Bạn quan tâm đến lĩnh vực Thiết kế đồ họa nhưng đang băn khoăn thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp? Câu trả lời chính là Có, vẽ đẹp là một ưu thế giúp bạn tiếp cận lĩnh vực Thiết kế đồ họa nhanh hơn. Tuy nhiên đây không phải nhân tố bắt buộc vì nỗ lực cá nhân mới quyết định thành công của một Graphic Designer!
1. Thiết kế đồ họa là gì? Tại sao nhiều người nghĩ Thiết kế đồ họa cần vẽ đẹp?
1.1. Hiểu đúng về Thiết kế đồ họa
Thiết kế Đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố như: typography (kiểu chữ), màu sắc, hình ảnh, bố cục,… để truyền tải thông điệp qua con đường thị giác, thường sẽ bắt đầu bằng việc phác thảo ý tưởng cơ bản, sau đó được phát triển thông qua các ứng dụng trên máy tính như Adobe Illustrator hoặc Adobe Photoshop.
Từ đó, những sản phẩm kỹ thuật số hoặc hữu hình được tạo ra phục vụ trong các lĩnh vực Truyền thông, Quảng Cáo, Giải trí và Nghệ thuật. Công việc của một nhà thiết kế đồ họa sẽ liên quan đến việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các tổ chức hay một cá nhân.
Một số sản phẩm của thiết kế đồ họa như: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu; Ấn phẩm quảng cáo và Marketing; Thiết kế giao diện người dùng; Thiết kế poster phim ảnh; Thiết kế ấn phẩm xuất bản; Thiết kế bao bì; Đồ họa chuyển động; Thiết kế họa tiết trang phục; Vẽ minh họa; Thiết kế phối cảnh.
1.2. Học thiết kế đồ họa có cần biết vẽ không?
Những giá trị tuyệt vời mà ngành Thiết kế đồ họa mang lại đó là sự sáng tạo và đổi mới không ngừng trong phương thức hoàn thiện sản phẩm. Dựa trên sản phẩm và mục đích thiết kế, bạn sẽ hiểu được kỹ năng vẽ tay có ảnh hưởng như thế nào công việc Thiết kế đồ họa:
- Thiết kế đồ họa 2D, chỉnh sửa hình ảnh, sản phẩm quảng cáo, thiết kế website, bộ nhận diện thương hiệu,… Nhờ những tiến bộ công nghệ vượt bậc, với công cụ phần mềm thiết kế (như PS, AI, LR), chỉ cần nắm vững nguyên lý thiết kế, óc thẩm mỹ, thậm chí không cần vẽ đẹp, người thiết kế hoàn toàn có khả năng tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
- Thiết kế đồ họa 3D – nghệ thuật kỹ thuật số bao gồm vẽ minh họa, vẽ concept nhân vật, xây dựng nhân vật games,… Tính chất công việc này cần người thiết kế có khả năng cảm nhận các chất liệu, phân tích hướng sáng, độ bóng. Vì thế, vẽ tay là kỹ năng rất cần thiết để người học hiểu và khắc họa nhân vật có hồn.
Như vậy, kỹ năng vẽ tay là một ưu thế hỗ trợ nhà thiết kế phát triển lâu bền trên con đường Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có các lựa chọn cho định hướng phát triển của mình. Thiết kế 2D sẽ không yêu cầu cao cho khả năng vẽ thủ công. Nhưng với mảng đồ họa 3D, dù vẽ chưa tốt, bạn cần hiểu rằng vẽ hoàn toàn là một kỹ năng có thể rèn luyện theo thời gian.
