Hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng rơi lệ khi xem bộ phim hoạt hình nổi tiếng Coco (Hãng phim sản xuất Disney) hay phấn khích với đồ họa chân thực trong tựa game CS:GO. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở trải nghiệm thưởng thức thông thường, bạn đặc biệt muốn trực tiếp tạo nên những bộ phim hay game của riêng mình. Chào mừng bạn đến với ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình – nơi mọi ý tưởng sáng tạo đều được hiện hình sống động. Bài viết sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về lĩnh vực này để bạn có hình dung rõ hơn về ngành nghề mình sẽ theo đuổi.
1. Những điều bạn cần biết về ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình
1.1. Thiết kế đồ họa hoạt hình là gì?
Thiết kế đồ họa hoạt hình là quá trình diễn hoạt hình ảnh với các hiệu ứng đặc biệt trên các hình thức truyền thông khác nhau, bao gồm trò chơi điện tử, phim hoạt hình và thậm chí cả các bài đăng trên mạng xã hội.
Khởi đầu với những thao tác thủ công trên giấy, ngày nay công nghệ Thiết kế đồ họa hoạt hình được thực hiện trên các công cụ phần mềm hỗ trợ tiên tiến. Đồ họa hoạt hình cho phép các designer thể hiện nhiều ý tưởng hơn hẳn so với những ảnh chụp thông thường, đặc biệt các video hoạt hình được doanh nghiệp lựa chọn để thu hút khán giả và tăng độ nhận diện thương hiệu.
1.2. Phân loại ngành Thiết kế đồ họa phim hoạt hình
Có nhiều thể loại Thiết kế đồ họa hoạt hình khác nhau nhưng hầu hết chúng có thể được tổng hợp thành 5 hình thức chính sau đây:
1 – Hoạt hình truyền thống (Traditional Animation)
Hoạt ảnh truyền thống yêu cầu các designer thực hiện vẽ thủ công từng khung hình, sau đó kết nối các khung hình lại để tạo ra một cảnh hoàn chỉnh. Điều này thường được thực hiện trên một chiếc bàn sáng chuyên dụng cho phép các nghệ sĩ nhìn thấy bản vẽ trước đó qua lớp giấy trên cùng. Các công ty nổi tiếng như Disney được biết đến với việc sử dụng hình thức thiết kế đồ họa hoạt hình này. Hoạt hình truyền thống vẫn được thực hiện ngày nay trên máy tính/ máy tính bảng với các phần mềm chuyên dụng.
2 – Hoạt hình 2D (2D Animation)
Hoạt ảnh 2D liên quan đến Thiết kế đồ họa hoạt hình trên mặt phẳng 2D với nguyên lý phát triển đồ họa vectơ. Phong cách hoạt hình này ngày càng phổ biến vì công nghệ hiện đại cho phép các designer rất dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều.
Các designer có thể tùy chọn chỉnh sửa từng khung hình, đồng thời, hoạt ảnh dựa trên vector cho phép nghệ sĩ tùy chọn tạo giàn cho các nhân vật và di chuyển các bộ phận cơ thể đơn lẻ tại một thời điểm thay vì liên tục vẽ lại các nhân vật. Nó mang lại sự linh hoạt hơn cho người mới bắt đầu làm phim hoạt hình vì họ không phải phụ thuộc quá nhiều vào kỹ năng vẽ thủ công như hoạt hình truyền thống.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về lĩnh vực Thiết kế đồ họa 2D trong bài viết Học Thiết kế đồ họa 2D | Thông tin từ A – Z cho người mới.
3 – Hoạt hình 3D (3D Animation)
Hoạt hình 3D hay còn được gọi là hoạt hình máy tính đang là hình thức hoạt hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Quy trình của Thiết kế đồ họa phim hoạt hình 3D rất khác với phong cách truyền thống nhưng cả hai đều đòi hỏi người nghệ sĩ phải áp dụng các nguyên tắc chuyển động và bố cục giống nhau trong hoạt hình.
Hoạt hình 3D không liên quan nhiều đến việc vẽ mà còn liên quan nhiều hơn đến việc di chuyển một nhân vật trong chương trình. Các nhà làm phim hoạt hình 3D phải dựa nhiều vào kiến thức vật lý để tạo ra các hình ảnh động chân thực nhất. Trình tạo hoạt ảnh tạo khung hình chính hoặc các chuyển động cụ thể và để máy tính điền vào phần còn lại.
Xem thêm: 1001 điều bạn cần biết khi theo đuổi Ngành thiết kế đồ họa 3D
4 – Đồ họa chuyển động (Motion Graphics)
Không giống như các loại hoạt hình đã đề cập trước đây, ngành Thiết kế đồ họa chuyển động không được điều khiển bởi các nhân vật hoặc cốt truyện. Loại hình nghệ thuật này tập trung vào khả năng di chuyển các yếu tố đồ họa, hình dạng và văn bản. Quy trình này thường được sử dụng cho những thứ như quảng cáo truyền hình, video giải thích và biểu trưng hoạt hình.
Bộ kỹ năng cần thiết cho các loại hoạt ảnh khác không áp dụng cho đồ họa chuyển động vì không cần phải bắt chước chuyển động cơ thể hoặc nét mặt của một nhân vật cụ thể nào.Vì vậy, các video quảng cáo – truyền thông chủ yếu dựa vào đồ họa chuyển động, điều này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho các designer.
5 – Hoạt hình tĩnh vật (Stop Motion)
Hoạt hình tĩnh vật rất giống với hoạt ảnh truyền thống vì nó kết hợp một loạt các hình ảnh tĩnh hơi khác nhau để hiển thị chuyển động. Sự khác biệt lớn nhất là chuyển động dừng sử dụng nhiếp ảnh và chụp các đối tượng thực. Với tính năng dừng chuyển động, các nghệ sĩ chụp ảnh một đối tượng hoặc cảnh và di chuyển nhẹ các đối tượng trước khi chụp một bức ảnh khác. Nghệ sĩ lặp lại quá trình này cho đến khi hoàn thành cảnh và sử dụng mỗi bức ảnh làm khung trong hoạt ảnh. Bạn có thể tưởng tượng sản phẩm của ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình tĩnh vật tương tự như một cuốn sách lật có ảnh.
2. Ứng dụng của ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình
Sản phẩm Thiết kế đồ họa hoạt hình được nhiều người biết đến nhất là game và phim truyện, tuy nhiên trên thực thế ứng dụng của loại hình nghệ thuật này xuất hiện đa dạng hơn rất nhiều.
2.1. Video hoạt hình quảng cáo, truyền thông
Sử dụng video hoạt hình cho các chiến dịch marketing thương hiệu là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân. Hoạt ảnh giúp doanh nghiệp dễ dàng thể hiện quan điểm độc đáo và thông điệp nổi bật. Giống như cách mà thương hiệu sữa Vinamilk đã lưu lại trong tâm trí khách hàng với video hoạt hình quảng cáo những chú bò sữa đáng yêu.
Xem thêm: Mọi thứ về Thiết kế đồ họa quảng cáo – Marketing Graphic Design
2.2. Đồ họa logo chuyển động
Các doanh nghiệp hàng đầu trên mọi lĩnh vực từ sản xuất siêu xe – Ferrari, thương mại điện tử – Amazon, đến đồ uống có ga – CocaCola và cả Cơ quan hàng không & Vũ trụ Hoa Kỳ NASA,… đều lựa chọn logo chuyển động để đại diện cho thương hiệu. Không còn giới hạn với đồ họa tĩnh, sự phát triển của nền tảng hiển thị đã tạo điều kiện cho sự lên ngôi của đồ họa logo chuyển động.
2.3. Đồ họa thông tin chuyển động (Infographic)
Infographic là bản trình bày trực quan các dữ liệu và thông tin dưới dạng video. Các designer sẽ áp dụng các kỹ năng Thiết kế đồ họa hoạt hình để kết hợp các hoạt ảnh khác nhau nhằm tạo ra một video thông tin với mục đích giải thích dữ liệu theo cách hấp dẫn hơn và phổ cập kiến thức về một chủ đề cụ thể.
2.4. Game
Thiết kế đồ họa Game là một lĩnh vực không ít các Designer lựa chọn sau khi trang bị đủ kiến thức về Thiết kế đồ họa hoạt hình. Các designer cần thiết kế rất nhiều yếu tố đồ họa hoạt hình trong game từ không gian, đồ vật, nhân vật, và cả những chuyển động trong game. Thị trường game ngày càng phát triển với những tựa game mô phỏng giống với đời thực cùng với sự nâng cấp trải nghiệm người dùng như AR & VR.
2.5. Phim hoạt hình 2D & 3D
Chúng ta đều phải công nhận phim hoạt hình là chương trình tuyệt vời nhất mà chúng ta được xem khi còn nhỏ. Sau này khi xã hội phát triển, nó không chỉ là niềm vui giải trí của những đứa trẻ mà còn là sự thỏa mãn của người lớn. Phim hoạt hình được cho là công cụ hiệu quả và toàn diện nhất của truyền thông thị giác.
3. Phần mềm Thiết kế đồ họa phim hoạt hình
Sự phát triển của công nghệ cho ra đời nhiều phần mềm công cụ thiết kế sáng tạo hỗ trợ tối đa cho các designer, bài viết tổng hợp 8 phần mềm phổ biến nhất được sử dụng trong ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình:
- Maya là một trong những ứng dụng phần mềm thiết kế hoạt hình 3D hàng đầu được hỗ trợ với bộ công cụ đặc biệt mô phỏng, mô hình hóa và kết xuất đồ họa. Các designer có thể sử dụng phần mềm để tạo hoạt ảnh, đồ họa chuyển động, không gian 3D, nhân vật 3D, cũng như thực tế ảo AR & VR.
- Photoshop được biết đến chủ yếu để chỉnh sửa hình ảnh, nhưng với bộ công cụ vẽ hình hiệu quả, phần mềm này được đánh giá là một công cụ mạnh mẽ để tạo hoạt ảnh. Sử dụng chế độ Timeline, các designer có thể thực hiện thiết kế hình thức Hoạt hình truyền thông đã được nhắc đến ở trên, khung hình – nối – khung hình.
- Adobe Animate là một công cụ tạo hoạt ảnh xuất sắc với nguyên lý phát triển đồ họa vectơ tương tác. Với phần mềm này, các nghệ sĩ có thể sáng tạo không giới hạn những trò chơi, trình duyệt web, ứng dụng di động, infographic và cả phim hoạt hình. Các sản phẩm này có thể được chia sẻ dễ dàng trên nhiều nền tảng cũng như thiết bị di động, máy tính hoặc TV.
- Moho là một công cụ hoạt hình hoàn hảo dành riêng cho các nghệ sĩ và chuyên gia thiết kế đồ họa hoạt hình sử dụng để sáng tạo các bộ phim bom tấn như Song of the Sea và The Breadwinner (hai đề cử cho giải thưởng danh giá OSCAR).
- Autodesk motionbuilder là một chương trình tạo hoạt hình tuyệt vời cho phép các nghệ sĩ tạo hình nhân vật 3D. Không gian với độ phản hồi và tương tác cao cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và sau đó đồ lại các chi tiết phức tạp của nhân vật. Kết quả làm việc của phần mềm này làm hài lòng mọi đạo diễn và nhà làm phim.
- Blender nổi tiếng là một phần mềm thiết kế hoạt hình 3D với mã nguồn mở miễn phí. Miễn phí nhưng Blender hỗ trợ mọi tác vụ mà các designer cần từ mô hình hóa, hoạt ảnh, kết xuất, mô phỏng, đến theo dõi chuyển động, tổng hợp, chỉnh sửa video hoặc tạo trò chơi.
- GoAnimate cho phép các designer linh hoạt tùy chỉnh các nhân vật hoạt hình với nhiều màu sắc khác nhau, hỗ trợ thể hiện hiệu quả sự đa dạng chủng tộc của các nhân vật. Phần mềm cung cấp các tùy chọn để trượt tỷ lệ cùng một không gian linh hoạt để tạo hoạt ảnh cho các đối tượng.
- After Effects, đúng như tên gọi “đằng sau hiệu ứng”, là một công cụ cực kỳ phù hợp để tạo các hiệu ứng như mưa rơi, lửa cháy,… xuất hiện trong phần intro, tiêu đề phim, cũng như các hiệu ứng chuyển động cho nhân vật hoặc logo,…
Xem thêm: Hướng dẫn học thiết kế đồ họa bằng Photoshop từ đầu chi tiết
4. Nhu cầu nhân lực ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình
Thị trường hoạt hình tại Việt Nam hiện nay sở hữu 20 đơn vị sản xuất phim hoạt hình, một vài trong số đó là: Hãng phim hoạt hình Việt Nam, DeeDee Animation Studio (thuộc Công ty Cổ Phần Truyền thông Sáng Ý (BRIDEA. JSC.), hãng phim hoạt hình Vintata (thuộc tập đoàn Vingroup),…
Các hãng phim hoạt hình Việt Nam liên tục tuyển dụng những designer với trình độ cao để có thể tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo cho thị trường hoạt hình nước nhà. Cùng với đó, các designer với khả năng ấn tượng hoàn toàn có thể hợp tác làm việc với những doanh nghiệp quốc tế, chinh phục mức thu nhập triệu đô.
Để hoàn thiện một sản phẩm thiết kế đồ họa hoạt hình cần sự triển khai của nhiều vị trí thiết kế khác nhau tạo nên một dòng chảy làm việc trơn tru, có thể kể đến các công việc như:
- Chuyên gia dựng hình 2D & 3D (2D & 3D Modeller);
- Chuyên gia điêu khắc và làm vật liệu game 2D & 3D (2D & 3D sculpture and texture);
- Chuyên gia tạo mô hình nhân vật 2D & 3D (2D & 3D Model Artist);
- Hoạ sĩ bố cục (Layout Artist);
- Chuyên gia diễn xuất nhân vật (Animator);…
Bên cạnh đó, 5 năm trở lại đây cũng ghi nhận sự bùng nổ của hình thức video quảng cáo hoạt hình, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận ra tiềm năng thu hút truyền thông của loại hình sáng tạo này và áp dụng đồ họa hoạt hình trong các chiến dịch Marketing và nhận diện thương hiệu. Điều này tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho các designer có tay nghề và kỹ năng cao.
Theo trang Salary Explorer mức lương trung bình của một nhà thiết kế đồ họa phim hoạt hình tại Việt Nam năm 2023 rơi vào khoảng 12.800.000VND/tháng. Trong đó mức cao nhất mà nhà thiết kế có thể kiếm được là 6.910.000VND/tháng và cao nhất lên đến 19.300.000VND/tháng. Đây quả là một mức lương vô cùng hấp dẫn cho những bạn trẻ đam mê sáng tạo.
5. Học Thiết kế đồ họa hoạt hình thi khối nào?
Hiện nay chưa có một khối ngành cụ thể nào cho các sinh viên mong muốn theo học Thiết kế đồ họa. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những tiêu chí tuyển sinh riêng, nhưng phổ biến nhất là phương pháp xét tuyển dựa trên điểm thi đại học kết hợp với một số môn năng khiếu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết Hỏi – Đáp chi tiết: Học thiết kế đồ hoạ thi môn gì?.
6. Học Thiết kế đồ họa hoạt hình ở đâu?
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 mô hình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa phim hoạt hình, các bạn có thể cân nhắc thông tin dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân:
- Trung tâm đào tạo ngắn hạn: Với đặc điểm về chi phí học tập thấp (2 – 10 triệu) và thời gian đào tạo ngắn (1 – 3 tháng), tại đây, người học sẽ được làm quen với các công cụ và thực hành thiết kế cơ bản. Tuy nhiên, những khía cạnh về tính tư duy về thẩm mỹ không được cung cấp để học viên phát triển sâu với ngành.
- Trường Đại học: Như đã nhắc đến ở trên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là cơ sở đào tạo chính quy duy nhất phát triển chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật phim hoạt hình.
- Arena Multimedia – thương hiệu đào tạo Thương hiệu số 1 Châu Á với khóa học Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện kéo dài 30 tháng. Khóa học cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp phim hoạt hình hiện đại với các môn như: Xây dựng mô hình 3D, làm vật liệu cho games, ánh sáng & rendering, gắn xương, diễn hoạt nhân vật. Học viên tốt nghiệp Arena Multimedia không chỉ am hiểu về lý thuyết thiết kế mà còn thành thạo kỹ năng tạo hình và thiết lập hình ảnh, đón nhận cơ hội việc làm và sẵn sàng đảm nhiệm nhiều vị trí thiết kế quan trọng như: Họa sĩ dựng hình 3D, họa sĩ vật liệu, họa sĩ ánh sáng…
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Thiết kế đồ họa hoạt hình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Arena Multimedia để được hỗ trợ:
Thông tin liên hệ:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Hồ Văn Huê
43R/12 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
* ARENA Lê Tuấn Mậu
136 Lê Tuấn Mậu, Quận 6
Tel: 1800 2046
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542