Việc nhận đánh giá thiếu chính xác về vai trò của thiết kế đồ họa nói chung, Designer nói riêng là hiện tượng không hiếm gặp trong lĩnh vực sáng tạo. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá 6 lý do phổ biến khiến khách hàng chưa có cái nhìn chuẩn xác về những thiết kế của bạn.
Có nhiều yếu tố mà một Designer cần quan tâm khi theo đuổi lĩnh vực thiết kế đồ họa, chẳng hạn như mức lương, sự linh hoạt không gian làm việc, yếu tố sáng tạo và thú vị, v.v… Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết mà bất kỳ Designer nào cũng không ngừng tìm kiếm trên hành trình sự nghiệp, đó là sự công nhận và tôn trọng của khách hàng đối với đứa con tinh thần mà bản thân dành nhiều tâm huyết.
Ảnh: ITM
Một số khách hàng cho rằng thiết kế đồ họa chỉ đơn giản chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh hoặc Designer là người có khả năng “chế biến” ra các bức ảnh đẹp. Thậm chí, nhiều người không thật sự xem trọng lợi ích và đánh giá đúng giá trị thực sự mà một sản phẩm thiết kế có thể mang đến cho doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây cung cấp Top 6 nguyên nhân khiến khách hàng không đánh giá cao sản phẩm của Designer trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời gợi ý một số cách thức khắc phục vấn đề.
Khách hàng chưa thấu hiểu ý nghĩa thật sự của thiết kế đồ họa
Với non-designer, một trong những lý do chính khiến họ đánh giá thấp thiết kế của bạn xuất phát từ việc không thấu hiểu thỏa đáng ý nghĩa thực sự của thiết kế đồ họa. Điều này càng trở nên trầm trọng khi các báo cáo liên quan đến hình thức quảng cáo clickbait cho thấy những dấu hiệu sai trái về cách thức mà một công ty hoặc cơ quan công quyền chi hàng triệu USD cho các thiết kế logo.
Heather Seidel Bosi – người đảm nhiệm nhiều vai trò như Freelance AD, Motion Artist và Video Producer cho biết: “Bản sắc thương hiệu tập hợp nhiều phương diện chứ không chỉ có logo. Màu sắc, kiểu chữ, hình dạng, chuyển động, v.v… là những yếu tố mang tính nhận diện trực quan rất lớn. Chưa kể đến các thành phần khác như từ ngữ quảng cáo, nghệ thuật nhiếp ảnh, v.v… cũng góp phần tạo nên cá tính thương hiệu. Một ấn phẩm thiết kế trông thoáng qua có vẻ dễ dàng nhưng hàm chứa nhiều công đoạn phức tạp phía sau.”
Ảnh: syspree.com
Angela Roche, nhà thiết kế và người sáng lập của Love & Logic đồng ý kiến: “Chúng ta thường được coi như những người ‘tạo ra hình ảnh’ hoặc người có khả năng sáng tạo ‘các bức ảnh đẹp’. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng không thấu hiểu quy trình làm việc để cho ra đời thành phẩm thiết kế cuối cùng hoặc một bộ nhận diện thương hiệu đáp ứng nhu cầu của họ.” Cô ấy cũng bày tỏ thêm: “Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là giúp khách hàng nhìn thấy giá trị sáng tạo thật sự mà chúng ta mang lại.”
Designer Brando Vasquez chia sẻ suy nghĩ của bản thân về điều mà anh cho rằng mọi người thường bỏ qua, đó là tầm quan trọng của quá trình thực thi sản phẩm thiết kế. Brando giải thích: “Một số khách hàng và thậm chí khá nhiều nhà thiết kế cho rằng việc cung cấp các bản ‘final’ là mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì mục đích cuối cùng là có thể chuyển đổi một cách hợp lý từ phiên bản cũ sang phiên bản mới.”