Vẽ thủ công thực chất là một kỹ năng mà nhà thiết kế có thể rèn luyện trong môi trường đào tạo phù hợp. Bạn chỉ cần có đam mê, mảnh đất thiết kế đồ họa luôn tràn đầy tiềm năng để các bạn khai thác. Lắng nghe thêm chia sẻ về trải nghiệm thực tế của những nhà chuyên môn trong nghề để có được góc nhìn toàn diện về vấn đề này. |
Anh Nguyễn Công Vương hiện đang là COO & Co-Founder Công Ty Gzone Media Việt Nam, một trong những cựu học viên tiêu biểu tại Arena Multimedia có chia sẻ:
“Trước khi theo học ngành Mỹ thuật Đa phương tiện anh cũng đặt ra câu hỏi vào Arena mình có vẽ được không, vào Arena trí tưởng tượng của mình có bay cao không, liệu mình học ngành này có phù hợp hay không. Anh từng học ngành Công nghệ Thông tin và nhận ra bản thân rất kém về mảng đồ họa, photoshop, thiết kế web, thì lúc đó anh tìm ra được câu trả lời từ Arena qua kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.
Trong quá trình học, anh được giảng dạy về màu sắc, về vẽ concept, vẽ tay, nó tích góp kỹ năng trong anh ngày một nhiều, rồi dần anh cảm thấy nó không quá khó. Nên để biết ngành học này có phù hợp hay không, bạn hãy thử xem? Có những cái bạn phải thích, đam mê trước đã, còn việc mình học như thế nào nó là một ẩn số mà trong giá trị tiềm ẩn con người bạn chưa tìm ra được”.
Trên hành trình chinh phục ước mơ, năng khiếu chỉ nên được coi là một bước đệm, còn mức độ trách nhiệm và nỗ lực cá nhân mới là phần quyết định. Quan trọng là bạn yêu thích đồ họa, thấy nghề này có tương lai cho mình, thấy công việc này có sở thích phù hợp với tính cách của mình thì bạn đã là người phù hợp. Năng khiếu vẽ chỉ có thể giúp bạn đi nhanh hơn, nhưng nó không phải là tất cả những gì bạn có hay để bạn ỷ lại vào nó mà ngừng cố gắng, trau dồi và tập luyện. |
2. Người không vẽ đẹp nên làm gì để học Thiết kế đồ họa hiệu quả?
Có thể chắc chắn rằng tùy từng chuyên ngành và sản phẩm ứng dụng, Thiết kế đồ họa sẽ yêu cầu nhà thiết kế các mức độ khả năng vẽ tay khác nhau. Tuy nhiên, để nâng cao kỹ năng hội họa, bạn có thể tham gia những lớp học mỹ thuật cơ bản, hay đơn giản là tập vẽ và tự trau dồi mỗi ngày.
“Năng khiếu” là bước đệm tốt nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tin vì Thiết kế đồ họa cần nhiều hơn là tố chất “năng khiếu”. Arena Multimedia gợi ý cho bạn 4 yếu tố khác nên được rèn luyện bên cạnh khả năng vẽ đẹp như sau:
1 – Tư duy thẩm mỹ sáng tạo: Bản chất của thiết kế chính là tạo nên những điều mới mẻ. Vì vậy, tư duy nghệ thuật sẽ như kim chỉ nam dẫn lối để nhà thiết kế hình thành vô số ý tưởng. Là người yêu cái đẹp, có óc thẩm mỹ, bạn có thể hiện thực hóa tác phẩm của mình bằng các công cụ phần mềm.
2 – Kiến thức mỹ thuật cơ bản: Đây là phần kiến thức nền tảng, có thể học hỏi và tích lũy. Thực hành càng nhiều những bài tập về phối hợp màu sắc, cân đối bố cục, hài hòa tổng thể… khiến bạn dần dần nâng cấp khả năng vẽ tay của mình một cách tự nhiên.
3 – Kiến thức bên lề: Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội – đây mới thực là chất liệu để bạn tạo nên những sáng tạo đột phá nhưng vẫn gần gũi với hiện thực cuộc sống. Cập nhật những xu hướng thiết kế thường xuyên cũng sẽ là một lợi thế không nhỏ nếu bạn biết tận dụng.
