vốn ngân sách, số lượng nhân viên và cho đến cả những công việc cần phải giải quyết hằng ngày.
Tuy nhiên, một lĩnh vực mà cả doanh nghiệp lớn và nhỏ đều rất chú trọng, đó chính là Branding (xây dựng thương hiệu).
Xây dựng thành công thương hiệu cho một doanh nghiệp nhỏ là một quá trình phụ thuộc vào nhiều hoạt động và chiến lược. Điều quan trọng nhất để khẳng định vai trò của việc xây dựng thương hiệu là xác định rõ hoạt động kinh doanh với nhóm làm việc, khách hàng, và cả chính bản thân của bạn nữa.
Nhãn hiệu của doanh nghiệp chính là bản sắc, và đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu sự đổi mới đối với cảm nhận của mọi người.
Đặc biệt, thời đại Internet ngày nay, chính là mảnh đất màu mỡ cho việc thực hành xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu với chiến lược xác định, rõ ràng có thể dễ dàng nổi bật lên trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt.
Sự khác biệt trong thương hiệu và cải thiện doanh số chính là kết quả của nỗ lực giành thời gian xây dựng thương hiệu. Để bắt đầu thương hiệu cho chính mình, hãy tham khảo các mẹo nhỏ dưới đây:
1. Xác định rõ thương hiệu của bạn
Sở hữu cho mình một thương hiệu thành công kinh điển là việc không thể xảy ra trong một đêm.
Chính vì thế, để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu sâu vào các sản phẩm hay các dịch vụ mà công ty của bạn cung cấp.
Vị trí của nó trên thị trường là gì?
Nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng là gì?
Nó kết nối với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác như thế nào?
Đây là những câu hỏi quan trọng trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ của mình.
Xác định rõ thương hiệu là bước nền vững chắc để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng
2. Mang thương hiệu vào đời sống
Khách hàng luôn có cảm xúc của riêng họ, không giống như những con robot với sự rập khuôn. Chính vì thế, họ chọn cách kết nối với các công ty có sẵn xung quanh họ, thay vì cộng tác với một công ty tẻ nhạt.
Một doanh nghiệp nhỏ sẽ luôn đem lại cho bạn những cơ hội thuận lợi này, vì thế, hãy nắm lấy nó từ việc xây dựng thương hiệu. Từ đó, bạn sẽ chứng minh cho khách hàng thấy rằng, tại sao doanh nghiệp của bạn lại chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ khác hay các thương hiệu lớn.
Đừng áp dụng các phương pháp của các thương hiệu lớn trong việc xây dựng thương hiệu nhỏ của chính mình.
Nắm bắt ưu thế của một doanh nghiệp nhỏ để chiếm lấy cảm tình từ khách hàng
Khách hàng thường có xu hướng so sánh các doanh nghiệp nhỏ với những doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, chỉ cần bạn tự tin với bản thân và một chút thân thiện, điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho bạn.
Những ý tưởng bao gồm cách lý giải tại sao dịch vụ chăm sóc khách hàng lại vượt trội và được ưa chuộng hơn khi so sánh với các các doanh nghiệp lớn hơn. Bên cạnh đó, việc chứng minh một cách cụ thể rằng, doanh nghiệp của bạn tuy có quy mô nhỏ nhưng quy chế làm việc rất chặt chẽ và có một đội ngũ nhân viên tận tâm là lợi thế của sản phẩm hay dịch vụ.
Bởi vì, điều đó có thể thực hiện dễ dàng thông qua mạng xã hội, như việc gặp gỡ các thành viên thông qua video hay là nghiên cứu cạnh tranh thị trường.
3. Ưu tiên tính trung thực của thương hiệu
Việc thổi phòng về dịch vụ hay thành tích có thể giúp doanh nghiệp tăng về lượng khách hàng ngay tức khắc. Tuy nhiên, làm cách nào để duy trì trạng thái này trong một thời gian dài quả là một sự “đau đầu”.
Trên thực tế, nếu các khách hàng cảm thấy không hài lòng hay bị gò bó quá nhiều, họ sẽ nói với bạn bè và gia đình về vấn đề đó như là trải nghiệm tồi tệ. Và việc đó, sẽ gián tiếp làm giảm giá tri việc thiết lập thương hiệu doanh nghiệp nhỏ của bạn.
Chính vì thế, mấu chốt của vấn đề là bạn phải luôn luôn tôn trọng thương hiệu của chính mình.
4. Ngôn từ sử dụng một cách linh hoạt
Ngôn từ sử dụng tuỳ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Có một số người cho rằng họ đơn giản chỉ là giữ cách giao tiếp hằng ngày vào công việc. Trong khi, một số khác lại đánh giá cao về việc sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp hơn để trò chuyện cùng khách hàng.
Có lẽ, một cửa hàng ván trượt sẽ chọn cách thông thường, nhưng đối với một công ty PR đang phát triển, ngôn từ như thế nào sẽ là điều cần phải xem xét lại.
Dù bằng cách nào đi nữa, cả hai lựa chọn đều phải phù hợp với khách hàng và thương hiệu.
Tuy nhiên, phải có sự nhất quán với sự lựa chọn đó.
Đồng nhất trong ngôn từ cũng như cách thể hiện hình ảnh sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp của bạn nhiều hơn
Việc cho thấy sử dụng một giọng điệu nhất quán càng củng cố thêm các khía cạnh khách hàng yêu thích, cụ thể là tính chân thật, nhất quán và minh bạch. Và đó cũng là những điều họ hy vọng nhìn thấy trong sản phẩm hay dịch vụ mà họ trao đổi với bạn.