Ảnh: Artstation
Bên cạnh đó, Greg Findley cũng chỉ ra: “Nhiều người thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng logo cần truyền đạt điều gì đó về doanh nghiệp. Các ví dụ về những thương hiệu lâu đời cho thấy mục đích của logo nhằm mang tính nhận diện và có khả năng trường tồn cùng thương hiệu theo năm tháng.”
Để có thể khắc phục những hiểu lầm phổ biến, cách tốt nhất là thừa nhận sự tồn tại của chúng và đồng cảm cùng khách hàng. Trên thực tế, không có phương thức nào phù hợp với tất cả mọi người để thay đổi hiện trạng này. Tuy nhiên, thông qua giao tiếp và sự thấu hiểu giữa đôi bên sẽ mở ra chìa khóa giúp cải thiện các hiểu lầm thường thấy. Đồng thời, đây cũng là phẩm chất mà một nhà thiết kế giỏi cần phát triển.
Ảnh: Pinterest
Khách hàng thiếu cái nhìn tổng quan về quy trình thiết kế
Trong trường hợp khách hàng đã có cái nhìn bao quát về thiết kế đồ họa, họ vẫn không thật sự hiểu quy trình làm việc để cho ra đời các ấn phẩm cuối cùng. Thậm chí, nhiều người lầm tưởng rằng quy trình này chỉ đơn giản như di chuyển từ điểm A đến điểm B mà quên mất bản chất của thiết kế đồ họa là công việc phức tạp, đòi hỏi sự cộng tác lặp đi lặp lại giữa nhiều bên liên quan.
“Khách hàng thường không hiểu gần như mọi thứ về quy trình thiết kế”, Giám đốc Sáng tạo Lee Davies cho biết. “Ngay cả cách viết một bản brief đầy đủ và thích hợp. Việc trình bày quy trình, cách thức mà chúng tôi thực hiện mọi việc hoặc những yếu tố cần thiết để cho ra đời sản phẩm cuối cùng, tất cả điều này sẽ giúp khách hàng phần nào hình dung một chút về quy trình thiết kế đồ họa.”
Ảnh: vowels.ae
Đồng quan điểm với Lee Davies, Angela Roche tin rằng điều này vô cùng cần thiết, thậm chí phải nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu thực hiện dự án. Cô bày tỏ ý kiến: “Hãy khởi đầu bằng cách phác thảo quy trình để khách hàng có thể nhận thấy những suy nghĩ, ý tưởng của bạn diễn ra ở đâu. Đồng thời, chỉ rõ chúng ảnh hưởng đến sự thành công của toàn bộ dự án như thế nào. Bằng cách dẫn dắt khách hàng tiến vào hành trình cho ra đời một sản phẩm, họ sẽ hiểu nhà thiết kế cần phải làm gì để hình thành kết quả cuối cùng, cũng như cảm nhận được giá trị của quy trình thiết kế đồ họa thực sự.”
Graphic Designer Sarah Fisher cho biết: “Đối với tôi, việc thuyết phục khách hàng rằng thời gian dành cho công đoạn nghiên cứu và định hướng sáng tạo là điều vô cùng cần thiết. Chúng tôi có thể nhanh chóng đưa ra một vài ý tưởng về logo nhưng chỉ khi chúng tôi thật sự hiểu doanh nghiệp hay thương hiệu của họ, sự phù hợp với thị trường, các mục tiêu tương lai, cũng như có sẵn một số định hướng sáng tạo thì mới có thể cho ra đời thiết kế thích hợp nhất.”
Ảnh: creativefabrica.com
Điều quan trọng là khách hàng cần hiểu rằng họ không phải đang thuê một nhà thiết kế và mặc phần còn lại cho các Designer, bản thân khách hàng phải là một phần của quy trình thiết kế. Designer Kieron Lewis giải thích thêm: “Nhà thiết kế cần chuyển tải một cách trực quan về những tầm nhìn mà khách hàng mong muốn đạt được. Điều này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các phản hồi kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế. Giao tiếp minh bạch xuyên suốt thời gian thực hiện sản phẩm là phần tất yếu đảm bảo sự hài hòa, thống nhất giữa đôi bên.”
