Sau đại dịch Covid, bức tranh thị trường lao động dần được vẽ lại và Mỹ thuật Đa phương tiện (Multimedia Design) trở thành xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn đối với giới trẻ trong những năm gần đây.
Vì sao Multimedia Design trở thành xu thế?
Sự xuất hiện của những ứng dụng tự động hóa, mua sắm trực tuyến và đặc biệt là những bước phát triển đầu tiên của Metaverse, xu hướng việc làm của con người ở kỷ nguyên số đã có nhiều chuyển biến ở thời kỳ hậu đại dịch.
Và khi bức tranh của thị trường lao động cũng đang dần được vẽ lại, Multimedia Design nổi lên như lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu dành cho người trẻ. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực có thể đương đầu mạnh mẽ trước những biến đổi của thời đại. Khi con người dần phụ thuộc nhiều hơn vào ứng dụng công nghệ, mua sắm trực tuyến, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu thưởng thức về cái đẹp và mong muốn gia tăng trải nghiệm trên môi trường online từ phía người dùng. Đây là điều kiện quan trọng giúp lĩnh vực Multimedia Design ngày càng phát triển, thâm nhập sâu hơn vào mọi mặt đời sống.
Khi bàn về vấn đề này, Thạc sĩ Vũ Anh Đức (Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia) từng đưa ra nhận định:
Dưới đây là top 5 ngành nghề thuộc lĩnh vực Multimedia Design nổi bật thời điểm hiện tại và vẫn còn tiềm năng phát triển trong tương lai.
Thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
Thiết kế đồ họa (Graphic Designer) là việc ứng dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng để sáng tạo nên các ấn phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Điều này đòi hỏi Graphic Designer phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật và tính sáng tạo.
Poster phim ảnh, biển quảng cáo, áp phích tuyên truyền là những sản phẩm phổ biến của Thiết kế đồ họa và hiện diện khắp mọi mặt đời sống. Dựa vào tính chất công việc, Graphic Design được phân chia thành nhiều loại hình như: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Logo – Identity), Tiếp thị và thiết kế quảng cáo (Business & Advertising), Thiết kế bao bì và nhãn mác (Packaging & Label), Thiết kế ấn phẩm xuất bản (Book & Magazine), Thiết kế giao diện Web, v.v…
Thiết kế UX/UI (UX/UI Designer)
UI/UX Designer đang trở thành xu hướng ở lĩnh vực Thiết kế kỹ thuật số, góp phần quan trọng giúp thương hiệu thu hút và chinh phục khách hàng. Trong đó, UI (User Interface) là thiết kế giao diện người dùng, tập trung chủ yếu vào các yếu tố như font chữ, hình ảnh, màu sắc, bố cục. UX (User Experience) là thiết kế trải nghiệm người dùng, thường đảm nhận trách nhiệm ở giai đoạn đầu, mang tính tổng quát trong quy trình thiết kế.
Nếu UI Designer là người truyền tải thông điệp của sản phẩm thông qua hình ảnh bắt mắt thì UX Designer là cầu nối, giúp rút ngắn khoảng cách giữa mục tiêu kinh doanh và mong muốn của khách hàng. Do đó, bên cạnh những kiến thức về đồ họa thông thường, UI/UX Designer cần phải sở hữu nền tảng về các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, HTML, CSS để có thể phân tích dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Làm phim – Biên Tập và Dựng Phim (Filmmaker)
Filmmaker là thuật ngữ dùng chung cho những cá nhân chủ chốt tham gia vào quy trình sản xuất, xây dựng một bộ phim. Filmmaker được biết đến chủ yếu bao gồm các nhà sản xuất phim, nhà dựng phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, kỹ sư âm thanh, v.v… Đây là lĩnh vực đặc thù, yêu cầu cao về tính tỉ mỉ, logic cũng như sự quan sát, cảm nhận và hiểu biết đa dạng về thế giới xung quanh.
Thiết kế Game Art (Game Artist)
Game Artist vừa giữ vai trò tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho tác phẩm game, vừa giúp mô hình hóa những đối tượng xuất hiện trong các trò chơi điện tử. Từ nhân vật, xe cộ, trang phục đến cảnh quan, công cụ chiến đấu đều được phát triển bởi các Game Artist. Đây là ngành nghề yêu cầu cao kiến thức về diễn hoạt, thiết kế cũng như tư duy mỹ thuật về Game. Các vị trí làm Art trong Game có thể kể đến như Modeler, VFX Artist, Concept Artist, Character Artist, Lighting Artist, v.v…
Nghệ sĩ 3D (3D Artist)
3D Artist là khái niệm không quá xa lạ với cộng đồng đam mê thiết kế. Nhiệm vụ chính của họ là sử dụng phần mềm đồ họa kỹ thuật số để tạo nên các thiết kế 3D, hoạt ảnh hay hiệu ứng 3D phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: truyền thông – giải trí, kiến trúc, thể thao, giáo dục, y học, v.v… Đây là ngành nghề cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan sáng tạo, nghệ thuật và kỹ năng, kiến thức về các yếu tố kỹ thuật.
Phát triển sự nghiệp Mỹ thuật Đa phương tiện cùng Arena Multimedia
Có thể nhận thấy, điểm chung giữa các ngành nghề lĩnh vực Mỹ thuật Đa phương tiện nằm ở khả năng thích ứng linh hoạt với những thay đổi, khi có thể cân bằng giữa sự phát triển của công nghệ và xu hướng làm việc đổi mới của giới trẻ.
Tại Việt Nam, Mỹ thuật Đa phương tiện đã và đang trở thành một trong những ngành nghề chính quy được đào tạo một cách bài bản. Trong đó, Arena Multimedia – thương hiệu số 1 châu Á về đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện là cái tên nổi bật với cộng đồng đam mê thiết kế, sáng tạo. Sở hữu 25 năm kinh nghiệm, Arena Multimedia là lựa chọn hàng đầu giúp người trẻ tự tin theo đuổi giấc mơ Multimedia Design.
Trở thành Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện cùng Arena Multimedia ngay hôm nay: https://www.arena-multimedia.vn/tuyensinh/
Theo Kênh 14