4 – Thích “mày mò” công nghệ hiện đại: Công nghệ, trong xã hội ngày nay, có thể được tiếp cận dễ dàng bởi mọi đối tượng, ngay cả những người đứng tuổi cũng tương tác với công nghệ hằng ngày. Vậy đối với những người trẻ nhiệt huyết và năng động như bạn, chắc chắn việc tìm hiểu và làm chủ công nghệ là không quá khó khăn.
3. 3 yếu tố “Phải có” khi theo học Thiết kế đồ họa?
Nếu vẽ đẹp là vấn đề có thể linh hoạt lựa chọn hay rèn luyện được thì điều gì mới những yếu tố “phải có” để theo đuổi Thiết kế đồ họa?
Qua 17 năm trong ngành, Arena Multimedia cho rằng 3 yếu tố sau đây nắm vai trò then chốt tạo nên những thế hệ “anh tài” thiết kế đồ họa:
- Đam mê nghệ thuật: Đúng vậy, cũng như mọi lĩnh vực khác, đam mê quyết định sự bền vững trong sự nghiệp của mỗi người. Nó cháy bỏng hơn cả sở thích đơn thuần ở chỗ: Các bạn quyết tâm theo đuổi thiết kế đồ họa mặc cho những thiếu sót ban đầu về kỹ năng, không ngại khó khăn trau dồi và rèn luyện để đạt được mục tiêu mong muốn.
- Tư duy cầu tiến: Thiết kế đồ họa là sáng tạo nên những nội dung chưa từng tồn tại, đồng thời, cũng sáng tạo trong chính bản thân lĩnh vực đó. Việc đào sâu kiến thức lịch sử mỹ thuật lâu đời kết hợp cùng việc cập nhật những xu hướng sáng tạo đương thời sẽ giúp nhà thiết kế không chỉ đáp ứng và còn khơi mở nhu cầu cao cấp của người thưởng thức. Điều đó xuất phát từ một tư duy cầu tiến, không bằng lòng với bản thân mà luôn hướng đến sự tiến hóa.
- Kiên nhẫn thực hành: Mọi ý tưởng dưới sự dẫn dắt của lý thuyết căn bản cần hàng ngàn giờ thực hiện, chỉnh sửa, cải thiện để có thể trở thành một kiệt tác hoàn chỉnh xuất sắc. Quá trình đó đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì với tác phẩm của nhà thiết kế. Có thể nói nhà thiết kế phải làm bạn với thất bại hàng nghìn lần trước khi tận hưởng thành quả ngọt ngào.
4. Q&A: Giải đáp những băn khoăn khác về Thiết kế đồ họa
Bên cạnh thắc mắc về Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không những nhà thiết kế tương lai còn có những băn khoăn gì, Arena Multimedia sẵn sàng lắng nghe và giải đáp giúp các bạn.
4.1. Thiết kế đồ họa thi khối nào?
Đối với quy trình tuyển sinh đại học, tại Việt Nam mỗi trường đại học lại có những tiêu chí riêng.
Tổ hợp môn thi xét tuyển của Trường ĐH không yêu cầu môn Mỹ thuật
C04 | Toán, Văn, Địa lý | D15 | Văn, Anh, Địa lý |
D01 | Toán, Văn, Anh | D10 | Toán, Anh, Địa lý |
Tổ hợp môn thi xét tuyển Trường ĐH yêu cầu môn Mỹ thuật
H00 | Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 | D15 | Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật |
H02 | Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu | H03 | Toán, KHTN, Vẽ năng khiếu |
H04 | Toán, Anh, Vẽ năng khiếu | H05 | Văn, KHXH, Vẽ năng khiếu |
H06 | Văn, Anh, Vẽ mỹ thuật | H07 | Toán, Hình họa, Trang trí |
V00 | Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật | V01 | Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật |
V02 | Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật |
Thông tin chi tiết về trường đại học cùng tổ hợp môn thi xét tuyển có thể được tìm thấy tại Hỏi – Đáp chi tiết: Học thiết kế đồ họa thi môn gì?