Khách hàng có xu hướng xem nhẹ khả năng thúc đẩy kinh doanh của các sản phẩm thiết kế đồ họa
Sau khi giúp khách hàng thấu hiểu về ý nghĩa của thiết kế đồ họa cùng cách thức vận hành phức tạp để cho ra đời sản phẩm cuối cùng, bạn cần tiếp tục giải quyết vấn đề tiếp theo liên quan đến giá trị kinh doanh.
Cat How, đồng sáng lập của How & How cho biết: “Có những khách hàng cho rằng thiết kế trực quan có thể hàm chứa sức mạnh biến đổi sâu sắc đối với hoạt động kinh doanh của thương hiệu.” Họ thường nghĩ: “Sản phẩm của họ là những thứ thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp – điều này đúng ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, một thiết kế logo cũng có khả năng chuyển hóa thương hiệu trở nên giá trị và ý nghĩa hơn.”
Ảnh: assets-global
Cat bổ sung: “Những khách hàng sẵn sàng thay đổi và cởi mở với sức mạnh biến đổi của thiết kế dường như thuộc kiểu người luôn tận dụng tối đa quy trình.” Trái ngược lại, với những cá nhân không ý thức được điều này, chúng tôi luôn tìm nỗ lực tìm cách khiến họ nhận thấy tầm quan trọng của thiết kế thông qua một số chứng thực từ khách hàng khác, sự giới thiệu hoặc tỷ lệ lợi nhuận ròng (ROI) được tạo ra.”
Angela Roche cũng sử dụng phương pháp tương tự: “Làm nổi bật sự tác động từ công việc của bạn”, cô chia sẻ. “Nếu có thể, hãy sử dụng các nguồn dữ liệu cứng như số liệu thống kê hay lợi nhuận ròng để chứng minh cho tác động của công việc mà bạn đang đảm nhận. Không phải lúc nào quảng cáo cũng có thể mang đến những điều này nhưng nếu có khả năng, chúng sẽ giúp khách hàng nhìn thấy giá trị hữu hình của việc đầu tư vào các dịch vụ sáng tạo.”
Ảnh: vowels.ae
“Giá trị của thiết kế và sáng tạo vượt xa yếu tố vật chất, thời gian hoặc các sản phẩm thuần tuý. Sức mạnh của thiết kế giúp định hình, nâng cao và bổ sung giá trị kinh doanh – yếu tố thường bị phớt lờ và xem nhẹ.” – Đúc kết của nhà thiết kế Simon Dixon.
Khách hàng không thật sự hiểu rõ về yếu tố thời gian
Cat How từng chia sẻ về một trong những quan niệm sai lầm nhất của khách hàng, đó là luôn đòi hỏi thời gian chính xác hoàn thành một thiết kế. “Đôi khi rất khó để thông báo về thời gian cần thiết cho các công đoạn phản hồi chuyên sâu, tinh chỉnh logo. Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo kế hoạch được chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng, các giai đoạn phải đủ linh hoạt để giải quyết những vấn đề bổ sung hay yêu cầu sửa đổi ‘kỳ lạ’ từ phía khách hàng và các bên liên quan vào giờ phút cuối cùng.”
Ảnh: draftss.com
Dani Molyneux tâm sự: “Các vấn đề liên quan đến thời gian luôn là một thách thức trong quá trình làm việc và tương tác với nhau. Khách hàng không thật sự hiểu về thời gian thực hiện thiết kế. Họ luôn mong đợi nhà thiết kế có thể đáp ứng các thay đổi một cách nhanh chóng. Đôi khi, việc đưa ra phản hồi chậm, cung cấp nội dung muộn từ phía khách hàng cũng có khả năng làm xáo trộn lịch trình nhưng họ lại luôn chờ đợi sản phẩm cuối cùng phải đúng thời hạn.”
