Tự học Thiết kế đồ họa tại nhà được nhiều bạn đánh giá là một lựa chọn “tiết kiệm”, tuy nhiên khi đi theo con đường này bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn tự học cùng với đó là những yếu tố cần chuẩn bị, những khó khăn phải đương đầu và phương pháp học tập Thiết kế đồ họa đảm bảo hiệu quả nhất.
1. Hướng dẫn nội dung học thiết kế đồ họa tại nhà
Nếu bạn chọn con đường tự học tại nhà, trước hết hãy bắt đầu với 7 nội dung cơ bản sau đây để làm quen với Thiết kế đồ họa:
1.1. Kỹ năng vẽ thủ công
Bạn không cần phải luyện tập để vẽ tay đỉnh cao như các nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chỉ cần luyện tập các kiến thức cơ bản như vẽ phác thảo ý tưởng bằng bút chì trên giấy để dễ dàng ghi chép ý tưởng, nâng cao khả năng tư duy, chỉnh sửa trước khi mô hình hóa thiết kế trên phần mềm chuyên nghiệp.
Xem thêm: Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp? Tips cho người không biết vẽ
1.2. 7 yếu tố cơ bản tạo nên Thiết kế đồ họa
7 yếu tố cơ bản dưới đây sở hữu những đặc tính riêng mà nếu bạn thấu hiểu được chúng, bạn có thể dễ dàng thực hiện những sản phẩm Thiết kế đồ họa đơn giản đầu tiên ngay tại nhà.
Đường (Line): Tùy thuộc vào hình thức, trọng lượng, độ dài và ngữ cảnh của các đường, chúng có thể hỗ trợ tổ chức thông tin, xác định hình dạng, ngụ ý chuyển động và truyền tải cảm xúc. Các đường vô hình trong thiết kế in ấn hoạt động như tấm lưới (grid) điều hướng và xây dựng cấu trúc. Trong khi đó, các đường hữu hình có thể được sử dụng để truyền đạt nhiều thông điệp và tâm trạng tùy thuộc vào các hình thức như:
- Nằm ngang, nằm dọc hay nằm chéo;
- Dạng thẳng, dạng cong hoặc dạng tự do;
- Uốn lượn, ngoằn ngoèo hay gấp khúc;
- Liên tiếp hay đứt đoạn;…
Hình dạng (Shape): Đối với mục đích thiết kế đồ họa, hình dạng được hiểu là một khu vực, hình thức hoặc hình thể nằm bên trong đường viền khép kín. Có hai loại hình dạng mà mọi nhà thiết kế đồ họa nên nắm rõ, đó là:
- Hình khối hình học (dạng 2 chiều hoặc 3 chiều) được tạo ra bởi một tập hợp các điểm nối với nhau bằng đường thẳng hoặc đường cong, có thể kể đến như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác, hình tròn, hình cầu,…
- Hình khối tự nhiên có thể bao gồm các hình dạng tự nhiên như lá, tinh thể, dây leo,… hoặc các hình dạng trừu tượng như đốm màu hoặc ngoằn ngoèo,…
Màu sắc (Color): Đây là công cụ hữu ích để truyền đạt tâm trạng hoặc kích thích phản ứng cảm xúc từ người xem. Designer có thể lựa chọn một màu duy nhất hoặc kết hợp nhiều màu theo cách hài hòa hoặc bất hòa có chủ ý. Một số màu được nhóm thành các danh mục cụ thể:
- Các màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) được định nghĩa là các màu thuần sắc tố và khi trộn chúng với nhau, bạn tạo ra tất cả các màu sắc khác;
- Màu thứ cấp (tím, xanh lá cây và da cam) là kết quả của việc trộn hai màu cơ bản – đỏ + vàng = da cam, xanh lam + đỏ = tím, vàng + xanh lam = xanh lá cây;
- Màu bậc ba (đỏ-cam, vàng-cam, vàng-lục, lam-lục, lam-tím và đỏ-tím) là sáu màu là kết quả của việc trộn một màu cơ bản và một màu thứ cấp ở trên.