4.2. Có nên tự học Thiết kế đồ họa ở nhà không?
Trước hết, không thể phủ nhận rằng tự học là một kỹ năng rất quan trọng và cần rèn luyện trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để học chuyên sâu trong ngành Thiết kế đồ họa thì tự học lại có nhiều hạn chế, tốn thời gian và công sức.
Có 4 điểm hạn chế thường thấy của khi tự học Thiết kế đồ họa:
- Gặp khúc mắc không có người giải đáp chính xác
- Học lan man không đúng trọng tâm
- Học và thực hiện lặp lại những thao tác sai mà không hay biết
- Lãng phí thời gian
Có thể ví dụ đơn giản như: Xem và thực hành theo 1 video học Photoshop cũng có thể khiến bạn tốn nhiều giờ đồng hồ tua đi tua lại. Khi gặp chỗ không hiểu, không tìm được giải thích chính xác, bạn dễ nản. Khi đi tìm thêm câu trả lời, bạn thấy một cái gì đó hấp dẫn, ví dụ như một thiết kế ngoài lề khác, đi lang thang trên các diễn đàn, và quên khuấy mất mục tiêu ban đầu. Cùng với đó, những thao tác sai khi tự học về lâu dài sẽ hình thành thói quen và chính bạn cũng khó thay đổi.
Vì thế, lựa chọn một môi trường học tập ổn định là cách để bạn có thể nâng cấp bản thân mình một cách toàn diện và nhanh chóng nhất. Hệ thống kiến thức bài bản, mạng lưới bạn học tại trường cùng những đánh giá nhận xét chiều sâu chuyên môn từ thầy cô sẽ thúc đẩy và hỗ trợ bạn rất nhiều.
4.3. Học Thiết kế đồ họa ở đâu tốt?
Tại Việt Nam, các bạn có thể cân nhắc ba môi trường sau đây nếu muốn theo học Thiết kế đồ họa:
- Học ngắn hạn ở trung tâm: Ưu điểm nổi bật tại các trung tâm này chính là học phí thấp và thời gian theo học ngắn (từ 6 đến 12 tháng). Tuy nhiên, bởi thời lượng chương trình rút gọn, học viên phải chấp nhận rằng: Kiến thức nhận được không bao gồm tư duy cốt lõi của thiết kế. Khóa học này phù hợp với những bạn cần học thiết kế nhanh, bổ trợ cho công việc, không đòi hỏi tư duy mỹ thuật.
- Học tại trường đại học: Nếu bạn là học sinh Trung học phổ thông và chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học thì có thể tận dụng luôn điểm số của mình để ứng tuyển vào trường đại học. Tại đây, các bộ môn lý thuyết Thiết kế trang bị cho người học một cách bài bản. Tuy nhiên, sự cập nhật giáo trình còn hạn chế và sinh viên phải chủ động đầu tư công cụ để thực hành.
- Học tại trường quốc tế Arena Multimedia: Chương trình đào tạo Arena Multimedia gồm có: 75% thực hành – 25% lý thuyết. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, toàn bộ trường học Arena hỗ trợ 100% máy tính cho học viên thực hành. Bên cạnh đó, trường có những khung giờ học linh hoạt phù hợp với cả người đã đi làm, người lớn tuổi hay bạn trẻ yêu thích thiết kế.
Xem thêm: [Thảo luận] Con gái có nên học thiết kế đồ họa không?
Như vậy, học Thiết kế đồ họa là một con đường nhiều thử thách và khả năng vẽ tay hay vẽ đẹp là một yếu tố giúp bạn giảm bớt gánh nặng khi theo đuổi ngành này. Tuy nhiên với sự nỗ lực và rèn luyện không ngừng, ngay cả những bạn không biết vẽ cũng có thể đi theo sự nghiệp sáng tạo và mang đến những giá trị tuyệt vời cho ngành Graphic Design. Vì vậy đừng ngần ngại mà hãy học tập và rèn luyện những kỹ năng cần thiết ngay hôm nay bạn nhé!