Thật khó để tìm ra phương án giải quyết triệt để vấn đề này, Dani cho rằng: “Tương tự mọi thứ khác, cởi mở, rõ ràng và nhất quán sẽ giúp ích rất nhiều. Về cơ bản, phải liên tục giữ kết nối. Theo tôi, việc bổ sung các câu hỏi như ‘họ kỳ vọng điều gì?’, ‘điều gì sẽ xảy ra tiếp theo’, điều gì cần thiết’, v.v… vào mỗi giai đoạn thiết kế sẽ vô cùng hữu ích cho cả hai bên.”
Ảnh: zilliondesigns.com
Nhà thiết kế Tony Clarkson, người sáng lập &Something bày tỏ quan điểm rằng không cần tất cả thời gian sử dụng đều phải hiệu quả theo cách mà khách hàng nghĩ. Tony giải thích: “Có vẻ như phần không có nhiều giá trị nhất chính là khoảng thời gian điều chỉnh những yếu tố không cần thiết, không hiệu quả.”
Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn khá lớn: “Từ quan điểm của các nhà thiết kế, nếu một thiết kế đơn giản và mang lại hiệu quả thì đấy là sản phẩm thành công. Tuy nhiên, từ góc nhìn của khách hàng, một thiết kế đơn giản vốn không cần nhiều thời gian.” Về điều này, Tony cho rằng: “Chúng ta cần hiển thị bản dùng thử và giải thích nguyên tại sao một vài yếu tố hoạt động, một số khác lại không thể, đồng thời khiến khách hàng cảm thấy học cũng được tham gia vào quy trình. Cho họ thấy nhiều hơn chỉ là kết quả cuối cùng. Bằng cách đó, khách hàng có khả năng hiểu hơn về những gì mà bạn đang làm và tại sao sản phẩm của bạn có giá trị.”
Không chỉ là những phương diện về con số thống kê
Như đã đề cập, sẽ rất hữu ích nếu các nhà thiết kế cung cấp bằng chứng dựa trên thực tế công việc của bạn có thể hỗ trợ thúc đẩy giá trị kinh doanh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng đóng góp của các sản phẩm thiết kế chỉ được nhìn nhận qua nguồn dữ liệu thô.
Họa sĩ minh họa Aelfleda chỉ ra: “Khách hàng không hiểu rằng rất nhiều việc mà tôi thực hiện có thể tạo ra khả năng liên tưởng với tiềm thức người xem. Và mối liên hệ cảm xúc giữa người xem và tác phẩm quan trọng hơn việc họ có hiểu hay không các yếu tố sâu xa đằng sau mỗi sự lựa chọn thiết kế.”
Ảnh: ivazz.com
Simon Dixon, đồng sáng lập của DixonBaxi lưu ý rằng: “Giá trị của thiết kế và sáng tạo vượt xa yếu tố vật chất, thời gian hoặc các sản phẩm thuần tuý. Sức mạnh của thiết kế giúp định hình, nâng cao và bổ sung giá trị kinh doanh – yếu tố thường bị phớt lờ và xem nhẹ. Giá trị của thiết kế tuyệt vời, to lớn và lâu dài hơn rất nhiều, vì vậy đôi khi cần thảo luận để giúp khách hàng hiểu hơn về quy trình thiết kế và ý nghĩa thật sự của sáng tạo.”