Xem thêm: 5 lưu ý về sử dụng màu sắc trong thiết kế đồ họa
Kết cấu (Texture): Kết cấu diễn tả cảm giác của bề mặt như cứng, mịn, thô, mềm, nhão, bóng,… Các designer phải học truyền tải kết cấu một cách trực quan bằng việc sử dụng ảo ảnh để gợi ý đối tượng có thể cảm thấy thế nào nếu người xem có thể chạm vào nó;
Kiểu chữ (Type): Cho dù bạn sử dụng phông chữ mặc định hay tạo kiểu chữ riêng cho, bạn cần đảm bảo lựa chọn kiểu chữ dễ đọc và phù hợp với chủ đề. Kiểu chữ ảnh hưởng đến tâm trạng tổng thể của một thiết kế, vì vậy hãy cân nhắc xem các chữ cái của bạn nên là chữ in hay chữ viết và liệu chúng nên có các góc sắc nét hay bo tròn;
Khoảng cách (Spacing): Khoảng cách là yếu tố tạo nên một không gian cho bản thiết kế, tăng tác động trực quan, cân bằng các yếu tố hình ảnh nặng hơn và nhấn mạnh vào hình ảnh hoặc thông điệp mà người xem nên nhớ. Nếu không có đủ không gian, một thiết kế có thể trở nên quá lộn xộn và khó hiểu;
Hình ảnh (Image). Hình ảnh được sử dụng diễn tả ngữ cảnh giao tiếp một cách sinh động, thêm kịch tính hoặc hành động cần thiết và tạo ra một tâm trạng tổng thể cho tác phẩm. Các bạn có thể sử dụng ảnh chụp hoặc hình ảnh minh họa.
Phía trên chỉ là 7 yếu tố cơ bản, còn rất nhiều yếu tố và kiến thức khác cần tìm hiểu kỹ càng để quá trình thiết kế trở nên dễ dàng hơn. Kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa KHÔNG THỂ BỎ QUA.
1.3. Làm quen với phần mềm thiết kế
Dù tự học Thiết kế đồ họa tại nhà hay đến các trung tâm đào tạo, một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn bắt buộc phải nắm được chính là sử dụng thành thạo các phần mềm. Bạn cần lưu ý là thay vì học nhiều công cụ cùng lúc thì hãy bắt đầu với các phần mềm cơ bản như Adobe Photoshop hoặc Illustrator và luyện tập chuyên sâu phần mềm đó.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ứng dụng thiết kế đồ họa hoạt động trên nhiều nền tảng như máy tính, điện thoại, trang web để bạn luyện tập. Một số trong đó là các ứng dụng miễn phí, tuy nhiên chức năng của chúng sẽ rất giới hạn nếu bạn muốn phát triển lâu dài.
1.4. Luyện tập thực hành
“Practice makes perfect – Có công mài sắc, có ngày nên kim” hãy thực hành càng nhiều càng tốt khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Sau một thời gian luyện tập bạn có thể lựa chọn được phong cách thiết kế và chuyên ngành thiết kế mình muốn hướng đến như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu/ vẽ minh họa/ đồ họa chuyển động/ đồ họa 3D/…
Tham khảo thêm các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tại đây và luyện tập hằng ngày, bạn có thể làm chủ khả năng thiết kế vào một ngày không xa.
1.5. Kiến thức bổ trợ
Từ định hướng phát triển đã lựa chọn phía trên, hãy mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều kiến thức ở lĩnh vực liên quan như:
- Ngoại ngữ: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, trong đó tiếng Anh được đánh giá cao vì hầu hết các câu lệnh trên phần mềm cùng nguồn tài liệu chủ yếu được cung cấp bởi ngôn ngữ này. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn lựa chọn ngôn ngữ yêu thích như Nhật, Trung, Pháp,… và hướng đến thị trường sáng tạo tương ứng;
- Marketing thương hiệu: Mục tiêu hàng đầu của cả người đi học và tự học Thiết kế đồ họa tại nhà chính là giúp các doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing và nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố trực gian, hay tìm hiểu thêm về quá trình marketing, nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng,… sẽ hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình thiết kế sáng tạo;
- Ngôn ngữ lập trình: Nếu bạn hướng đến mục tiêu thiết kế trang web và ứng dụng di động (app), hãy tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript. Điều này sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng với các nhà phát triển phần mềm hoặc chính bạn có thể kiểm soát trang web hay app của riêng mình;
- Thiết kế đồ họa in ấn: Kiến thức này chủ yếu quan trọng với các designer làm việc trong lĩnh vực xuất bản, in ấn. Không chỉ đơn giản là tạo một thiết kế xuất sắc, các designer cần đảm bảo thiết kế đó phải tương thích về bề mặt đối tượng sẽ in, loại màu sẽ sử dụng, số lượng in,…
- Các lĩnh vực liên quan khác: Bạn lựa chọn thiết kế sản phẩm cho doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào – y dược, giáo dục, giải trí, phim ảnh, nghệ thuật,… thì cần đảm bảo truyền đạt tinh thần và thông điệp phù hợp với lĩnh vực đó.
1.6. Sáng tạo portfolio
Không chỉ những designer tự học Thiết kế đồ họa tại nhà, ngay cả những người được học tập bài bản tại môi trường danh giá cùng đều phải xây dựng portfolio chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy bắt đầu thực hiện portfolio cẩn thận ngay từ đầu để vừa là lưu trữ lại quá trình học tập vừa là chứng nhận khả năng cá nhân của bạn.
2. Các kênh hỗ trợ tự học Thiết kế đồ họa tại nhà
Bài viết tổng hợp 3 nguồn cung cấp tài liệu thiết kế đồ họa có sẵn trên nền tảng số để các bạn học thiết kế đồ họa ở nhà có thể chủ động tham khảo:
2.1. Youtube
1 – Yes I’m a Designer: Bắt đầu với một kênh hướng dẫn thiết kế được tạo bởi Martin Perhiniak, một designer sống tại Anh Quốc. Thay vì tường thuật các video của mình, anh ấy cung cấp hướng dẫn chi tiết bằng văn bản ở góc màn hình đi kèm với một kỹ thuật cụ thể mà anh ấy trình diễn song song trên video. Như vậy, dù bạn không thông thạo tiếng Anh vẫn có thể dễ dàng dịch nội dung sang tiếng Việt để học tập.
2 – The Simple Designers: Đúng như tên gọi, “Những nhà thiết kế đơn giản” làm cho mọi thứ đơn giản. Bạn hoàn toàn không nghe thấy giọng nói của con người trong video của kênh mà chỉ nghe những bản nhạc mạnh khi xem họ trình diễn thao tác với Adobe Illustrator. Các hướng dẫn của họ cực kỳ cụ thể, vì vậy, bạn có thể tự học thiết kế đồ họa logo, icon và hình ảnh minh họa tại nhà trên kênh Youtube này.
3 – Make by Mighty: Nếu bạn muốn tự học cách tạo các hiệu ứng thú vị trong phần mềm Thiết kế đồ họa Illustrator và Photoshop, hãy theo dõi Made by Mighty. Các video trên kênh xoay quanh việc áp dụng các hiệu ứng tương lai như hiệu ứng glitch animation và powder blast với văn bản để mang lại cảm giác thú vị, hấp dẫn. Mặc dù không có nhiều video trên kênh nhưng nếu bạn có thể tận dụng những kỹ thuật này thì sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ nổi bật.
4 – Every Tuesday: Teela Cunningham – chủ kênh Youtube Every Tuesday, thực hiện nhiều video về hiệu ứng kiểu chữ và màu nước như hướng dẫn vẽ kiểu chữ sọc trong Photoshop, sử dụng brush trong Photoshop, kỹ thuật đổ bóng trong Illustrator, kết cấu màu nước cho kiểu chữ trong Photoshop,… Đây sẽ là một kênh tự học Thiết kế đồ họa tại nhà tuyệt vời cho những bạn yêu sáng tạo.
5 – AIGAdesign: AIGAdesign có một chút khác biệt so với các gợi ý khác trong danh sách này. Thay vì giới thiệu các video tutorial, AIGAdesign là kênh YouTube chính thức của Hiệp hội Thiết kế Chuyên nghiệp (AIGA). Tại đây, bạn sẽ thấy các cuộc phỏng vấn và thảo luận từ những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thiết kế như Milton Glaser cũng như các cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi những tiếng nói mới nổi trong thế giới thiết kế.
