Bất kỳ Designer nào cũng mong muốn sản phẩm của bản thân sẽ được khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, sự “bất đồng ngôn ngữ” trong quá trình thể hiện ý tưởng đã khiến bạn đánh mất cơ hội quý giá. Bài viết sẽ dẫn lối bạn tìm ra top 6 “bí quyết bán hàng” cực hay trước khi bước vào những cuộc pitching quan trọng.
Trong thiết kế đồ họa, Designer sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện sản phẩm thì phải trải qua quy trình thuyết phục khách hàng lựa chọn “đứa con tinh thần” của mình. Tuy nhiên, nếu không có ngôn ngữ hoặc bối cảnh rõ ràng, thật khó để người khác hình dung về những ý tưởng mà Designer mong muốn truyền tải. Thậm chí, điều này có thể dẫn đến một số bất đồng quan điểm không cần thiết giữa người thiết kế và các bộ phận khác. Để tránh đưa bản thân rơi vào trường hợp như thế, dưới đây là 6 tip giúp Designer “bán” thiết kế của mình một cách hiệu quả nhất.
Ảnh: 99designs.com
1. Trình bày tất cả những gì tốt nhất mà bạn sở hữu
Khi xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp, bản trình bày ý tưởng thiết kế mà bạn mang đến chính là một trong những cách thức tiếp cận đầu tiên, giúp doanh nghiệp hình dung về hình ảnh tương lai của chính mình. Đây không đơn thuần là câu chuyện về một logo hay nhãn hiệu bên ngoài mà vấn đề nằm ở bức tranh toàn cảnh, rộng lớn hơn. Với tư cách một Designer, bạn cần giúp khách hàng nhìn thấy đời sống lâu dài của một thiết kế trong đời thực. Đồng thời, bạn phải làm thế nào để thương hiệu thấu hiểu cách mà bản thiết kế vận hành, cũng như tiềm năng tương lai vô hạn từ chúng.
Ảnh: 99designs.com
Stock Photography với những hình khối, hoa văn trực quan sẽ gợi nên một cảm giác, một bầu không khí cụ thể dành cho khách hàng của bạn. Các bảng Mood Board cũng là công cụ tuyệt vời giúp bạn truyền tải những gì mà bản thân đang cố gắng thể hiện đến với khách hàng. Ngay cả mô hình cố định đơn giản hay tấm poster quảng cáo, tất cả đều góp phần tạo ra ấn tượng và hình dung rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Khi đã quyết định tập hợp các concept lại với nhau, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc xem định dạng nào sẽ thích hợp với phần trình bày ý tưởng của bản thân. Hãy tự hỏi bạn đang gửi cho khách hàng một bản PDF hay bất cứ hình thức nào khác? Bên cạnh đó, Designer cũng cần xác định chắc chắn môi trường mà bản thân đang xuất hiện, một cuộc thi về thiết kế cần sự nổi bật so với phần còn lại hoặc còn điều gì hơn thế?
Ảnh: 99designs.com
Đảm bảo bản thiết kế của bạn có đủ “khoảng trống” để khách hàng thực sự tiếp nhận và thấu hiểu chúng. Việc nhồi nhét quá nhiều chi tiết hay ý tưởng có thể gây ra tác dụng ngược, khiến cho bản trình bày ý tưởng của bạn trở nên hỗn loạn và khó hiểu.
2. Bối cảnh hóa thiết kế của chính mình
Là một phần của nhiệm vụ trình bày ý tưởng, việc giải thích những gì mà bạn đã làm luôn cực kỳ quan trọng. Khách hàng không phải “nhà tâm lý học” có thể thấu hiểu tường tận tất cả hàm ý mà bạn đưa vào bản thiết kế. Do đó, lý giải và dẫn dắt người xem hiểu thêm về những ý tưởng đằng sau thiết kế, cách thức tiếp cận cũng như chỉ ra các chi tiết độc đáo, thú vị là điều vô cùng cần thiết.
Ảnh: 99designs.com
Tại sao bạn lựa chọn biểu tượng, màu sắc này mà không phải cái khác? Hãy chỉ ra tường tận từng chi tiết nhỏ nhất, đặc sắc nhất mà bạn cho rằng khách hàng có thể bỏ lỡ hoặc khó quan sát. Để thực sự đạt được hiệu quả trong phần trình bày ý tưởng với khách hàng, hãy cho họ thấy các từ khóa, yêu cầu mà họ đã đưa ra trong bản brief trước đó. Điều này chứng tỏ bạn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ phía khách hàng. Đồng thời, còn giúp tạo ra thiện cảm, góp phần chứng tỏ tầm nhìn, sự chu đáo của bạn.