Với Simon, nhà thiết kế cho rằng bản thân thiếu sự tập trung vào ngôn ngữ và giọng điệu trong thiết kế. Simon chia sẻ: “Nếu điều này không đúng, giá trị của thiết kế sẽ bị lãng phí hoặc kém hiệu quả. Một vấn đề phổ biến khác là khi khách hàng bị dẫn dắt bởi những yếu tố liên quan đến cảm xúc mà quên mất những gì phù hợp với đối tượng người dùng hướng đến.” Nhà thiết kế tin rằng: “Nếu doanh nghiệp không xem trọng thái độ, hành vi và sự thay đổi về mặt cảm xúc mà chỉ dựa vào các yếu tố nhân khẩu học thì sẽ tạo ra vô số biển hiệu, phong cách thiết kế tương tự nhau.”
Ảnh: visme.co
Vì vậy, làm thế nào để khắc phục điều này, Simon tiếp tục: “Một bức tranh tổng thể mà chúng tôi nỗ lực hỗ trợ là mong muốn khách hàng có thể chấp nhận rủi ro để tạo ra sự thay đổi lớn hơn. Bởi lẽ, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, không hành động là một trong những nguy cơ lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt.”
“Trong từng trường hợp cụ thể, các cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực sẽ giúp ích rất nhiều. Việc thảo luận về lợi ích lâu dài mà một thương hiệu có thể đạt được nếu sở hữu một sản phẩm thiết kế tốt, chẳng hạn như sự công nhận, độ nhận diện hay lòng trung thành của người dùng. Đồng thời, chúng tôi cũng có xu hướng tạo ra không gian an toàn, dân chủ và bình ổn trong các buổi thuyết trình hay hội thảo, nhằm hỗ trợ mọi người thoải mái đón nhận mọi sự thay đổi, nhận thấy lý do và giá trị tại sao bạn lại không ngừng nỗ lực với lĩnh vực này.” Simon bộc bạch.
Ảnh: media.istockphoto.com
Vượt lên trên vấn đề của ý tưởng
Stuart Watson đến từ Nomad Studio cho biết một số khách hàng thật sự không nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của ý tưởng. Stuart nói rõ: “Thiết kế đồ họa, giống như hệ thống đường ống nước, được định giá theo thời gian và vật liệu. Mặc khác, các ý tưởng có giá trị theo cấp số nhân. Thật dễ dàng biết được mất bao lâu thời gian để cho cho ra đời một logo hoặc poster. Nhưng thật khó đối với một ý tưởng, bởi lẽ chẳng ai đoán trước khi nào ý tưởng tốt có thể nảy sinh trong suy nghĩ của chúng ta.”
Ảnh: unblast.com
Nhà thiết kế bổ sung: “Các ý tưởng cho phép chúng tôi chuyển mối quan hệ với khách hàng từ nhà cung cấp sang đối tác. Về bản chất, một nhà cung cấp là một trong số rất nhiều nhà cung cấp, có thể hoán đổi cho nhau và được định giá trên giá trị đồng tiền chứ không phải giá trị gia tăng. Đối tác là một trong số ít người được lựa chọn, về lâu dài giá trị sẽ gia tăng và càng có ý nghĩa theo theo gian. Đối tác phù hợp rất khó để thay thế.”
Stuart Watson tiếp tục giải thích: “Đó là lý do tại sao chúng tôi xây dựng mối quan hệ lâu dài với tất cả khách hàng. Điều này khiến công việc trở nên thuận lơn hơn. Đồng thời, mọi người cũng được đầu tư nhiều hơn, bạn sẽ có điều kiện để phát triển toàn diện và làm những gì tốt nhất cho thương hiệu, giải quyết vấn đề, chỉnh sửa, lặp đi lặp lại hằng ngày.”
Ảnh: cdn.linkumkm.id
Cuối cùng, nhà thiết kế rút ra kết luận: “Vì vậy, nếu bạn mong muốn khách hàng đánh giá cao thiết kế của mình thì phải khiến bản thân trở nên có giá trị với họ. Đừng chỉ đối phó với thời gian và vật chất, thay vào đó hãy xây dựng các mối quan hệ lâu dài và khiến bản thân trở thành người không thể thay thế.”
Nguồn tham khảo: creativeboom.com
Duy Diệu
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |