Vậy là bạn đã lựa chọn theo đuổi graphic design? Bạn đang lo lắng Học thiết kế đồ họa cần những gì? Theo kinh nghiệm đến từ Arena, để vững bước trên con đường theo đuổi nghề Thiết kế đồ họa bạn cần chuẩn bị động lực cá nhân, bộ kỹ năng bổ trợ, kiến thức cần thiết, thiết bị công nghệ và thái độ làm việc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vì sao những yếu tố trên là cần thiết khi theo học Graphic Design trong bài viết dưới đây.
1. Xác định bản thân bạn đã phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa
1.1. Có động lực
Con đường theo đuổi nghề sáng tạo luôn đầy chông gai, vì vậy trước khi bắt đầu học Thiết kế đồ họa bạn cận xác định cho mình một nguồn động lực rõ ràng.
Bạn nên suy nghĩ và viết xuống lý do bạn bắt đầu graphic design, rồi sau đó liên tục nhắc nhở bản thân về những lý do này:
- Bạn muốn được lắng nghe, được chú ý và được nhắc đến thông qua những nội dung số?
- Bạn hứng thú với công nghệ, mày mò những phần mềm mới hàng ngày và muốn tạo ra sản phẩm từ chúng?
- Bạn chán ngán với công việc hành chính từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày?
- Bạn kinh doanh một mặt hàng và muốn tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên website của bạn?
Danh sách lý do có thể kéo dài vô tận, nhưng mục tiêu thì sẽ luôn giống nhau:
Động lực học Thiết kế đồ họa của bạn phải đủ mạnh để khiến bạn tập trung vào mục tiêu, đó là trở nên thành thạo thiết kế đồ họa. |
1.2. Có “tố chất”
“Vẽ đẹp” tưởng chừng là một tố chất quan trọng nhất trong Thiết kế đồ họa, nhưng thực tế lại không phải vậy. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng ngoài vẽ tay, để học Thiết kế đồ họa bạn còn cần có được những tố chất sau đây:
1 – Yêu thích hình ảnh và màu sắc
2 – Thích “mày mò” công nghệ hiện đại
3 – Luôn không ngừng học hỏi
Xem thêm: Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp? TIPs cho người không biết vẽ
2. Mài dũa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Khi tham gia “cuộc chơi” Thiết kế đồ họa, bạn sẽ cần vun đắp cho mình cả những VŨ KHÍ CỨNG và MỀM trong quá trình học. Đó là:
2.1. Kỹ năng cứng
Các Kỹ năng cứng mà bạn cần trang bị cho mình khi theo học Thiết kế đồ họa bao gồm:
Kiến thức chuyên môn: Nền tảng thiết kế về Nguyên tắc thiết kế, nguyên lý thị giác, ý tưởng thiết kế, cách sử dụng màu sắc và chất liệu… sẽ giúp bạn nâng tầm gu thẩm mỹ và biết cách triển khai ý tưởng thiết kế của mình.
Rèn luyện thực hành với công cụ thiết kế: Tất cả các sản phẩm Thiết kế đồ họa của bạn đều sẽ thực thi trên các môi trường phần mềm này. Do vậy, bạn sẽ đi nhanh hơn trong lĩnh vực này khi thành thạo AI, PS hay ID,…
2.2. Kỹ năng mềm
Không phải tự nhiên mà kỹ năng mềm lại quan trọng trong hầu hết các ngành nghề. Trong thiết kế đồ họa, một số điểm dưới đây sẽ cho bạn hiểu những cần thiết của kỹ năng mềm:
Hãy lắng nghe: Mở rộng suy nghĩ đa chiều với thiết kế khác nhau sẽ giúp bạn làm đa dạng các ý tưởng của mình, tạo nên thiết kế hoàn hảo hơn.
Giao tiếp: Trao đổi sản phẩm của mình với bạn học có thể giúp ích cho bạn không ngờ. Bạn có thể dễ dàng trình bày, mô tả hay giải thích cho mọi người nhanh chóng nắm bắt được ý tưởng của mình.
Làm việc nhóm: Bạn cần hiểu rằng đôi khi những sản phẩm của thiết kế đồ họa là kết quả của cả một tập thể. Vì thế, rèn luyện teamwork trong quá trình học sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn. Nếu có những bài tập nhóm, công việc sẽ được phân chia theo định hướng nhất quán, đem tới sự làm việc hiệu quả.
Kỹ năng phác thảo: Hình thành kỹ năng phác thảo sớm sẽ giúp bạn chộp được những ý tưởng bất chợt nảy ra trong thiết kế. Bên cạnh đó, nếu không phác thảo, bạn sẽ khó định hình được toàn bộ thiết kế, có thể dẫn tới một sản phẩm “đầu voi, đuôi chuột”.
Xem thêm: Trở thành nhà thiết kế đồ họa có cần bằng cấp hay không?
3. Môn học cần thiết cho Thiết kế đồ họa
Môn học căn bản, nằm lòng, gối đầu giường của người bắt đầu dấn thân vào con đường học Thiết kế đồ họa, không đâu khác: NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC.