2.2. Blog về thiết kế đồ họa
1 – 99designs: 99designs tổng hợp hàng triệu dự án sáng tạo của cộng đồng freelancer thực hiện cho hàng nghìn doanh nhân thiên tài, chủ doanh nghiệp hiểu biết và những thương hiệu lớn. Bạn sẽ tìm thấy không chỉ những ý tưởng sáng tạo, sản phẩm xuất sắc mà cả những bài phân tích chuyên sâu trên 99designs.
2 – Adobe’s Blog: Bạn sẽ dùng phần mềm của nhà phát hành này thì chắc chắn không thể bỏ qua trang blog của họ trong quá trình tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Adobe’s Blog hợp nhất các nội dung trong blog để kể một câu chuyện gắn kết, duy nhất – từ tiếp thị đến sáng tạo đến phân phối và hơn thế nữa, và từ những ý tưởng tiến bộ cho đến các bài viết hướng dẫn thực hành.
3 – Creative Market’s Blog: Truy cập Creative Market để khám phá hơn 4 triệu tài nguyên sáng tạo chất lượng cao được tạo ra bởi các nghệ sĩ từ hơn 190 quốc gia trên thế giới. Những mẫu template hoàn hảo ghép nối với những hình ảnh nổi bật và phủ lên trên đó kiểu chữ ấn tượng, bạn sẽ tìm thấy mọi đồ họa mong muốn trên Creative Market.
4 – Wix Creative: Là một nền tảng hàng đầu phát triển lưu trữ đám mây, Wix Creative được truy cập bởi hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng thiết kế trang web chuyên nghiệp, đẹp mắt để quảng cáo thương hiệu, giới thiệu khả năng nghệ thuật cá nhân hay thiết lập cả một cửa hàng trực tuyến trên Wix Creative.
5 – It’s Nice That: Được thành lập vào năm 2007, It’s Nice That đã phát triển trên nhiều nền tảng. Bạn không chỉ được khơi nguồn cảm hứng trong quá trình tự học với những sản phẩm đồ họa trên trang web mà có còn khám phá sâu ngành công nghiệp sáng tạo với loạt bài chia sẻ hàng tháng trên It’s Nice That
2.3. Nguồn cảm hứng từ những designer nổi tiếng
Bên cạnh những tài nguyên trên, bạn cũng có thể tìm nguồn cảm hứng tự học Thiết kế đồ họa thông qua những tài khoản mạng xã hội của các designer nổi tiếng:
Instagram cùng tài khoản của 5 designer hàng đầu:
- Mira Malhotra: Giám đốc Sáng tạo và nhà sáng lập Studio Kohl, Mira Malhotra rất đáng để được theo dõi vì các thiết kế và hình ảnh minh họa mang đậm bản sắc quê hương cô – đất nước Ấn Độ với các vấn đề liên quan đến chính trị quốc gia và quốc tế;
- Angelica McKinley: Giám đốc sáng tạo của Google Doodles – hình ảnh minh hoạt mà chúng ta thấy hàng ngày trên thanh tìm kiếm, Angelica McKinley cập Instagram của mình với những tác phẩm đáng kinh ngạc cùng với những bức ảnh chụp nhanh về cuộc sống hàng ngày của cô ấy;
- Morag Myerscough: Một designer không cần giới thiệu tên, Instagram của Giám đốc sáng tạo Studio Myerscough là cái nhìn sâu sắc về tâm trí, công việc và những suy nghĩ thực tiễn của cô ấy, kết hợp những dự án thiết kế đồ họa không gian đầy màu sắc khiến bất cứ ai xem đều phải ghen tị;
- Chikako Oguma: Chikako Oguma là Giám đốc Nghệ thuật và Designer người Nhật Bản, các tác phẩm của cô trên Instagram thu hút hàng triệu người theo dõi bởi gu thẩm mỹ tối giản đầy tinh tế. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu với những thiết kế như thế này;
- Kraitip Sivakriskul: Nếu bạn theo đuổi chữ viết tay thì Kraitip Sivakrisku sẽ là thần tượng của bạn. Cô sinh viên tốt nghiệp trường Shillington New York này đã sử dụng Instagram của mình như một tạp chí nghệ thuật lấp đầy bởi vẻ đẹp của hàng ngàn kiểu chữ sáng tạo.
Behance cùng tài khoản của 5 designer hàng đầu:
- Saxon Campbell đã tạo dựng được danh tiếng cá nhân trong quá trình thực hiện bộ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh thời trang và bán lẻ lớn như P& Co, Frockhub và The Monster Cycle;
- Spencer Harrison còn được gọi là Spenceroni, là một graphic artists chuyên về thiết kế và minh họa hoa văn sống động, tràn đầy năng lượng. Những tác phẩm của anh lấy cảm hứng từ sự mơ mộng, du lịch và ám ảnh về màu sắc;
- Shanti Sparrow là một graphic designers chuyên lĩnh vực quảng cáo tại studio Bug Communication. Cô ấy đặc biệt thích xây dựng thương hiệu và kiểu chữ, đồng thời làm việc phần lớn với các tổ chức phi lợi nhuận.
- Stanley Chow là một nghệ sĩ và họa sĩ minh họa, tác giả của những kiệt tác mang tính biểu tượng được ca ngợi trên toàn thế giới. Phần lớn tác phẩm của Stanley Chow là vẽ chân dung của những người nổi tiếng từ thế giới âm nhạc, truyền hình, điện ảnh và thể thao;
- Ryan Atkinson, một giám đốc thiết kế hiện đang làm việc tại Dubai, chú trọng mạnh mẽ vào sáng tạo kiểu chữ và hình học, hình khối đơn giản để tạo ra những bộ nhận diện thương hiệu độc đáo.
5 trang Pinterest bạn nhất định phải ngó qua khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà:
- Mr Cup & Walter còn gọi được biết đến với cái tên Fabien Barral, là một designer với 56.3 nghìn người theo dõi;
- Co.Design là Tạp chí New York nơi “kinh doanh và thiết kế va chạm” với lượng người theo dõi là 78 nghìn;
- We and The Color là một blog thiết kế nghệ thuật tươi sáng và sôi động có 145,2 nghìn người theo dõi;
- Creative Boom là “cú nổ sáng tạo” nghệ thuật và thiết kế hàng đầu từ Anh Quốc được theo dõi bởi 46,9 nghìn người;
- Design Quixotic tổng hợp các thiết kế sống động đầy màu sắc được theo dõi bởi 1.9 triệu người.
3. Cần chuẩn bị những gì khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà?
Tự học Thiết kế đồ họa là quá trình không hề dễ dàng, vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ 6 tiêu chí sau đây:
- Động lực đam mê: Bạn phải đảm bảo mình có một động lực đủ lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách hàng ngày, đặc biệt là những lúc nản lòng vì chỉ học một mình;
- Kỹ năng quản lý cá nhân tốt: Hãy xây dựng các mục tiêu theo kỳ ngắn, trung và dài hạn rồi lên kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn để đảm bảo bạn quản lý tốt thời gian cùng như thực hiện nhưng mong muốn cá nhân;
- Khả năng tư duy phản biện: Với nguồn thông tin rất nhiều và sẵn có trên nền tảng số, bạn cần có tư duy sắc bén để nhận diện và lựa chọn nội dung phù hợp với cá nhân và mục tiêu hướng đến;
- Công cụ thiết bị phù hợp: Đầu tư máy tính xách tay hây máy tính bàn là lựa chọn của bạn, tuy nhiên cần đảm bảo cấu hình máy cao với thông số kỹ thuật dành cho công việc thiết kế đồ họa;
- Cam kết thời gian lâu dài: Học tập Thiết kế đồ họa cần đầu tư thời gian lâu dài, đặc biệt đối với phương pháp tự học tại nhà, bạn nên sắp xếp cuộc sống tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và quá trình học tập;
- Nguồn tài chính ổn định: Phương pháp tự học phù hợp nhất với những ai đã có công việc hoặc nguồn tài chính ổn định để đầu tư công cụ, mua tài liệu chính thống, thực hành và sửa chữa những lỗi sai.
Xem thêm: Học Thiết kế đồ họa cần chuẩn bị những gì? Bật mí cho người mới bắt đầu
3. Tự học Thiết kế đồ họa tại nhà có đơn giản như bạn tưởng?
Tự học là một tinh thần rất tốt, xứng đáng được đề cao, ngay cả những designer theo học tại môi trường đào tạo bài bản cũng vẫn cần kết hợp kiến thức trên lớp với thời gian tự học để tìm ra phong cách, nội dung kiến thức phù hợp với bản thân.
Tuy nhiên, việc tự tìm hiểu và học tập Thiết kế đồ họa một mình tại nhà cũng gặp rất nhiều khó khăn mà bạn nên cân nhắc:
- Bị chi phối bởi yếu tố chủ quan: Sống bằng cảm xúc nhiều hơn lý trí chính là chính là con dao 2 lưỡi của những người theo đuổi con đường sáng tạo. Vào những ngày cảm xúc của bạn tiêu cực, nếu không có tập thể hay một người dẫn dắt, bạn rất dễ đánh mất đi động lực học tập của mình;
- Tiếp nhận nguồn thông sai lệch: Có thể thấy nguồn thông tin trên mạng thường không chính dẫn nguồn chính thống nhưng nội dung lại cực kỳ thu hút sự chú ý. Nếu như không được hướng dẫn cụ thể việc thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy nghệ thuật của bạn;
- Kiến thức không được hệ thống bài bản: Tự học Thiết kế đồ họa tại nhà đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bắt đầu từ nguyên lý cơ bản mà chỉ rút kinh nghiệm sau những sai lầm, kết quả là bạn chỉ có thể giải quyết 1 vấn đề khác tương tự mà không định hình tư duy để khắc phục những khuyết điểm khác;
- Lặp lại những thao tác sai: Không có những chuyên gia hướng dẫn hay bạn đồng hành trao đổi và góp ý, bạn nhanh chóng mắc sai lầm mà bản thân không nhận thức được. Lâu dần, bạn sẽ không thấy sự tiến bộ và có lẽ sẽ phải từ bỏ đam mê;
- Networking hạn chế: Trừ trường hợp bạn là thiên tài sáng tạo xuất chúng từ khi còn bé, còn không bạn vẫn cần kết nối với những chuyên gia trong ngành. Tuy nhiên, họ cũng đầu tư nhiều thời gian và tài chính để học tập nên không dễ chia sẻ nhiều với một người mới. Hạn chế các mối quan hệ cũng chính là hạn chế cơ hội việc làm.
Liệu có phương pháp nào khắc phục các khó khăn trên một cách nhanh chóng? Hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây để có sự lựa chọn sáng suốt.
4. Học thiết kế đồ họa thế nào mới thật hiệu quả?
Đó chính là kết hợp khả năng tự học với việc tham gia đào tạo tại một môi trường đào tạo Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Arena Multimedia. Với mục tiêu đào tạo những chuyên gia thực hành có khả năng tư duy sáng tạo và làm việc hiệu quả, nhà trường đã nghiên cứu và phát triển khóa học Chuyên gia Thiết kế đồ họa, quảng cáo kéo dài 15 tháng dài cho mọi đối tượng chỉ cần có đam mê với graphic design bao gồm:
- Học sinh, sinh viên muốn theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa và Mỹ thuật đa phương tiện và Công nghệ thông tin;
- Nhân viên Thiết kế các công ty, văn phòng muốn chuẩn hóa hoặc nâng cao kỹ năng Thiết kế;
- Nhà quản lý và chuyên gia muốn nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức mới về ngành.
Họ đã tìm hiểu và lựa chọn tham gia học tập tại Arena Multimedia vì những giá trị tuyệt vời mà nơi đây mang lại:
1 – Chương trình đào tạo cập nhật, toàn diện, tiên tiến 2 – Đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp 3 – Bằng cấp Quốc tế 4 – Phương pháp đào tạo tiên tiến 5 – Cơ sở vật chất hiện đại | 6 – Đội ngũ giảng viên hàng đầu 7 – Hỗ trợ việc làm toàn diện 8 – Chính sách khuyến học đa dạng 9 – Chăm sóc học viên tận tình 10 – Hoạt động ngoại khóa sôi động, bổ ích |
Xem thêm: Review học tại Arena Multimedia: Liệu bạn có nên học tại đây?
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn nên biết trước khi quyết định tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Nếu còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm về thông tin khóa học, bạn hãy liên hệ Arena Multimedia để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
Thông tin liên hệ:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Hồ Văn Huê
43R/12 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
* ARENA Lê Tuấn Mậu
136 Lê Tuấn Mậu, Quận 6
Tel: 1800 2046
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542