Ngôn từ của bạn với khách hàng giúp bạn xác định được mục tiêu sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
5. Tránh sự lặp lại
Bạn thật sự rất dễ dàng rơi vào lối mòn và lặp đi lặp lại những ý tưởng khi đủ tự tin vào thương hiệu doanh nghiệp của chính mình.
Thậm chí, việc thành lập thương hiệu thì rất thú vị, nhưng việc tránh sự trùng lập cũng là điều rất quan trọng.
Ví dụ như, chiến dịch “Leggo my Eggo” của Eggo, thật sự rất hóm hỉnh và đã thành công trong việc thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, sử dụng toàn bộ cụm từ đó cho thương hiệu hay cho cả chiến dịch tiếp thị quả là một sự dư thừa.
Điều tương tự cũng xảy ra với rất nhiều thương hiệu lớn khác, vì một khi những thương hiệu đã đạt được lượng khách hàng mong muốn, đó là thời điểm để họ lựa chọn giữa việc duy trì doanh nghiệp, nghiên cứu những điều tốt hơn hoặc cải thiện những điều mới dựa trên những khía cạnh ban đầu.
6. Cân bằng giữa sự tự tin và khiêm tốn
Một doanh nghiệp nên chứng minh cho khách hàng thấy toàn bộ sự tự tin của mình thông qua các sản phẩm. Bởi vì, những sản phẩm đầy chất lượng sẽ chinh phục khách hàng thông qua những điều họ mong đợi.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp nhỏ rơi vào tuyệt vọng vì thiếu tự tin khi đứng trước những công ty lớn hơn. Họ nghĩ rằng mình sẽ thất bại ngay trong việc bắt kịp các thương hiệu lớn.
Bước vào thị trường cạnh tranh, hãy tạo giá trị riêng và tự tin với điều bạn làm
Một điều quan trọng mà chúng ta nên ghi nhớ, đặc biệt là ở thị trường Bắc Mỹ, người ta luôn dành sự ưu ái cho những doanh nghiệp nhỏ khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Trên thực tế, có 28 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, và họ chiếm 54{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} tổng doanh thu của nước này.
Điều đó nói lên rằng, người Mỹ không quan trọng việc cộng tác với các doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Chỉ đơn giản là, họ thích làm việc với những doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhất.
Vì vậy, hãy cho khách hàng thấy sự tự tin trong kinh doanh, dù là cuộc cạnh tranh khốc liệt luôn luôn kề cận bạn.
7. Cân nhắc những hiệu ứng quốc tế
Việc nhắm đến lượng khách hàng toàn cầu có lẽ là điều quá sớm đối với các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù, đó là một vấn đề cần lưu ý trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu.
Ngay cả khi, một doanh nghiệp nhỏ chưa chuẩn bị để sang nhượng những hàng hoá cũ trong nhà kho, thì việc mở rộng mặt bằng luôn luôn là điều nên làm. Vì thế, có thể khẳng định rằng, một doanh nghiệp với tiềm năng thu hút các khách hàng trên thế giới là điều rất đáng giá.
Để nhắm đến một vị thế toàn cầu, việc cần làm là phải thường xuyên tập trung vào chất lượng sản phẩm và tính cách của nhân viên.
Ngoài ra, tỷ lệ tự kinh doanh ở Mỹ thấp thứ hai trên thế giới, nên ở đây, có ít sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và những đối thủ khác. Trong khi đó, ở một số quốc gia, hình thức tự kinh doanh lại trở thành một mối đe doạ đối với cách doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.
Vì vậy, những nổ lực xây dựng thương hiệu có thể được hiểu như những kiến thức của cơ cấu kinh doanh quốc tế. Nhìn chung, đối với các quốc gia khác, hình thức tự kinh doanh và xây dựng thương hiệu cho các hoạt động của các doanh nghiêp nhỏ được xem là có tiêu chuẩn hơn.
8. Sử dụng một vài thủ thuật
Chính xác là, thương hiệu của bạn cần có sự rõ ràng và rành mạch. Bên cạnh đó, nó cũng cần những câu hỏi đóng góp thú vị từ phía người tiêu dùng.
Nếu bạn đáp ứng được đóng góp đó, nó sẽ trực tiếp thu hút khách hàng. Ngoài ra, hãy cho phép những lời khuyên nói trên thật sự hiệu quả thông qua việc chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn trung thực, minh bạch, và có sự cống hiến toàn bộ cho sản phẩm hoặc các dịch vụ.
Với nhiều vấn đề quá phức tạp không thể giải thích một cách ngắn gọn, việc vạch ra một ranh giới giữa sự rõ ràng và các thủ thuật là điều các nhà lãnh đạo cần làm.
Khi bạn xây dựng thương hiệu một doanh nghiệp nhỏ, nó đòi hỏi việc phân tích nhiều khía cạnh đa dạng trong kinh doanh của bạn. Đó có thể bắt đầu từ việc làm thế nào để cung ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng.
Những điều chia sẻ nói trên thật sự rất bổ ích cho việc bắt đầu xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ của mình và vận hành nó một cách thành công, trong hiện tại và cả tương lai.
Theo Inkbot Design
Nguồn hình: Bộ nhận diện thương hiệu IZGO của nhóm học viên lớp D1601M (Arena Multimedia – 80 Trúc Khê – Hà Nội)
Bản Việt hóa được dịch bởi Arena Multimedia