Với môn học này, bạn cần nắm chắc được những kiến thức về:
- Line: đường nét
- Color: ánh sáng/màu sắc
- Shape: mảng khối
- Space: không gian
- Texture: chất liệu
- Typography: thiết kế chữ
- Size / scale: kích thước
- Dominance and Emphasis: điểm nhấn
- Balance: cân bằng
- Harmony: nhịp điệu
Sản phẩm của bạn là đẹp hay xấu, làm khách hàng hài lòng hay không được quyết định phần lớn bởi các yếu tố này.
Ngoài ra, bạn cần tới các môn học bổ trợ và nâng cao khác như: Mỹ học cơ bản; Minh họa kỹ thuật số; Nghệ thuật chữ; Thiết kế dàn trang sách, báo; Thiết kế in ấn và quảng cáo… Tham khảo thêm về các môn học trong khóa học Thiết kế đồ họa.
4. Đầu tư hợp lý chuẩn bị công cụ hỗ trợ học thiết kế tối đa
Đầu tư công cụ hỗ trợ học tập là điều cần thiết đối với 1 nhà Thiết kế đồ họa, vì đặc thù công việc này cần luyện tập và thực hành nhiều trên các thiết bị “cao cấp” hơn so với các công việc khác. Cụ thể học thiết kế đồ họa cần có các công cụ là:
4.1. Laptop cấu hình tốt
Học thiết kế đồ họa đồng nghĩa với việc bạn cần tới sử dụng công cụ phần mềm chuyên cho thiết kế. Chúng thường đòi hỏi máy tính với bộ xử lý tốt hơn mức thông thường:
- Dung lượng để lưu trữ dữ liệu phải từ 500GB trở lên
- Vi xử lý: HQ mạnh, U tiết kiệm năng lượng & hiệu năng yếu hơn
- Ổ cứng cao cấp như Intel core i7
Đương nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng về tài chính để đầu tư những thiết bị này. Nhưng đừng vội nản lòng, hãy cân nhắc những cơ sở đào tạo sẵn sàng hỗ trợ thiết bị công nghệ để học viên thực hành, ví dụ như trường Arena Multimedia chẳng hạn.
4.2. Phần mềm hỗ trợ chuyên nghiệp
Các phần mềm chuyên nghiệp mà người học Thiết kế đồ hoạ bắt buộc cần phải thành thạo đó là:
- Adobe Photoshop CC: Là công cụ đồ họa mạnh nhất của Adobe, cho phép bạn chỉnh sửa ảnh tùy thích và tạo nên nhiều sắc thái khác nhau với kho tàng các hiệu ứng, style, brush… bạn có thể đơn giản bắt đầu với phục chế “thần thánh” các tấm hình cũ.
- Adobe Illustrator CC (Ai): Điểm mạnh của công cụ này là bạn được sáng tạo theo ý mình với hình ảnh mở rộng, thay đổi kích cỡ to nhỏ bất kỳ mà vẫn duy trì được độ phân giải và rõ nét. Vì thế, Ai là lựa chọn hàng đầu để thực hiện thiết kế các logo, biểu tượng…
- Adobe Indesign CC: Phần mềm hoàn hảo để thiết kế các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, tờ rơi, catalogue… Do đó, bạn có thể kết hợp với công cụ “anh em” Illustrator (Ai) để tạo nên bố cục và dàn trang hoàn hảo.
- Adobe Lightroom CC: Thử nghiệm với Lightroom bạn sẽ nhận ra rằng phần mềm này có công cụ quản lý thông tin thông minh với cách sắp xếp phân loại theo từng bộ sưu tập, đồng thời có khả năng xử lý ảnh hàng loạt, lưu giữ file gốc chất lượng của ảnh.
6. Tu dưỡng, tích lũy kiến thức mới mỗi ngày
Dù hình thức học tập của bạn là tự học hay tại trường đào tạo, tích lũy nguồn tài nguyên, kiến thức về thiết kế đồ họa không bao giờ là thừa.
Bạn có thể “bấm chuông” hay theo dõi một số trang web thiết kế thú vị như:
Hoặc ngó ngàng Youtube Designer cho người mới vào ngành Thiết kế đồ họa tại:
2 – Những cuốn sách cần phải đọc để trở thành nhà thiết kế đồ họa:
Dưới đây là những cuốn sách “khá chuyên sâu” cho người học thiết kế đồ họa bạn có thể tham khảo thêm:
Work Hard & Be Nice to People (Nhà xuất bản: Pop Press | Tác giả: Anthony Burrill | Ngày xuất bản: tháng 8 năm 2020)
How to do great work without being an asshole (Nhà xuất bản: Laurence King Publishing | Tác giả: Paul Woods | Ngày xuất bản: 2019)
Graphic Design: A History (Tái bản lần thứ 3 | Nhà xuất bản: Laurence King Publishing | Tác giả: Stephen K Eskilson | Ngày xuất bản: 2019)
Học tập kiến thức mới là điều rất khó khăn nếu thiếu đi sự định hướng rõ ràng và bài bản. Tham khảo chương trình đào tạo của Arena Multimedia – Hệ thống đào tạo Graphic Designer lớn nhất Việt Nam. |
Học thiết kế đồ họa cần những gì là băn khoăn của không ít bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa của “ngành sáng tạo” này. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho con đường theo đuổi ngành Graphic Design và vững bước trở thành một nhà Thiết kế tài năng.