3. Đừng “mắc kẹt” trong các chi tiết
Bản trình bày ý tưởng cần phải xác định chính xác định hướng tổng thể mà khách hàng của bạn mong muốn, từ đó nỗ lực xây dựng thiết kế dựa trên điều đó. Nếu bạn đang cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn của một dự án thiết kế, hãy đảm bảo rằng quan điểm của bạn đủ mạnh mẽ và khác biệt. Nếu xảy ra tình huống trùng lặp hoặc quá giống nhau giữa các ý tưởng, Designer sẽ dễ bị cuốn vào những cuộc thảo luận chi tiết về màu sắc hay bố cục từ giai đoạn đầu. Trong khi, bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ định hướng tổng thể của khách hàng.
Ảnh: 99designs.com
Khi khách hàng chính thức lựa chọn một phương hướng thiết kế, bạn có thể bắt đầu quá trình phản hồi của riêng mình. Tuy nhiên, Designer nên sàng lọc kỹ càng tất cả phiên bản thiết kế trước khi bước vào cuộc pitching. Hãy đưa ra càng ít lựa chọn chi tiết càng tốt, điều này giúp khách hàng tránh bị choáng ngợp cũng như cho thấy sự đầu tỉ mỉ, chỉn chu của bạn.
4. Thiết kế phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương hiệu
Lợi thế cạnh tranh trong thiết kế của bạn nằm ở đâu? Đây là câu hỏi lớn mà Designer cần quan tâm. Là một nhà thiết kế, bạn có thể giúp khách hàng thực hiện một số nghiên cứu khảo sát liên quan trong lĩnh vực mà họ đang kinh doanh. Hãy hiểu rõ khách hàng đang mong muốn định hướng theo phong cách thẩm mỹ của toàn ngành hay một hướng đi hoàn toàn mới mẻ?
Ảnh: 99designs.com
Chẳng hạn, khách hàng của bạn bắt đầu kinh doanh thời trang cao cấp. Bạn có thể trình bày logo của bản thân trong mối tương quan trực tiếp cùng những thương hiệu khác. Điều này sẽ giúp họ dễ dàng hình dung về hình ảnh thương hiệu của chính mình. Cho dù thị hiếu thẩm mỹ của họ như thế nào, đây vẫn là cách trình bày dễ hiểu, giúp khách hàng có được cái nhìn tổng quan về logo thương hiệu.
5. Luôn chú ý từ ngữ
Graphic Design sở hữu ngôn ngữ của riêng mình nhưng không phải ai cũng có khả năng thấu hiểu loại ngôn ngữ này. Do đó, trong quá trình làm việc cùng khách hàng, hãy cố gắng diễn đạt bằng cách thông dụng và dễ dàng tiếp cận nhất. Ngôn từ khéo léo cộng hưởng cùng phương thức trình bày logic, chặt chẽ sẽ có khả năng truyền tải tốt hơn nhiều lần so với những thuật ngữ chuyên ngành thô cứng.
Ảnh: 99designs.com
6. Cho khách hàng không gian tự do
Hãy tưởng tượng bản thân bước vào cửa hàng và người bán hàng cố gắng giới thiệu tất cả mọi thứ cho bạn? Lúc này, cuộc dạo chơi mua sắm thông thường bỗng chốc trở thành sự gượng ép khó chịu. Với tư cách Designer, bạn đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình huống như thế. Hãy để cho khách hàng có khoảng thời gian chiêm ngưỡng tác phẩm, họ cần thời gian để suy ngẫm và cân nhắc thấu đáo. Khi khách hàng cần, bạn sẽ xuất hiện và sẵn sàng giải đáp bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thiết kế. Đây là một trong những bí quyết quan trọng của quá trình đàm phán, loại kỹ năng giúp Designer trở nên giá trị hơn với thương hiệu.
Ảnh: 99designs.com
Nhìn chung, những mẹo đơn giản nêu trên không thể giúp bạn đảm bảo phần thắng ở mọi cuộc pitching nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự tự tin gấp bội phần. Cuối cùng, sự trung thực, thẳng thắn song hành cùng một bản thiết kế phù hợp, phản ánh năng lực, tư duy và tầm nhìn của Designer mới là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho việc trình bày ý tưởng trước khách hàng.
Nguồn tham khảo: 99designs.com
Diệu Ngô
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |