Cuộc thi Multimedia “CHẤT Hà Nội” là cuộc thi sáng tác nghệ thuật đa phương tiện (bao gồm thiết kế đồ họa, vẽ, nhiếp ảnh, làm phim) thể hiện cảm nhận, góc nhìn về Hà Nội ngày nay. Đối tượng tham gia của cuộc thi là công dân sống tại Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài dự thi của thí sinh từ ngày 25/10 đến 30/11/2014. Hình thức chấm thi là 50{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} đánh giá của Ban giám khảo và 50{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} bình chọn của khán giả thông qua website www.chathanoi.com.
Nhưng “CHẤT Hà Nội” không chỉ có thế
Ban tổ chức quyết đi tìm cho cuộc thi một “đầu ra” thiết thực hơn, mang tinh thần thời đại hơn. Và chúng tôi đã tìm được điều đó trong sự hợp tác với CLB Doanh Nhân Sáng Tạo (VCE Club). Với sự hợp tác này, cuộc thi mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn về xu hướng phát triển của Công nghiệp văn hóa, Công nghiệp sáng tạo trong vòng quay toàn cầu của nền kinh tế thế giới.
Các bạn trẻ sẽ ý thức được rằng, những sáng tạo chủ đề Văn hoá nói chung và Hà Nội nói riêng bằng các công cụ mỹ thuật đa phương tiện của mình trong tương lai sẽ đóng góp không chỉ về mặt nghệ thuật, tinh thần mà còn là nguồn thu nhập cho cá nhân và GDP cho quốc gia.
Công nghiệp văn hóa là gì?
Theo định nghĩa của UNESCO, Công nghiệp Văn hoá (CNVH), là sự kết hợp 3 yếu tố Sáng tạo, Sản xuất và Phân phối các sản phẩm và dịch vụ có đặc thù mang đậm chất văn hoá và thường được bảo vệ bởi Quyền Sở hữu Trí tuệ, đem lại lợi ích kinh tế cho cá nhân và quốc gia.
Theo đó, có một số ngành hội đủ các yếu tố để gọi là ngành CNVH, gồm: Văn học, Hội họa, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Bảo tàng, Lễ hội, Phát thanh Truyền hình, Điện ảnh, Báo chí, Xuất bản, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Điêu khắc, Kiến trúc, Trình diễn nghệ thuật… Đây được cho là những ngành nghề của nền kinh tế sáng tạo và trong tương lai sẽ thu hút nhiều nhân lực, tạo ra nhiều giá trị kinh tế, giúp cân bằng cuộc sống và hướng đến sự phát triển bền vững.
Công nghiệp văn hoá của Thế giới ngày nay đang chịu ảnh hưởng và được điều tiết bởi những công nghệ kỹ thuật số mới và hàng loạt những qui định, luật của quốc gia, vùng, miền, quốc tế về Sở hữu trí tuệ. Những yếu tố này đã làm thay đổi gốc rễ về các mối tương quan, điều tiết dòng chảy của hàng hoá, dịch vụ và nguồn đầu tư về văn hoá giữa các quốc gia.
Thực tế cho thấy, ở nhiều nước, CNVH đã trở thành một trong những ngành then chốt, đóng vai trò lực đẩy trong phát triển kinh tế của đất nước. Ví dụ như các ngành CNVH ở Anh đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} GDP, chiếm 10 – 15{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} thị phần CNVH thế giới. 85{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} thu nhập quốc dân của Hồng Công (Trung Quốc) có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình. Hàn Quốc, điện ảnh phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng tới toàn cầu nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh, âm nhạc,…Tuy nhiên, ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa vẫn còn là một cái gì đó rất mới mẻ và chúng ta chưa có được một sự đầu tư bài bản, đúng hướng.
Công nghiệp văn hóa được khai thác triệt để trên thế giới
Với Hà Nội Thăng Long – Hà Nội đã một ngàn lẻ tuổi. Chất Tràng An vẫn luôn đẹp. Nhưng Hà Nội đẹp không phải chỉ để cho vào bảo tàng và ngắm. Các giá trị văn hóa từ ngàn xưa cho tới ngày nay của Hà Nội cần được khơi gợi, thể hiện, và khai thác để đưa vào các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Một mặt đó sẽ là những đóng góp kinh tế trực tiếp cho doanh nghiệp, xã hội. Mặt khác, đó là cách bảo tồn và quảng bá tốt nhất cho văn hóa Thăng Long.
Và đó là lý do BTC cuộc thi “CHẤT Hà Nội” phối hợp cùng CLB Doanh nhân sang tạo (VCE Club) tổ chức buổi Tọa đàm: Đi tìm “Chất Hà Nội” dưới góc nhìn CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ:
Tọa đàm
Đi tìm “Chất Hà Nội” dưới góc nhìn
CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ
Thời gian: 14h00 ngày 4/12/2014 (Thứ Năm)
Địa điểm: Hội trường lớn, Đại học Văn hoá Hà Nội, 418 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Khách mời tham gia tọa đàm gồm có PGS. TS. Nguyễn Văn Cương – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi “CHẤT Hà Nội”; TS. Đặng Hoài Thu, Trưởng khoa Văn hoá học, ĐH Văn hoá Hà Nội; Ông Đinh Trí Dũng – Hiệu trưởng Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia, Phó ban Tổ chức cuộc thi “CHẤT Hà Nội”; Ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch CLB Doanh Nhân Sáng Tạo (VCE Club), Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Lê Group, Thành viên Ban cố vấn cuộc thi “CHẤT Hà Nội” và Ông Nguyễn Đình Nguyên – Founder & CEO Tò He; Bà Đặng Thị Hương Lan, Quản lý dự án Kinh tế Sáng tạo của Hội đồng Anh; Ông Vũ Minh Đạo – Phó Vụ trưởng, Vụ Văn hóa, Giáo dục – Văn phòng Quốc Hội.
Moderator: Ông Vũ Trung Hiệp, Tổng Thư ký CLB Doanh Nhân Sáng Tạo (VCE Club), Phó Chủ tịch CLB Truyền thông Tiếp thị Việt Nam (VMCC) CEO Công ty CP Truyền thông LinkStar
Đối tượng tham gia bao gồm Sinh viên ĐH Văn hoá Hà Nội và các trường đại học; Giảng viên các trường Mỹ thuật, Văn hoá, thành viên VCE Club; Đại diện các đơn vị bảo trợ, đối tác của cuộc thi “CHẤT Hà Nội”; Đại diện báo chí, truyền thông
Mục đích của buổi Tọa đàm
– Tọa đàm cho thấy, những sáng tạo văn hóa nghệ thuật nói chung và multimedia nói riêng ngày nay cần được đặt trong một sự kết nối với dòng chảy của nền kinh tế toàn cầu hóa mà ở đây là cơ hội tham gia cho những người sáng tạo trẻ trước xu thế phát triển của Công nghiệp văn hóa, Công nghiệp Sáng tạo.
– Tọa đàm mang đến cho sinh viên, các nhà sáng tạo trẻ những chia sẻ và định hướng về cơ hội nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực CNST, CNVH từ các doanh nhân sáng tạo và những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này;
– Tọa đàm đặt ra vấn đề không chỉ với Hà Nội mà còn là cho cả nền văn hóa Việt Nam, rằng, chúng ta cần làm gì để biến những giá trị văn hóa thành những giá trị kinh tế? Và Công nghiệp văn hóa, Công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam sẽ cần những gì, phải làm gì để khai thác được những tiềm năng, lợi thế của mình trong cuộc chơi toàn cầu.
Nội dung chính của chương trình:
– Giới thiệu, nhìn lại cuộc thi “CHẤT Hà Nội”, sơ kết tác phẩm, liên kết đến Công nghiệp Văn hoá (Ông Đinh Trí Dũng)
– Thuyết trình “Đầu tư vào Văn hóa” (Ông Lê Quốc Vinh)
– Thuyết trình “Tò He – Đưa văn hoá vào trong sáng tạo sản phẩm” (Ông Nguyễn Đình Nguyên)
– Tọa đàm: Cơ hội nghề nghiệp, khởi nghiệp cho những người sáng tạo trẻ trong lĩnh vực CNVH (Moderator và các diễn giả)
– Hỏi & Đáp
Những sản phẩm của Tò He được lấy chất liệu từ tranh vẽ của trẻ em